Theo Well Eating, tỏi là chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin B6, mangan, selen, vitamin C, sắt, kali và đồng, mà có tác dụng thúc đẩy tâm trạng và cải thiện sức khỏe não bộ.
Tỏi còn là một nguồn vitamin C tuyệt vời, có liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chỉ cần ăn 3 tép tỏi, tương đương 3 miligam vitamin C, lượng khuyến nghị cần thiết cho một ngày. Tỏi có chứa allyl sulfide, một hợp chất chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, tỏi từ lâu đã được biết đến với công dụng làm giảm cholesterol và ổn định huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, căn bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay.
![]() |
Hình minh họa |
Cụ thể những điều tuyệt vời nếu bạn tập ăn mỗi ngày 4 tép tỏi?
1. Giúp hạ huyết áp
Các hoạt chất trong tỏi có khả năng hạ huyết áp, đây thực sự có thể là cứu cánh cho bệnh nhân huyết áp cao - nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch như đột quỵ và đau tim.
Nghiên cứu cho thấy uống 600 đến 1.500 miligam chiết xuất tỏi lâu năm trong 24 tuần giúp giảm huyết áp hiệu quả ngang với thuốc trị huyết áp cao Atenolol.
Các nhà khoa học cho rằng lưu huỳnh chứa trong tỏi được các tế bào hồng cầu chuyển đổi thành khí hydro sunfua, có tác dụng mở rộng các mạch máu, từ đó giúp điều hòa huyết áp. Liều lượng khuyến cáo để điều trị huyết áp cao là 4 gram, tương đương với một tép tỏi lớn.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng liều cao hơn 4 tép tỏi mỗi ngày còn mang lại lợi ích lớn hơn. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, theo The List.
2. Tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể tiêu diệt tế bào ung thư và một nghiên cứu trên 40.000 phụ nữ trung niên cho thấy những người thường xuyên ăn tỏi và các loại trái cây và rau quả khác, đã giảm 35% nguy cơ ung thư ruột kết, theo The List.
Chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ, tiến sĩ sĩ Simran Saini, khuyến nghị cách để đạt hiệu quả cao nhất là cắn tép tỏi nhằm giải phóng hoạt chất từ tỏi. Sau đó, hãy nuốt toàn bộ tép tỏi rồi uống nước, vì tỏi có vị khá mạnh.
3. Tăng cường miễn dịch, chữa cảm lạnh
Tiến sĩ Simran Saini cho biết, tỏi có đặc tính kháng sinh, có thể do hàm lượng lưu huỳnh cao.
Nghiên cứu cho thấy một liều tỏi duy nhất hằng ngày làm giảm khả năng mắc bệnh tới 63%.
Đối với người cảm cúm, uống bổ sung tỏi có thể làm giảm 60 - 70% thời gian kéo dài của bệnh, chỉ còn 1 - 2 ngày so với 5 ngày ở người không ăn tỏi.
4. Cải thiện trí nhớ
Tỏi chứa nhiều thành phần ngăn lão hóa não. Người cao tuổi tiêu thụ tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, người trẻ có thể cải thiện trí nhớ và tăng năng suất não, theo Bright Side.
5. Tăng khả năng chịu đựng
Tỏi làm cho tim và cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn. Người Hy Lạp cổ đại cho các vận động viên Olympic ăn tỏi, để nâng cao thành tích. Ngoài ra, tỏi còn làm giảm mệt mỏi và tăng năng suất, theo The List.
6. Cải thiện tóc và da
Tỏi thúc đẩy tóc mọc dài hơn và dày hơn và trị rụng tóc bằng cách xoa lên da đầu. Nghiên cứu cho thấy ăn 2 tép tỏi hằng ngày là đã đủ để cơ thể sản xuất collagen và elastin tự nhiên.Các thành phần trong tỏi còn bảo vệ chống lão hóa.
7. Bảo vệ răng miệng
Do đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, tỏi rất tốt cho khoang miệng. Nó giết chết các vi khuẩn có hại và chữa lành nướu bị viêm và giảm nguy cơ sâu răng, theo The List.
8. Giữ cân
Tỏi kích thích hệ thần kinh giải phóng hormone adrenalin, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất. Cơ thể chuyển hóa cao có thể giúp đốt cháy calo và giảm cân. Đồng thời tỏi có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng chất béo thành các mảng mỡ thừa dưới da.
Hợp chất ajoene trong tỏi còn hạn chế tăng cân do nó làm giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời đốt cháy một lượng đáng kể calo nạp vào cơ thể. Các hợp chất trong tỏi có tác động tích cực tới giảm cân, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao đều đặn sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng.
Bình thường bạn có thể ăn đến 4 tép tỏi mỗi ngày, nhưng bạn không nên ăn nhiều tỏi khi đang mang thai và cho con bú. Trẻ em dưới 7 tuổi cũng nên ăn tỏi với số lượng rất hạn chế. Bạn cũng không nên ăn tỏi 2 tuần trước khi phẫu thuật bởi tỏi sẽ làm loãng máu và có thể gây ra tình trạng chảy máu không ngừng. Bạn cũng nên lưu ý rằng tỏi có thể khá độc với động vật, đặc biệt là các giống chó và mèo có nguồn gốc từ Nhật Bản như Akita hay Shiba Inu.
Nếu không thích ăn tỏi tươi, bạn có thể dùng tỏi để ướp gia vị hoặc làm nước mắm ớt tỏi cũng rất tốt. Biết được công dụng và ăn tỏi đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích từ tỏi và tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên!
9. Tăng mức độ hấp dẫn cho nam giới
Một nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Journal Appetite - thông qua tạp chí về khoa học Science Direct, đã tiết lộ một tin đáng ngạc nhiên rằng, nam giới ăn tỏi sống hoặc uống viên tỏi, sau 12 giờ, có mùi cơ thể hấp dẫn phụ nữ hơn nhiều so với những người không ăn tỏi.
Vì vậy, đây là mẹo dành riêng cho các chàng trai: Thêm tỏi vào bữa ăn sáng, nhưng nhớ súc miệng sau đó. Chắc chắn cuộc hẹn buổi tối sẽ khiến bạn hấp dẫn thêm bội phần, theo The List.
Lọc máu, thải độc tố
Uống 2 nhánh tỏi sống với một ít nước ấm mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đồng thời uống nhiều nước trong cả ngày là cách để cơ thể lọc máu hiệu quả. Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm và uống với 2 nhánh tỏi vào buổi sáng. Tỏi sẽ giúp làm sạch cơ thể và thải sạch độc tố.
Giảm tổn thương gan do bia rượu
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Độc chất, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, chất diallyl disulfide (DADS) trong tỏi có thể bảo vệ gan chống lại quá trình oxy hóa do rượu gây ra. Tuy nhiên lưu ý vì tỏi có tính kích thích nên hãy ăn điều độ. Thêm nữa tỏi dễ gây khó chịu cho đường ruột và dạ dày, vì vậy những người mới bắt đầu ăn tỏi nên tránh ăn quá nhiều.
Những điều cần lưu ý khi ăn tỏi
Tỏi có nhiều lợi ích cho tiêu hóa, song ăn nhiều dễ gây phản tác dụng. Giống như hành tây, tỏi tây và măng tây, tỏi có nhiều fructan có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc đau bụng. Những người không dung nạp fructan nếu ăn thực phẩm có hàm lượng fructan cao sẽ không được hấp thụ hoàn toàn trong ruột non. Thay vào đó, nó sẽ đi đến ruột kết và lên men trong ruột - quá trình này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì nên cân nhắc giảm lượng tỏi ăn vào. Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì nó dễ làm kích thích, viêm loét dạ dày từ đó tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
Nếu có thị lực yếu cần hạn chế ăn tỏi vì ăn quá nhiều có thể gây viêm kết mạc; Thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên tránh ăn tỏi vì nó khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề; Tuyệt đối không ăn tỏi sống cùng: cá trắm, thịt chó, thịt gà, trứng,...; Không ăn tỏi sống khi đang dùng thuốc chống đông máu để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe chỉ đạt được khi bạn ăn nó với một lượng vừa đủ mà thôi. Nếu ăn quá nhiều tỏi bạn rất dễ đứng trước nguy cơ ngộ độc vì nó có thể thoát ra lượng khí hydrogen sulfide. Ngoài ra, người có bệnh lý về gan, thai phụ hay người đang điều trị HIV/AIDS, người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi sống nhiều.