Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.

Bạo lực học đường - hậu quả khôn lường với sức khỏe tinh thần

Mới đây, Khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trường hợp trẻ gái học cấp 2 đã có ý định tự tử do bạo lực học đường.

Theo các bác sĩ, đây là trẻ có tính cách hòa đồng, học lực khá và trước đây không có biểu hiện bất thường tâm lý. Tuy nhiên, sự việc xảy ra khi có một nhóm bạn cùng lớp cho rằng trẻ có nói xấu các bạn. Vì thế, trẻ bị các bạn đánh ở trong và bên ngoài trường. Trẻ bị túm tóc, tát, đấm vào bụng, ngực và lưng, dùng chổi, ghế đánh vào người.

Trẻ nhập Khoa Sức khỏe Vị thành niên trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán, kinh hãi khi nghĩ lại cảnh bị bạn bè đánh đập. Trẻ lo sợ việc tiếp tục đi học sẽ bị bạn bè ở lớp đánh đập và từng có ý định tự tử. Tại bệnh viện, suốt ngày trẻ chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá trẻ bị những sang chấn về tinh thần nặng nề.

Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tinh thần của trẻ đã cải thiện hơn. Trẻ cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, trẻ cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó. Mặc dù trẻ đã được ra viện, nhưng các bác sĩ vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn thì hậu quả sẽ khó lường…

Trung bình mỗi tháng, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng 3-4 trường hợp rối loạn tâm thần do bị bắt nạt học đường đến khám. Gần đây, Viện tiếp nhận trường hợp em P.T.D. (học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh) được gia đình đưa đến khám do thường xuyên buồn chán, có hành vi tự hủy hoại bản thân và có ý định tự sát.

Theo lời kể của gia đình, D. học giỏi, ít chơi và nói chuyện với các bạn cùng lớp, chỉ có một vài bạn thân ngoài lớp. Khoảng một năm nay, D. có căng thẳng với một nhóm bạn nữ trong lớp. Các bạn hay nói mỉa mai, chê bai về ngoại hình, nói xấu em "kiêu, chảnh" và "khinh người", cho rằng em hay "nhìn đểu". Nhóm bạn nữ trong lớp thường đe dọa, xúc phạm, có lúc cầm vở tát vào mặt em trong lớp học, giờ ra chơi. Thỉnh thoảng khi tan học, nhóm bạn có chặn bên ngoài trường để gây căng thẳng, đánh D. và dọa nếu mách giáo viên hoặc bố mẹ sẽ bị đánh nhiều hơn nên em không dám báo cho gia đình, cô giáo.

Bệnh nhân đã có lần nói qua với mẹ về việc gặp một vài vấn đề với bạn trên lớp nhưng không nói cụ thể bị bắt nạt. Lúc ấy mẹ D. cho rằng đó là việc trẻ con, tuổi học trò nên bảo con tự giải quyết. Việc bị bắt nạt kéo dài gần 1 năm khiến D. luôn trong tình trạng lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, dễ cáu gắt, nổi nóng với người thân, học tập bị giảm sút. Em nghỉ học thường xuyên hơn, trở nên lầm lì và ít nói, ăn uống kém, đêm ngủ chập chờn. Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân tự ý nghỉ học ở nhà, chỉ ở trong phòng khóc, có suy nghĩ tiêu cực, không muốn sống, có ý nghĩ tự sát để giải thoát, có hành vi rạch tay để giảm căng thẳng. Gia đình lo lắng nên đưa con đi khám và được chỉ định nhập viện.

Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), hành vi bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Nó có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với cá nhân bị bắt nạt, cũng như người ngoài cuộc có mặt trong sự kiện bắt nạt.

Bác sỹ Yến cho biết, hành vi bắt nạt có thể ảnh hưởng ngay lập tức tới sức khoẻ thể chất của trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có sức khỏe thể chất kém so với những đứa trẻ không bị bắt nạt. Khi bị bắt nạt, các yếu tố gây căng thẳng về tâm lý và thể chất kích hoạt hệ thống stress tập trung vào trục vùng dưới đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA)… Sự lặp đi lặp lại của hành vi bắt nạt làm thay đổi sự đáp ứng với stress của cá nhân bị bắt nạt. Khi stress trở nên kéo dài, hệ thống hormone đáp ứng stress trở nên suy giảm chức năng, dẫn đến phản ứng căng thẳng yếu đi. Đồng thời, sự ảnh hưởng của corticoid và các hormone khác trong stress có thể liên quan đến các vấn đề rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, chú ý, học tập…

Bác sĩ Yến cũng cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy ở thanh thiếu niên bị bắt nạt có lòng tự trọng thấp, cảm thấy chán nản, lo lắng, cô đơn. Một số phân tích tổng hợp cho thấy mối quan hệ giữa trầm cảm và bị bắt nạt ở trường. Trẻ em bị bắt nạt sẽ bị suy giảm nghiêm trọng tới kết quả học tập; có nhiều khả năng lo âu hơn so với trẻ bị ngược đãi, trầm cảm và có hành vi tự làm hại bản thân ở tuổi trưởng thành. Cũng có nghiên cứu cho thấy, trẻ bị bắt nạt khi còn bé có nguy cơ lạm dụng rượu, chất gây nghiện và có ý tưởng, hành vi tự tử. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cần có thời gian theo dõi thêm.

Cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và cộng đồng

Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên. Điều đáng lo ngại hiện nay là bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như "nhìn đểu", bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài…

Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường.

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về mặt tinh thần, thể chất của học sinh
Bạo lực học đường là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục

Bạo lực học đường là vấn đề không mới nhưng đang có chiều hướng gia tăng với mức độ phức tạp, trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Giáo dục thực hiện năm 2020 cho thấy, tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020. Hàng loạt vụ việc xảy ra cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng để lại những hậu quả hết sức đau lòng.

Theo bác sĩ chuyên khoa Sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, để dự phòng hành vi bắt nạt học đường cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Trong đó, gia đình cần cung cấp cho trẻ một môi trường hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh; cha mẹ cần được trang bị đầy đủ các kỹ năng nuôi dạy con, xây dựng mối quan hệ trong gia đình… Các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ bạo lực trong trường học.

Đối với nhà trường, cần xây dựng một môi trường học đường nói không với bắt nạt, bạo lực học đường; giáo dục cho học sinh về việc tôn trọng quyền cá nhân, sức khoẻ, nhân phẩm của người khác; tăng cường vai trò của giáo viên, nhân viên tâm lý và gia đình trong đánh giá, phát hiện và giải quyết các vấn đề về bắt nạt học đường; khuyến khích những phương thức ứng phó thích hợp và tìm kiếm sự hỗ trợ… Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường.

Đối với cộng đồng, cần có các chương trình truyền thông để cung cấp thông tin rộng rãi; có sự hợp tác liên ngành trong việc giải quyết bắt nạt học đường; xây dựng các đường dây nóng về giáo dục, xử lý các khủng hoảng. Đặc biệt, có thể có sự hỗ trợ "cấp cứu tâm lý" ban đầu trong các cuộc khủng hoảng và sau những biến cố tâm lý…

Các chuyên gia tâm lý cũng khuyến cáo phụ huynh cần chú ý quan tâm đến tâm lý của trẻ. Khi con có những biểu hiện bất thường như buồn chán, lo lắng, dễ nổi nóng, ít nói, ít giao tiếp…, cần quan tâm và tìm ra nguyên nhân. Nếu trẻ bị bắt nạt cần kết hợp với nhà trường để có cách xử lý kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Đối với học sinh, cần ctích cực rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt nội quy trường học, tránh xa bạo lực học đường, nói không với bạo lực. Học cách kiềm chế cảm xúc…

Về lâu dài, một môi trường học đường lành mạnh, đẩy lùi "bắt nạt học đường" vẫn luôn cần sự chung tay của bố mẹ, nhà trường và cả xã hội. Bắt nạt học đường sẽ không thể diễn ra nếu có sự can thiệp, xử lý của bên thứ ba. Phương pháp giáo dục dài hạn tốt nhất là làm sao để từ phụ huynh, giáo viên, học sinh biết cách lên tiếng khi chứng kiến ai đó đang bị bắt nạt. Chỉ khi tạo được một cộng đồng chung tay thì chúng ta mới có thể cùng nhau bảo vệ các nạn nhân và hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc từ "Bắt nạt học đường".

Phòng chống bạo lực học đường vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thực hiện tốt đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đó chính là nguồn năng lượng tích cực cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui./.

Bình Nguyên (t/h)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông: Va chạm với xe đưa, đón học sinh, một học sinh đi xe máy tử vong tại chỗ

Đắk Nông: Va chạm với xe đưa, đón học sinh, một học sinh đi xe máy tử vong tại chỗ

Đang trên đường tới trường, một học sinh cấp hai đi xe máy tử vong sau khi va chạm với xe đưa, đón học sinh.
Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Sáng 14/9, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tới thăm, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nghệ An: Người đàn ông để xe đạp trên cầu, nhảy xuống sông tự tử

Nghệ An: Người đàn ông để xe đạp trên cầu, nhảy xuống sông tự tử

Tìm thấy thi thể người đàn ông mất tích sau khi bỏ lại xe đạp và đôi dép trên cầu Bến Thủy (Nghệ An).

Các tin khác

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp Bộ NN&PTTT năm 2023 đã bế mạc sau 5 ngày tổ chức tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.
Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Sáng 14/9, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tới thăm, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Tối 13/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin, thống kê sơ bộ có 29 học sinh và 1 giáo viên là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Trong 5 ngày (từ ngày 10 - 14/9) tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (TP Đà Nẵng), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2023.
Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Hai bên cùng bàn bạc, trao đổi xung quanh giải pháp nhằm giúp Trường ĐH Fullbright Việt Nam phát huy được tối đa tiềm năng theo mô hình giáo dục khai phóng.
Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Một số khối ngành được coi là "hot" và cơ bản được đào tạo tại các trường đại học, học viện... đang có sự chuyển dịch về quy mô, số lượng người học ở bậc đại học và sau đại học.
“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

Ngày 7/9, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc Trường quốc tế Chồi Xanh (tên tiếng Anh là Green Shoots) – Hội An bất ngờ đóng cửa.
Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Ngày 5/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức (Long An) do VPBank tài trợ khánh thành ngay ngày đầu năm học mới

Trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức (Long An) do VPBank tài trợ khánh thành ngay ngày đầu năm học mới

Hòa trong không khí tựu trường hân hoan khắp cả nước, ngày 6/9, tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức (Long An), UBND tỉnh Long An cùng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực – Bến Lức do VPBank tài trợ với số tiền 150 tỷ đồng.
Lãnh đạo TP Hà Nội làm việc với huyện Phú Xuyên về công tác Giáo dục và Đào tạo

Lãnh đạo TP Hà Nội làm việc với huyện Phú Xuyên về công tác Giáo dục và Đào tạo

Ngày 5/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã có buổi làm việc với UBND huyện Phú Xuyên để lắng nghe những khó khăn trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.
Năm học mới, cô hiệu trưởng ở Hà Thành chia sẻ năm bài học thành công cho học sinh

Năm học mới, cô hiệu trưởng ở Hà Thành chia sẻ năm bài học thành công cho học sinh

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 - 2024, trong bài diễn văn khai giảng, cô giáo Nguyễn Lan Phương, Hiệu trưởng THCS Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chia sẻ năm bài học thành công tới học trò của mình.
Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn tỉnh Gia Lai

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn tỉnh Gia Lai

Ngày 5/9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tặng sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự buổi lễ.
Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của thầy, trò trường PTCS Xã Đàn
Xem thêm
Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Không gian văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Pretoria nhân chuyến thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến Nam Phi từ ngày 14-17/9/2023 đã thể hiện sâu sắc với thông điệp "Nguồn cội, sức sống và sự tiếp nối".
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ngoài thiên nhiên, núi non hùng vỹ được tạo hóa ban tặng, cao nguyên đá Đồng Văn còn có một bề dày văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em quy tụ, hình thành tại đây nhiều nét văn hóa rất khác biệt so với những vùng miền quê khác.
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Sau khi kính cẩn dâng lên các Anh hùng Liệt sỹ nén hương lòng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đầy nhọc nhằn lên với cao nguyên đá Hà Giang.
Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm cá nhân “Nắng về ngang phố” của hoạ sĩ Văn Quân trưng bày 33 tác phẩm về Phố, chất liệu sơn dầu, sáng tác trong thời gian gần đây, ra mắt tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tuần cuối tháng 9. Tâm nguyện của tác giả: Dùng 100% tiền đấu giá tranh giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn chung cư mini Khương Đình, Hà Nội.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?