“Việc chơi với điện thoại di động đã chiếm rất nhiều thời gian của mọi người, mà lẽ nên được sử dụng để giao tiếp với đối tác, thực hiện các nhiệm vụ gia đình hoặc giáo dục con cái.
Nhưng việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động đã khiến nhiều cặp vợ chồng xảy ra xung đột”, ông Kang Lanying - một chuyên gia hòa giải xung đột hôn nhân cấp cao ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc - nói với Yangtze Daily (Dương Tử Nhật Báo).
![]() |
Hình ảnh minh họa |
Theo tờ SCMP, chỉ riêng ở Vũ Hán đã có hơn 10.000 chuyên gia hòa giải về các vấn đề mâu thuẫn gia đình. Cao Hongling - một chuyên gia hòa giải cấp cao khác, làm việc tại Vũ Hán - cho biết, 30% các vụ xung đột hôn nhân mà cô đã tham gia giải quyết có liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều.
“Nghiện điện thoại di động đã dẫn đến việc vợ và chồng không liên lạc được với nhau. Người dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, thì sẽ không chia sẻ công việc nhà và không quan tâm đến người kia. Tất cả những vấn đề này cuối cùng dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng và ly hôn”, cô Cao nói.
Cô Cao cho rằng, có thể xem nghiện điện thoại di động như một dạng bạo lực gia đình, mà cô gọi là “bạo lực lạnh”, khi một người dành toàn bộ thời gian cho điện thoại di động, và bỏ bê bạn đời cũng như các nhiệm vụ gia đình.
Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc đã tăng từ 2 trường hợp trên 1.000 người năm 2010 lên 3,4 trường hợp trên 1.000 người vào năm 2019, sau đó giảm xuống 3,1 trường hợp trên 1.000 người vào năm 2020. Tỷ lệ ly hôn tăng cao đã khiến các nhà chức trách của nước này áp dụng “thời gian làm lành” 30 ngày cho các vụ ly hôn, vốn gây tranh cãi vào năm ngoái.
Theo SCMP