Thời gian qua, tình trạng khai thác, vận chuyển cát sỏi trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, điều này không chỉ làm thất thoát tài nguyên, thất thu thuế của Nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đê kè, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản, tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Việc tạm dừng khai thác nước ngầm đối với các tổ chức, cá nhân tại địa bàn xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) có hiệu lực từ ngày 11/5 cho đến khi có thông báo mới.
Mặc dù, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh (Công ty Công Thanh) đã từng bị xử phạt 80 triệu đồng vì khai thác đất trái phép tại Dự án Nhiệt điện Công Thanh thuộc xã Hải Yến, TX. Nghi Sơn (Thanh Hóa). Thế nhưng, Công ty này vẫn tiếp tục tái diễn vi phạm tại Dự án trên, điều này không những khiến tài nguyên khoáng sản bị thất thoát, mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc sử dụng vật liệu nổ không đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác của mỏ đá đã làm 2 người bị thương và khiến hàng chục nhà dân hư hỏng.
Nhiều người dân tại xã Thăng Hưng phản ánh tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực rừng cấm giáp ranh thôn 1 và 5 xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông diễn ra suốt 10 ngày qua; cao điểm là dịp nghĩ lễ 30/4 và 1/5.
8 mỏ cát được tỉnh Quảng Ngãi đưa vào đấu giá lần này chưa được thăm dò trữ lượng với tổng diện tích hơn 53ha.
Tình trạng khai thác đá chẻ trái phép đang diễn ra rầm rộ trên địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Dù đã có nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, thế nhưng tình trạng này vẫn cứ tồn tại. Câu hỏi đặt ra liệu có phải chính quyền nơi đây đang gặp vấn đề trong công tác quản lý?
Sau nhiều kỳ đăng tải về nạn khoáng sản tặc ở xã Minh Quang và huyện Ba Vì, Tầm Nhìn điện tử đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của bạn đọc. Những tưởng sau khi báo chí vào cuộc đăng tải, chính quyền xã Minh Quang và huyện Ba Vì sẽ quan tâm xử lý rốt ráo, dứt điểm... ai dè nạn khoáng sản tặc vẫn tiếp tục hoành hành ở nơi đây, như một "căn bệnh trầm kha" thiếu thuốc chữa?
Chiều tối ngày 18/4, ông Nguyễn Quốc Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk, xác nhận cơ quan chức năng tỉnh này đang tạm giữ 4 đối tượng để phục vụ công tác điều tra liên quan đến vụ phá gần 400 ha rừng xảy ra tại tiểu khu 205, thuộc xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp.
Nhận được phản ánh của người dân sinh sống trên địa bàn thôn Đạ Pe thuộc xã Phúc Thọ huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), về tình trạng khai thác đá chẻ trái phép, nhóm PV Tầm Nhìn báo Tri Thức & Cuộc Sống có mặt xác minh thông tin. Điều đáng ngạc nhiên nhất làm cho PV không khỏi bất ngờ chính là việc, người khai thác đá chẻ trái phép lại chính là vị Bí thư Chi bộ thôn.
Ngày 24/3, UBND tỉnh An Giang cho biết, đơn vị này vừa ra thông báo hủy giao kết hợp đồng và kết quả đấu giá tài sản tại khu mỏ cát trên sông Tiền (thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), giữa UBND tỉnh An Giang và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.Home.
Chiều 4/3, tại khu vực tại khu vực sông Ayun, thộc làng Đắk Dwe xã Đăk Ta Ley, huyện Mag Yang, tỉnh Gia Lai xảy ra khai thác cát trái phép.
Ngày 5/2/2022, Tầm nhìn có bài: “Đồng Nai: Vụ tàng trữ khoáng sản không phép của Công ty CP Khoáng sản Thuận Phong cần tiếp tục làm rõ để xử lý!”. Sau khi báo đăng chúng tôi đã tìm cách liên lạc với ông Trần Văn Bền, Giám đốc Công ty đề nghị cho biết ý kiến về nội dung báo. Tuy nhiên, khi biết chúng tôi là nhà báo, ông Bền đã cúp máy. Tiếp tục tìm hiểu về vụ việc này qua các kênh thông tin khác, nay chúng tôi thấy đã lộ diện nhiều sai phạm của Công ty Thuận Phong.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 183/QĐ-UBND về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Quảng Tây (Ba Vì) do ông Nguyễn Thế Sang là giám đốc đã trúng thầu thi công dự án tuyến đường 412 từ thị trấn Tây Đằng đi Suối Hai, huyện Ba Vì. Tuy nhiên trong quá trình thi công, thay vì mua đất có nguồn gốc cấp phép mỏ, đơn vị này lại có dấu hiệu khai thác đất không phép để phục vụ việc thi công tuyến đường này, khiến công luận không khỏi băn khoăn liệu có phải huyện Ba Vì đang “tiết kiệm” kiểu mướn tay đất tặc để thi công dự án đầu tư công?!