Biến thủ phủ cây thuốc phiện thành nơi du lịch lý tưởng ở miền Tây xứ Nghệ

Trong thung lũng Mường Lống (thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An) bốn mùa mây trắng phủ kín. Không ai ngờ rằng, nơi đây từng là thủ phủ cây thuốc phiện một thời, giờ không những trở thành xã du lịch bốn mùa lý tưởng mà còn được ví như một Đà Lạt, một Sa Pa hay một Tam Đảo… của miền Tây xứ Nghệ.

Xa rồi bóng cây anh túc

Mặc dù đường vào thủ phủ Mường Lống bây giờ đã được đầu tư xây dựng và rải nhựa vào tận trung tâm của xã nhưng ai nấy vẫn ù tai mỗi khi vượt qua đỉnh cổng trời cao chót vót. Đứng trên đỉnh cổng trời nhìn thốc xuống thung lũng đúng là Mường Lống chẳng nào khác một Sa Pa, hay một Đà Lạt hoặc một Tam Đảo… nơi núi rừng miền Tây Nghệ An.

Một góc thủ phủ Mường Lống hôm nay.
Một góc thủ phủ Mường Lống hôm nay.

Khoảng vài thập niên gần đây, thay màu tím của hoa anh túc là bạt ngàn màu trắng mận tam hoa và đào không hạt, quả là một cuộc cách mạng của chính quyền địa phương đối với bà con đồng bào Mông nơi mảnh đất miền biên ải này.

Ông Hờ Bá Chù (80 tuổi) một cựu cán bộ địa phương kể lại: Tên gọi Mường Lống (hay còn gọi là Mường trăm tuổi) có từ thuở sơ khai lập bản. 100% người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Cách đây hơn 100 năm, khi núi đồi còn hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.

Sau khi di cư sang nước bạn Lào trở về, ông nội của ông Hờ Bá Chù đã cùng người dân Mường Lống phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hoà và địa hình biệt lập với bên ngoài bằng núi đồi bao quanh nên quyết định dừng chân khai hoang mở đất thủ phủ này.

Điều đặc biệt thời điểm đó ở thủ phủ Mường Lống người ta trồng bạt ngàn loài cây này nhưng không ai bị nghiện ma tuý. Ngày đó, nếu vào Mường Lống đúng mùa Xuân thì bốn phía nhuộm tím màu hoa anh túc. Thuốc phiện bà con làm ra đều được đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa đưa ra trung tâm thị trấn Mường Xén nhập cho các “nậu” đem đi đâu không ai rõ.

Trang phục thổ cẩm sặc sở của đồng bào Mông ở thủ phủ Mường Lống.
Trang phục thổ cẩm màu sắc rực rỡ của đồng bào Mông ở thủ phủ Mường Lống.

Ông Và Bá Tểnh, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Mường Lống kể, cả mấy đời nhà ông Tểnh trước đây sống chỉ biết dựa vào cây thuốc phiện. Khi trở thành lãnh đạo thủ phủ đồng bào Mông ở Mường Lống ông Tểnh vẫn còn trồng hàng chục héc ta thuốc phiện.

Một người dân bản Mường Lống 1 cho hay: Trước kia nằm trên mảnh đất này toàn là cây thuốc phiện. Bà con trồng nhiều đến mức hết triền núi này nối tiếp dãy núi kia. Cứ mỗi dịp Xuân về, Mường Lống lại tím trời hoa anh túc.

Một lãnh đạo huyện Kỳ Sơn tâm sự: Xóa bỏ cây thuốc phiện, quả là một việc làm không dễ đối với người dân thủ phủ này. Vào khoảng cuối năm 1995, nhà nước ta bắt đầu có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cấp trên chỉ đạo về, nhưng cán bộ thủ phủ Mường Lống đi tuyên truyền hết sức vất vả. Vì loài cây thuốc phiện như đã ăn sâu vào tâm trí của bà con nơi đây.

Khu nghỉ dưỡng đẹp ở thủ phủ Mường Lống hôm nay.
Khu nghỉ dưỡng đẹp ở thủ phủ Mường Lống hôm nay.

Để làm gương cho bà con, ngày đó cán bộ địa phương phải đi đầu trong việc xóa bỏ cây thuốc phiện. Thấy cán bộ làm, dân mới làm theo. Nhờ vậy, đến năm 1997, toàn bộ diện tích cây thuốc phiện ở thung lũng Mường Lống mới được triệt hạ và xóa sổ vĩnh viễn cho đến ngày hôm nay.

Xóa sổ xong cây thuốc phiện, bà con thủ phủ Mường Lống không biết lấy gì để sống, nhà nào chăn nuôi lợn, nuôi gà hoặc trâu bò thì cũng chỉ đủ cái ăn, cái mặc. Mãi đến năm 2.000, giống mận tam hoa và đào không hạt mới được đưa về thủ phủ Mường Lống. Hai năm sau đó, đồi núi Mường Lống bỗng ngợp trắng mận tam hoa xen lẫn với rừng đào màu hồng bạt ngàn. Nếu đi vào đây đúng dịp mùa hoa nở thì chẳng khác nào lạc vào bồng lai tiên cảnh.

Thác Rồng ở thủ phủ Mường Lống đang hút khách du lịch.
Thác Rồng ở thủ phủ Mường Lống đang hút khách du lịch.

Tuy nhiên, chỉ vài năm đầu sản phẩm của bà con bán được, bước sang năm thứ ba giá vận chuyển leo thang, đường đi lại khó khăn nên không ai vào thủ phủ Mường Lống bao tiêu sản phẩm nữa. Không ít mùa thu hoạch, bà con chỉ biết đứng nhìn đào, mận rụng như sung.

Điều đáng nói, dẫu cho cuộc sống của đồng bào Mông ở thủ phủ Mường Lống lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn một lòng tuân thủ chủ trương của Đảng và Nhà nước, không một gia đình nào ở thủ phủ Mường Lống tái trồng cây thuốc phiện.

Nay bốn mùa đều hút khách du lịch

Nhờ địa hình có độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển, thủ phủ Mường Lống lại nằm lọt thỏm trong một thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi cao nên khí hậu quanh năm ôn hòa. Mùa hè mát mẻ, mùa đông rất ấm. Vì thế, nơi đây rất thuận lợi để xây dựng trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng đối với du khách trong nước và Quốc tế.

Dự án khu nghỉ dưỡng đã được mọc lên hoành trang trong thủ phủ Mường Lống.
Dự án khu nghỉ dưỡng đã được mọc lên hoành tráng trong thủ phủ Mường Lống.

Anh Tình - một cán bộ của phòng Tuyên giáo huyện Kỳ Sơn cho biết, thời gian gần đây người dân thủ phủ Mường Lống bắt đầu biết làm du lịch. Quanh năm địa phương này đã bắt đầu đón rất nhiều đoàn du lịch trong nước và Quốc tế.

Điều rất đáng hoan nghênh, sau khi biết được tiềm năng của thủ phủ Mường Lống sẽ trở thành tâm điểm du lịch lý tưởng của vùng miền Tây xứ Nghệ, anh Nguyễn Duy Linh - một doanh nghiệp trẻ miền xuôi (có trụ sở ở Thị xã Thái Hòa, Nghệ An) đã tiên phong lên đây mua đất đầu tư, xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng đẹp mê hồn.

Một góc khu nghỉ dưỡng ở thủ phủ Mường Lống.
Một góc khu nghỉ dưỡng ở thủ phủ Mường Lống.

Chia sẽ với phóng viên Tamnhin.trithuccuocsong.vn anh Nguyễn Duy Linh (chủ dự án Homestay Nguyễn Duy Linh) tiết lộ: Dẫu biết rằng, Mường Lống là địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn, nhưng vì muốn giúp bà con nơi đây có chút "thay da đổi thịt", vợ chồng anh đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua đất ở, đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, làm điểm nhấn và thu hút khách du lịch trong nước và Quốc tế về cho địa phương.

Sau một thời gian tiến hành đầu tư xây dựng, nơi đây đã nổi lên một khu nghỉ dưỡng vô cùng lý tưởng. Quang cảnh được các ông thợ có tay nghề cao tạo nên đẹp như một thiên đường. Không những thế, từ dự án này (Homestay Nguyễn Duy Linh) còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục, rồi đây có thể hàng trăm lao động là con em trong địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn.

Đặc biệt, nơi đây còn trở thành điểm du lịch quảng bá, bảo tồn, phát triển truyền thống văn hóa, văn nghệ địa phương của đồng bào các dân tộc anh em như: Mông, Thái, Khơ Mú…

Nhà nghỉ dưỡng đẹp được mọc lên trong thủ phủ Mường Lống.
Nhà nghỉ dưỡng đẹp được mọc lên trong thủ phủ Mường Lống.

Tại đây, một số cán bộ huyện Kỳ Sơn không dấu nỗi vui mừng khi địa phương của họ có được một doanh nghiệp trẻ nhiệt tình về đây đầu tư dự án du lịch hiện đại, đẹp bậc nhất ở vùng miền Tây xứ Nghệ. Lần đầu tiên và cũng là nơi duy nhất của các huyện miền núi Nghệ An có bể bơi hiện đại chẳng thua kém gì bể bơi của các khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn của miền xuôi phục vụ du khách cũng như người dân trong thủ phủ Mường Lống.

Theo quan sát của phóng viên Tamnhin.trithuccuocsong.vn thì dự án này được tọa lạc trên một vùng đất khá rộng ở ngay trung tâm thủ phủ Mường Lống. Nhiều ngôi nhà (hình vuông, chữ nhật, tam giác) nghỉ dưỡng được mọc lên nhấp nhô bên sườn núi. Nhiều cung đường được làm theo bậc tam cấp, bậc thang lên xuống rất đẹp. Bên cạnh những dãy nhà nghỉ dưỡng là những triền hoa đủ sắc màu của dự án được trồng và nay đã mọc lên đua sắc. Tối đến, đứng ở trung tâm xã Mường Lống nhìn lên khu Homestay này đẹp như một cung điện giữa núi rừng.

Dãy nhà Homestay trong  khu nghỉ dưỡng tại thủ phủ Mường Lống.
Dãy nhà Homestay trong khu nghỉ dưỡng tại thủ phủ Mường Lống.

Anh Nguyễn Duy Linh cho biết thêm, ngoài hệ thống nhà nghỉ dưỡng, nơi đây còn có hệ thống nhà hàng, cà phê, bể bơi, ngâm tẩm thuốc dược liệu, buffet ăn sáng, sân khấu phục vụ sinh hoạt văn hóa-văn nghệ... Mặc dù dự án mới hoàn thành giai đoạn một, nhưng nơi đây cũng đủ trở thành điểm nhấn du lịch cho khu vực miền Tây xứ Nghệ. Chỉ tính riêng trong vài tháng hè gần đây lượng khách trong nước và Quốc tế đã đổ về đây lưu trú, nghỉ dưỡng rất đông.

Bể bơi ở khu nghỉ dưỡng thuộc thủ phủ Mường Lống.
Bể bơi ở khu nghỉ dưỡng thuộc thủ phủ Mường Lống.

Cũng theo anh Nguyễn Duy Linh, sở dĩ nơi đây trở thành điểm nhấn du lịch và là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách mỗi khi đặt chân đến miền Tây Nghệ An, một phần cũng là nhờ thiên nhiên ưu đãi. Đặc biệt gần bản Mường Lống 2 (nơi dự án nghỉ dưỡng của anh tọa lạc) có một con thác, gọi là thác Rồng đẹp mê ly. Mỗi lần du khách đã đến đây ngâm mình trong dòng nước của thác thì không ai muốn về.

Thác Rồng trở thành điểm du lịch sinh thái tự nhiên ở thủ phủ Mường Lống.
Thác Rồng trở thành điểm du lịch sinh thái tự nhiên ở thủ phủ Mường Lống.

Được biết, thác Rồng thuộc địa bàn bản Mường Lống1 (xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn). Thác nằm trong rừng sâu của dãy Trường Sơn, có độ cao 1.500 mét so với mực nước biển. Con thác này được hình thành từ dòng chảy trên cao các triền núi thuộc thủ phủ Mường Lống đổ về thành một con suối có độ cao gần 50 mét. Vào mùa mưa, thác thường chia làm 2 tầng, dòng nước đổ xuống xối xả. Đứng dưới nhìn lên trông giống y hệt miệng con rồng phun nước nên gọi là thác Rồng.

Một lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho hay: Thác Rồng được xem là một trong những con thác đẹp, kỳ vĩ bậc nhất của khu vực núi rừng miền Tây xứ Nghệ. Từ lâu đây trở thành một điểm du lịch trải nghiệm tự nhiên tuyệt vời. Hiện nay huyện này đã khảo sát và chuẩn bị xây dựng tuyến đường bê tông từ trung tâm thủ phủ Mường Lống vào thác Rồng để phục vụ khách du lịch sinh thái tự nhiên.

Tuy nhiên, do thời gian vừa qua huyện Kỳ Sơn phải hứng chịu trận lũ quét kinh hàng, làm cho đời sống một số nơi bị kiệt quệ. Hơn lúc nào hết, giờ đây huyện rất cần có các doanh nghiệp đồng hành để đầu tư phát triển du lịch.

Lần đầu tiên trẻ em ở thủ phủ Mường Lống được tắm bể bơi hiện đại.
Lần đầu tiên trẻ em ở thủ phủ Mường Lống được tắm bể bơi hiện đại.

Điều rất đáng mừng là trong lúc khó khăn thì huyện Kỳ Sơn có doanh nghiệp trẻ Nguyễn Duy Linh ở miền xuôi không ngại gian khó bỏ vốn ra hàng chục tỷ đồng để đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng ngay trên địa bàn xã Mường Lống, đẹp, hiện đại chưa từng có ở khu vực miền Tây xứ Nghệ nói chung, huyện biên giới Kỳ Sơn nói riêng.

Một bữa cơm đãi khách của người dân thủ phủ Mường Lống.
Một bữa cơm đãi khách của người dân thủ phủ Mường Lống.

Cũng theo vị lãnh đạo huyện này cho biết, để phục vụ khách du lịch, người dân xã Mường Lống hôm nay đã biết nuôi lợn nít, gà đen mà nơi đây thường hay gọi là gà ác, thịt rất thơm ngon để phục vụ du khách. Ngoài ra, từ khi lượng khách du lịch đổ về Mường Lống ngày một đông, bà con trong vùng còn biết tập trung sản xuất mặt hàng thổ cẩm mang đậm nét đặc sắc văn hóa của đồng bào Mông để bán lưu niệm cho du khách./.

Phan Sáng

Có thể bạn quan tâm

Theo chân những người bảo vệ các loài thú dữ và quý hiếm trong rừng Quốc gia Pù Mát

Theo chân những người bảo vệ các loài thú dữ và quý hiếm trong rừng Quốc gia Pù Mát

Ngược vào rừng Quốc gia Pù Mát ở miền Tây xứ Nghệ rất dễ gặp nhiều loài thú dữ, động vật quý hiếm như: voi, hổ, sao la, vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, mang trường sơn, chó sói lửa… Nơi đây không những nhiều loài động vật sinh sống mà còn có trữ lượng lớn, trên 132 loài thú, thuộc 11 bộ và 30 họ.
Hết hạn hợp đồng, quán cà phê bị đập phá tan hoang trước khi trả lại cho gia chủ

Hết hạn hợp đồng, quán cà phê bị đập phá tan hoang trước khi trả lại cho gia chủ

Chuẩn bị hết hạn hợp đồng mà không tiếp tục thuê nổi nhà và mặt bằng để kinh doanh, chủ quán cà phê Ngói Đỏ nằm trên đường Phan Chu Trinh (TP Vinh, Nghệ An) đã cho người tháo dỡ, đập phá tan hoang rồi lên mạng xã hội bôi nhọ danh dự gia chủ.
Nghệ An: Thu ngân sách 10 tháng đầu năm ước đạt hơn 13.000 tỷ đồng

Nghệ An: Thu ngân sách 10 tháng đầu năm ước đạt hơn 13.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An trong tháng 10, toàn tỉnh Nghệ An có 203 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 19,4%, với tổng số vốn đăng ký thành lập 1.669 tỷ đồng; 822 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 4,44%. Thu ngân sách ước thực hiện 13.034 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước thực hiện 12.131 tỷ đồng.

Các tin khác

180 hộ gia đình được tặng bóng đèn tiết kiệm điện

180 hộ gia đình được tặng bóng đèn tiết kiệm điện

Sáng 23/11, tại xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan, Công đoàn Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức Chương trình “Tặng bóng đèn tiết kiệm điện” cho 180 hộ gia đình chính sách và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi hộ gia đình 01 suất quà trị giá 300.000 đồng. Tổng chương trình giá trị 54 triệu đồng.
PC Hà Giang: Đồng bộ các hoạt động “Thực hành tiết kiệm - Chống lãng phí”

PC Hà Giang: Đồng bộ các hoạt động “Thực hành tiết kiệm - Chống lãng phí”

Bám sát chủ đề công tác năm 2023 - “Thực hành tiết kiệm - Chống lãng phí”, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, Công ty Điện lực Hà Giang (PC Hà Giang) đã phát động phong trào thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023 sát chủ đề năm của EVN đề ra.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tập huấn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phòng chóng thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tập huấn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phòng chóng thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

Từ ngày 20 đến 26/11/2023, Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4 phối hợp Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, CNCH của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng, diễn tập phương án PCCC & CNCH, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cho người lao động tại NM với sự hỗ trợ của Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh Bình Thuận.
Thanh Hoá: Nội bộ doanh nghiệp mâu thuẫn, nhiều hộ dân lo thiếu nước sạch

Thanh Hoá: Nội bộ doanh nghiệp mâu thuẫn, nhiều hộ dân lo thiếu nước sạch

Công ty nước sạch Triệu Sơn bỗng ra thông báo ngừng lắp đặt đồng hồ nước mới, khiến nhiều người dân hoang mang, lo thiếu nước sạch.
Lừa đảo trực tuyến ngày càng phổ biến, tinh vi với nhiều hình thức khác nhau

Lừa đảo trực tuyến ngày càng phổ biến, tinh vi với nhiều hình thức khác nhau

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần dịp Tết Nguyên đán, hoạt động lừa đảo trực tuyến ngày càng nở rộ với nhiều hình thức lừa đảo mới như lừa đảo biên lai chuyển tiền giả mạo, lừa đảo đóng phí để xác nhận số dư tài khoản treo hay lừa đảo mở thẻ tín dụng.
PC Phú Thọ đóng góp tích cực trong thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

PC Phú Thọ đóng góp tích cực trong thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

Trong hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 4 về Điện nông thôn đã không ngừng được ngành Điện đầu tư với tiêu chí “điện luôn đi trước một bước”; từ đó đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, sinh hoạt và đảm bảo vận hành an toàn ổn định lưới điện của dân cư khu vực nông thôn.
Ra mắt HTX Đại Nam và hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc nuôi trồng, bảo tồn các cây dược liệu quý

Ra mắt HTX Đại Nam và hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc nuôi trồng, bảo tồn các cây dược liệu quý

Ngày 22/11, đã diễn ra chương trình tọa đàm, giao lưu văn hóa ra mắt Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Đại Nam tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, khởi đầu cho những dự án hợp tác doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc về trồng và bảo tồn các loại cây dược liệu quý ở Hà Nội.
Black Friday: Cẩn trọng "mắc bẫy" của doanh nghiệp khi nâng giá rồi ghi giảm 50-70%?

Black Friday: Cẩn trọng "mắc bẫy" của doanh nghiệp khi nâng giá rồi ghi giảm 50-70%?

Black Friday là dịp mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về Black Friday “biến tướng" trở thành chiêu trò khi một bộ phận doanh nghiệp nâng giá rồi ghi giảm giá 50-70%, nhưng thực tế người tiêu dùng không nhận được mức giảm thực sự, thậm chí đắt hơn.
Sơn La: Bản vùng cao bừng sáng ánh điện

Sơn La: Bản vùng cao bừng sáng ánh điện

Đúng vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 năm nay, 160 hộ đồng bào dân tộc Mông ở bản vùng cao Pá Nó, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là hạng mục nằm trong Chương trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của tỉnh.
Nam nữ thanh niên kết hôn trước tuổi 30 có nhiều lợi ích

Nam nữ thanh niên kết hôn trước tuổi 30 có nhiều lợi ích

Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người trẻ đang ngại kết hôn, kết hôn muộn ngoài 30 tăng cao. Thời gian vừa qua, thông tin “khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi” nhận được nhiều ý kiến phản đối của những người trẻ.
Điện lực Điện Biên Đông - PC Điện Biên đóng điện 2 bản vùng cao trước ngày Đại đoàn kết toàn dân

Điện lực Điện Biên Đông - PC Điện Biên đóng điện 2 bản vùng cao trước ngày Đại đoàn kết toàn dân

Năm 2023 huyện Điện Biên Đông triển khai thực hiện các công trình cấp điện sinh hoạt cho 8 bản vùng sâu, vùng xa; trong đó xã Pú Hồng còn 4 bản chưa có điện: Mường Ten; Nậm Ma; Tồng Sớ và Ao Cá. Công trình hệ thống điện sinh hoạt 2 bản Tồng Sớ và Ao Cá là 2 công trình đầu tiên hoàn thành. Dự kiến, các công trình còn lại sẽ hoàn thành và đóng điện trước Tết Nguyên đán năm 2024.
Đắk Lắk: Một phụ nữ tố bị gia đình chồng vô cớ hành hung gây thương tích

Đắk Lắk: Một phụ nữ tố bị gia đình chồng vô cớ hành hung gây thương tích

Một phụ nữ 41 tuổi tại xã Cư Êbua (TP Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk) vừa có đơn gửi đến cơ quan công an, tố cáo các thành viên của gia đình chồng đã vô cớ hành hung khiến cho nạn nhân phải nhập viện điều trị.
Đà Nẵng: Công an đột kích nhiều “lò” chế, độ xe theo đơn đặt hàng của "quái xế"

Đà Nẵng: Công an đột kích nhiều “lò” chế, độ xe theo đơn đặt hàng của "quái xế"

Công an Đà Nẵng vừa đột kích 2 "lò" độ xe giúp sức cho “quái xế” tung hoành. Toàn bộ xe độ, hàng trăm phụ tùng, thiết bị không hóa đơn chứng từ và nhiều hệ thống, phụ kiện phục vụ độ chế, bị tịch thu để tiếp tục điều tra làm rõ.
Cà Mau: Tọa đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Cà Mau: Tọa đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Nhằm tằng cường việc quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, nhất là Tết cổ truyền dân tộc đang cận kề, là một công tác hết sức bền bỉ, đòi hỏi sự chung tay của địa phương, bộ, ngành và doanh nghiệp.
Từng bước mang lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Từng bước mang lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc (PC Vĩnh Phúc) là doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ kinh doanh và phân phối điện năng phục vụ trực tiếp cho gần 240.000 khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm