Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học muốn đạt chuẩn thì bên cạnh tiêu chí các vị trí lãnh đạo chủ chốt (chủ tịch hội đồng trường/hội đồng đại học và hiệu trưởng/giám đốc) được kiện toàn kịp thời, tổng thời gian trống các vị trí không quá 12 tháng, các trường đại học còn phải nhận được đánh giá liên quan đến sự hài lòng của sinh viên như: tỉ lệ sinh viên hài lòng về điều kiện dạy và học của cơ sở đào tạo; về chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên; tổng thể quá trình học tập và trải nghiệm tại trường, đạt trên 70%...

Đáng chú ý, trong tiêu chuẩn điều kiện dạy và học có tiêu chí số máy tính cá nhân phục vụ học tập tính trên 1.000 sinh viên không nhỏ hơn 50, tốc độ đường truyền Internet trên 1.000 sinh viên đạt tối thiểu 100Mbps.

Số đầu sách giáo trình, tài liệu học tập bắt buộc tính bình quân trên một ngành đào tạo ở các trình độ đào tạo không nhỏ hơn 50…

Về tiêu chuẩn tuyển sinh và đào tạo, dự thảo quy định các trường phải chứng tỏ uy tín, chất lượng và hiệu quả đào tạo qua sự lựa chọn, sự tiến bộ và thành công của người học.

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG-HCM) trường đầu tiên tại VN đạt chuẩn ABET vào năm 2014

Trong đó có nhiều tiêu chí như: số nhập học mới đạt trên 50% so với chỉ tiêu theo kế hoạch tuyển sinh; tỉ lệ sinh viên thôi học hằng năm chưa tốt nghiệp không quá 10% đối với toàn trường; tỉ lệ tốt nghiệp trong khung thời gian không vượt quá 1,5 thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn không thấp hơn 70%, trong đó tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 50%; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, tự tạo việc làm phù hợp với trình độ đào tạo hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong 12 tháng (18 tháng đối với ngành y khoa) không thấp hơn 70%...

Lãnh đạo một số trường nhận định nhiều tiêu chuẩn với tiêu chí không phù hợp, nếu áp dụng khó có trường đạt.

Cụ thể, tiêu chuẩn giảng viên có trình độ tiến sĩ, tính trên số giảng viên toàn thời gian: đạt trên 20% và từ năm 2025 đạt trên 25% đối với trường không đào tạo tiến sĩ; trên 10% với các trường chuyên ngành đặc thù.

Đạt trên 40% và từ năm 2025 đạt trên 50% đối với trường có đào tạo tiến sĩ; trên 20% với các trường chuyên sâu nghệ thuật hoặc thể dục, thể thao có đào tạo tiến sĩ.

Một lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định: "Các tiêu chí này e là nhiều trường sẽ khó đạt được.

Mỗi năm tăng 5% tiến sĩ không hề đơn giản. Chỉ có cách tuyển "hạ chuẩn" là nhanh nhất nhưng như vậy chất lượng đi về đâu? Thực tế tiến sĩ "xịn" không dễ tìm. Chủ trương chỉ tiêu này là đúng nhưng ấn định tăng nhanh quá sẽ tạo méo mó, nên cần có lộ trình phù hợp".

TS Võ Văn Tuấn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang - cũng đề nghị giảm tỉ lệ ở tiêu chí giảng viên là tiến sĩ "đạt trên 25% và từ năm 2025 đạt trên 30% đối với trường có đào tạo tiến sĩ".

Đồng thời, ông Tuấn cũng kiến nghị: "Về tiêu chuẩn điều kiện dạy, cần xem xét lại tiêu chí diện tích đất trên một sinh viên chính quy không nhỏ hơn 25m2, hoặc bỏ tiêu chí này vì không khả thi.

Cũng không nên quy định về số máy tính cá nhân vì hiện tại sinh viên chủ yếu có các thiết bị thông minh (laptop, iPad, smart phone) để phục vụ học tập".

Tương tự, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng nhiều tiêu chuẩn trong dự thảo không còn phù hợp.

Theo ông Dũng, trong thời đại số, một giảng viên có thể dạy online 10.000 sinh viên cùng lúc nhiều trường. Nếu còn quy định tỉ lệ sinh viên/giảng viên là lạc hậu, vì sinh viên giờ tự học và học nhóm là chính. Sinh viên cần không gian nhỏ để học nhóm, làm dự án, không nhất thiết đến giảng đường.

Tiêu chí sách, giáo trình tính trên đầu sinh viên cũng không hợp lý vì người học tìm kiếm thông tin trên mạng. Sẽ gây lãng phí lớn vì tiêu chí này bắt các trường phải mua sách chất trong thư viện.

"Các tiêu chí tuyển sinh nhập học, tùy ngành học, tùy trường tỉ lệ nhập học, thôi học khác nhau nên không thể quy định cứng nhắc được. Các tỉ lệ này cũng phụ thuộc vào thị trường lao động. Trường nào chất lượng thì càng phải siết đầu ra và tỉ lệ thôi học sẽ cao, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ thấp. Quy định này sẽ làm giảm chất lượng đào tạo vì để đảm bảo thôi học dưới 10% thì phải dễ trong thi cử" - ông Dũng nói.

Ông Đỗ Văn Dũng đề nghị xem xét lại tiêu chuẩn về tổ chức và quản trị, có tiêu chí quy định các vị trí lãnh đạo chủ chốt của trường được kiện toàn kịp thời, tổng thời gian trống các vị trí không quá 12 tháng.

"Việc khuyết chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng phụ thuộc vào các cơ quan quản lý cấp trên chứ không phải hoàn toàn do cơ sở giáo dục. Do vậy quy định trên là chưa hợp lý", ông Dũng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, TS Mai Hải Châu - phó giám đốc Phân hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai - cho rằng việc đánh giá trường đại học cần rạch ròi giữa góc độ quản lý nhà nước với đào tạo.

Ở góc độ quản lý nhà nước, trường không được khuyết hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường theo luật. Nhưng việc đánh giá chất lượng một trường đại học quan trọng là phải đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu ra, không liên quan đến việc chưa kiện toàn vị trí lãnh đạo trường…

PV

Có thể bạn quan tâm

Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Một số khối ngành được coi là "hot" và cơ bản được đào tạo tại các trường đại học, học viện... đang có sự chuyển dịch về quy mô, số lượng người học ở bậc đại học và sau đại học.
4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học

4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học

Chiều 26/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học
50 trường đại học công bố điểm chuẩn

50 trường đại học công bố điểm chuẩn

Đến chiều 22/8, hơn 50 trường đại học đã công bố điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, thấp nhất 15 và cao nhất là 29,42 điểm.

Các tin khác

Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm cá nhân “Nắng về ngang phố” của hoạ sĩ Văn Quân trưng bày 33 tác phẩm về Phố, chất liệu sơn dầu, sáng tác trong thời gian gần đây, ra mắt tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tuần cuối tháng 9. Tâm nguyện của tác giả: Dùng 100% tiền đấu giá tranh giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn chung cư mini Khương Đình, Hà Nội.
Hà Nội: Giáo viên đạt IELTS 6.5 trở lên được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Hà Nội: Giáo viên đạt IELTS 6.5 trở lên được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 4526/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình “Bồi dưỡng nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp” (Chương trình).
Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Không gian văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Pretoria nhân chuyến thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến Nam Phi từ ngày 14-17/9/2023 đã thể hiện sâu sắc với thông điệp "Nguồn cội, sức sống và sự tiếp nối".
Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp Bộ NN&PTTT năm 2023 đã bế mạc sau 5 ngày tổ chức tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ngoài thiên nhiên, núi non hùng vỹ được tạo hóa ban tặng, cao nguyên đá Đồng Văn còn có một bề dày văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em quy tụ, hình thành tại đây nhiều nét văn hóa rất khác biệt so với những vùng miền quê khác.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.
Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Sáng 14/9, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tới thăm, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Sau khi kính cẩn dâng lên các Anh hùng Liệt sỹ nén hương lòng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đầy nhọc nhằn lên với cao nguyên đá Hà Giang.
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Tối 13/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin, thống kê sơ bộ có 29 học sinh và 1 giáo viên là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân.
Cánh Diều Vàng 2023 - Sự kiện đánh dấu 20 năm thành công vượt mong đợi

Cánh Diều Vàng 2023 - Sự kiện đánh dấu 20 năm thành công vượt mong đợi

Cánh Diều Vàng 2023 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Lễ trao Giải Cánh Diều Vàng được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang. Sự kiện đánh dấu 20 năm Giải Cánh Diều Vàng thành công vượt mong đợi.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Trong 5 ngày (từ ngày 10 - 14/9) tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (TP Đà Nẵng), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2023.
Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Hai bên cùng bàn bạc, trao đổi xung quanh giải pháp nhằm giúp Trường ĐH Fullbright Việt Nam phát huy được tối đa tiềm năng theo mô hình giáo dục khai phóng.
Xem thêm
Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Không gian văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Pretoria nhân chuyến thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến Nam Phi từ ngày 14-17/9/2023 đã thể hiện sâu sắc với thông điệp "Nguồn cội, sức sống và sự tiếp nối".
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ngoài thiên nhiên, núi non hùng vỹ được tạo hóa ban tặng, cao nguyên đá Đồng Văn còn có một bề dày văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em quy tụ, hình thành tại đây nhiều nét văn hóa rất khác biệt so với những vùng miền quê khác.
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Sau khi kính cẩn dâng lên các Anh hùng Liệt sỹ nén hương lòng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đầy nhọc nhằn lên với cao nguyên đá Hà Giang.
Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm cá nhân “Nắng về ngang phố” của hoạ sĩ Văn Quân trưng bày 33 tác phẩm về Phố, chất liệu sơn dầu, sáng tác trong thời gian gần đây, ra mắt tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tuần cuối tháng 9. Tâm nguyện của tác giả: Dùng 100% tiền đấu giá tranh giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn chung cư mini Khương Đình, Hà Nội.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp Bộ NN&PTTT năm 2023 đã bế mạc sau 5 ngày tổ chức tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.