Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam làm gì để bảo đảm an ninh lương thực và lợi ích của người nông dân

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn 6263/VPCP-KTTH ngày 21/9/2022 về việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Công văn nêu rõ, ngày 15/9/2022, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với mặt hàng gạo tấm (có hiệu lực từ sau ngày 15/9/2022).

Đồng thời, Ấn Độ cũng áp thuế xuất khẩu 20% đối với các mặt hàng gạo trắng và gạo lứt (chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ).

Nguyên nhân chính là do Chính phủ Ấn Độ đang ngày càng lo ngại về nguồn cung suy giảm và lạm phát giá lương thực…

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính nghiên cứu thông tin nêu trên để theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi, bám sát tình hình để thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền và quy định pháp luật, bảo đảm an ninh lương thực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân; kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền của các bộ.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam làm gì để bảo đảm an ninh lương thực và lợi ích của người nông dân
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong bản tin thị trường Ấn Độ mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dẫn thông tin trên Reuter, cho biết xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm 25% trong năm 2022 do các hạn chế của chính phủ buộc người mua phải chuyển sang các nhà cung cấp nước ngoài với giá rẻ hơn.

Trong 5 tháng đầu năm tài chính 2022-2023, xuất khẩu gạo đã tăng lên 9,36 triệu tấn từ 8,36 triệu tấn trong cùng kỳ năm trước. Các lô hàng gạo đạt kỷ lục 21,2 triệu tấn trong năm tài chính 2021-2022, nhiều hơn tổng các lô hàng của bốn nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn từ các nước xuất khẩu khác trên thế giới, bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Hoa Kỳ.

Mức thuế tăng khiến xuất khẩu sẽ giảm ít nhất 5 triệu tấn, và dự kiến xuất khẩu gạo trong năm 2022 đạt khoảng 16,2 triệu tấn. Do quyết định của chính phủ Ấn Độ, một số nhà xuất khẩu có thể chuyển sang mua gạo đồ hiện chưa bị áp thuế xuất khẩu.

Trước đó, ngày 8/9/2022, Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ ban hành thông báo số 31/2015-2020, quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm (broken - rice), mã HS 1006.40.00, có hiệu lực kể từ ngày 9/9/2022.

Một số lô hàng tiếp tục được xuất khẩu đến ngày 15/9 nếu đáp ứng được một trong các điều kiện: Hàng bắt đầu được xếp lên tàu trước khi có thông báo này; Hóa đơn vận chuyển đã xuất và tàu đã cập bến, neo đậu tại cảng của Ấn Độ và số thứ tự xếp hàng của tàu đã được phân bổ; Lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi có thông báo và đã được Hải quan đăng ký trên hệ thống.

Bên cạnh đó, ngày 8/9/2022, Bộ Tài chính Ấn Độ cũng ban hành thông báo số 49/2022-Customs về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc gạo như: thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo Basmati (HS 10063090). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 09/9/2022.

Một số nhà xuất khẩu cho rằng, quyết định của Chính phủ là quá bất ngờ, gây khó khăn cho các hợp đồng đã ký. Người mua không thể trả thêm 20% giá lô hàng và người bán cũng không thể bỏ ra 20% tiền thuế xuất khẩu. Ông V.K Rao, Chủ tịch hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết “Biện pháp của Chính phủ sẽ thúc đẩy giá gạo toàn cầu. Giá gạo trắng xuất khẩu có thể vượt 400 USD một tấn từ mức 350 USD hiện nay trên cơ sở giao hàng tự do”. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ yêu cầu chính phủ miễn thuế đối với khoảng 2 triệu tấn gạo đã được ký hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa được vận chuyển.

Biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự báo tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu lên cao. Đồng thời việc cấm xuất khẩu gạo tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức săn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt tại các thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này Trung Quốc (nhập 1,1 triệu tấn năm 2021) và Việt Nam (nhập 433 nghìn tấn năm 2021).

Trong năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm: Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Diana Unicharm vinh danh trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023”

Diana Unicharm vinh danh trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023”

Diana Unicharm – thành viên của Tập đoàn Unicharm Nhật Bản – trở thành doanh nghiệp lớn duy nhất chuyên về băng vệ sinh, tã tẻ em, tã người lớn được vinh danh trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 do Anphabe tổ chức.
"24 giờ bên con" vì thế hệ trẻ Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần

"24 giờ bên con" vì thế hệ trẻ Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần

Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông "24 giờ bên con" với mong muốn truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ "hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn" vì thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần.
Tiếp tục hỗ trợ các chuỗi mô hình sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang và Lai Châu

Tiếp tục hỗ trợ các chuỗi mô hình sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang và Lai Châu

“Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” là dự án được Bộ Các vấn đề toàn cầu và Chính phủ Canada tài trợ thông qua Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống kinh tế cho cộng đồng phụ nữ nông thôn nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Các tin khác

Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước: Siết chặt giao dịch đáng ngờ

Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước: Siết chặt giao dịch đáng ngờ

Theo Quyết định 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về quy định mức giao dịch có giá trị lớn, bắt đầu từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Chiều 1/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh COP28

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh COP28

Sáng 01/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động trong chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), kết hợp các hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) theo lời mời của Chính phủ UAE.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới – Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới – Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển

Hôm nay (1/12), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 khai mạc tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.100 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. Đại hội sẽ tập trung thảo luận về 3 khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 01/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón chính thức và tiến hành hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary thăm chính thức Việt Nam.
Kon Tum: Đại tướng Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kon Tum: Đại tướng Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thư I năm 2023 diễn ra vào tối ngày 29/11 vô cùng thành công và tốt đẹp. Trước đó, sáng 29/11, Đoàn công tác do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về công tác tổ chức, chuẩn bị cho ngày hội.
Phó Thủ tướng: Mở ra triết lý phát triển riêng cho Bắc Kạn với tiềm năng, lợi thế khác biệt

Phó Thủ tướng: Mở ra triết lý phát triển riêng cho Bắc Kạn với tiềm năng, lợi thế khác biệt

Dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 30/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, phát triển Bắc Kạn nói riêng và toàn vùng trung du-miền núi phía bắc, rút ngắn khoảng cách với các địa phương miền xuôi là nhiệm vụ của không chỉ riêng địa phương, mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan và mỗi cá nhân.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu, Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu, Nhật Bản

Tiếp tục các hoạt động tại tại tỉnh Fukuoka, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 30/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu và có buổi trò chuyện với các du học sinh Việt Nam tiêu biểu của trường.
Thủ tướng: Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác phát triển các khu công nghệ cao

Thủ tướng: Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác phát triển các khu công nghệ cao

Sáng 30/11 theo giờ địa phương, trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir.
Bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 10

Bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 10

Sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua 02 Nghị quyết và họp phiên bế mạc.
Luật Đất đai (sửa đổi) có thể xem xét tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội vào đầu tháng 1/2024

Luật Đất đai (sửa đổi) có thể xem xét tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội vào đầu tháng 1/2024

Theo Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Luật đất đai (sửa đổi) có thể sẽ được xem xét tại kỳ họp bất thường của Quốc hội vào đầu tháng 1/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Ankara, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Ankara, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Tối ngày 28/11 theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 29/11 giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay Quốc tế Esenboga ở Thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11 – 30/11 theo lời mời của Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Chủ tịch Ủy ban Giám định Tư pháp Belarus

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Chủ tịch Ủy ban Giám định Tư pháp Belarus

Chiều 28/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp Ngài Volkov Alexei Aleksandrovich, Chủ tịch Ủy ban Giám định Tư pháp nhà nước Cộng hòa Belarus.
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

Sáng 28/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil Luciana Santos đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Xem thêm
Bộ Công an mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên toàn quốc dịp Tết Nguyên đán

Bộ Công an mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên toàn quốc dịp Tết Nguyên đán

Để tiếp tục giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), ổn định xã hội, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các sự kiện lớn của đất nước, tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ năm 2024 ngay từ đầu năm, Bộ Công an mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT trên phạm vi toàn quốc.
Hà Nội: Thông báo Lịch nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024

Hà Nội: Thông báo Lịch nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1125/TB-UBND ngày 27/11, thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.
Kon Tum: Khai mạc đêm "Đại ngàn Tây Nguyên – Tinh hoa hội tụ"

Kon Tum: Khai mạc đêm "Đại ngàn Tây Nguyên – Tinh hoa hội tụ"

Tối ngày 29/11, Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần I năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum và 4 tỉnh Tây Nguyên tổ chức tại tỉnh Kon Tum – Vùng đất giàu lịch sử, văn hóa và mến khách.
Phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội): Cựu chiến binh khốn khổ vì sổ đỏ bị

Phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội): Cựu chiến binh khốn khổ vì sổ đỏ bị ''quên'' lối đi chung

Phản ánh đến Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Phạm Đình Thắng, nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, TP Hà Nội), trú tại Tổ 15 phường Ngọc Lâm bức xúc về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho gia đình ông có một số nội dung sai sót.
Bài II: Xác định điểm tắc nghẽn của cuộc tranh chấp khu đất

Bài II: Xác định điểm tắc nghẽn của cuộc tranh chấp khu đất

Năm 2005 UBND thị trấn Đoan Hùng tự ý thu hồi khu đất chúng tôi đã đề cập trong các bài trước của gia đình bà Hà Thị Nghĩa, ngang nhiên san nền, chia lô, bán cho các hộ khác không có quyết định thu hồi, không đền bù. Bà Nghĩa đã kịch liệt phản đối.
Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bất cứ một con người, một sự vật, sự việc, đều có lịch sử hình thành và phát triển. Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ, về cội nguồn của con người, sự vật, sự việc, đặc biệt là những sự vật, sự việc liên quan đến con người. Khu đất tại Gò Mán thị trấn Đoan Hùng cũng vậy, muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành phải đi từ lịch sử.
Bình Định: Kiến nghị thanh tra lại toàn diện hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà

Bình Định: Kiến nghị thanh tra lại toàn diện hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà

Lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định vừa có Quyết định xử phạt Công ty Minh Quân về hành vi khai thác đất ngoài toạ độ cấp phép. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng tình với kết quả kiểm tra của xã Bình Nghi và họ kiến nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khẩn thiết thành lập đoàn Thanh kiểm tra lại toàn bộ hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà.
Thanh tra đột xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam

Thanh tra đột xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam

Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm ngày càng tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học; cần xây dựng lý luận về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.
Australia - Mùa Xuân đến

Australia - Mùa Xuân đến

Nhiều người thích trải nghiệm đất nước Australia nhộn nhịp và đầy nắng vàng vào mùa Hè nhưng tôi lại chọn đến đây vào Mùa Xuân
Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

doanh nhân Phạm Thanh Hải Chủ tịch HĐQT IDT bị Công an Hà Nội bắt gian ngày 19/10/2015 đến nay đã gần 8 năm với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

Trong các vụ án kinh tế, vụ Tiến sỹ vật lý Phạm Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty IDT - thu hút sự chú ý của hơn Tòa án