Cả nước có thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Cả nước vừa có thêm 22 sản phẩm OCOP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là sản phẩm 5 sao. Nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia lên 42 sản phẩm.

Sau 5 năm triển khai, chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã lan tỏa ra 63 tỉnh, thành. Mỗi sản phẩm OCOP không chỉ là đặc sản, sản phẩm đặc trưng riêng có, mà còn trở thành sứ giả quảng bá hình ảnh văn hóa, lịch sử của vùng đất và con người, nơi nó được sinh ra.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài.

Cả nước có thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 5 sao
Sản phẩm “Trà hoa vàng Quy Hoa” - sản phẩm OCOP 5 sao của Công ty TNHH TMDV và Xuất nhập khẩu Quy Hoa, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh. Ảnh: Phạm Hiếu
Nhiều địa phương đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, qua đó từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng sản phẩm trên thị trường, được người tiêu dùng tín nhiệm, giúp giá bán các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng bình quân trên 12%,. Hơn 60% chủ thể OCOP từ 3 sao trở lên đã có doanh thu tăng 17,6%/năm.

Giá trị từ câu chuyện sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP cũng góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh; đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp "đa giá trị", gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Thông qua chương trình, nhiều địa phương đã quy hoạch những vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn; đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.

Sợi tơ sen mỏng manh, qua bàn tay tỉ mỉ của người nghệ nhân đã trở thành những sản phẩm độc đáo chứa đựng những nét văn hóa Việt. Cũng vì thế, khăn tơ sen từng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ chọn làm quà tặng đại diện cho văn hóa dân tộc Việt Nam, khi dự Hội nghị G20 tại Nhật Bản.

"Người dùng tơ sen cảm thấy vinh dự vì lúc nào cũng như có bông hoa sen bên cạnh mình. Tôi đào tạo những lớp học sinh học nghề, đặt tình yêu vào tơ sen để phát triển nghề truyền thống của dân tộc", nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức, Hà Nội, chia sẻ.

Còn hợp tác xã tại vùng biên Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đã chọn cho sản phẩm một cái tên độc đáo: Chè Chốt 468. Bởi rừng chè xanh tốt hôm nay xưa kia là chốt điểm cao 468 - địa danh lịch sử của Hà Giang. "Chè Chốt 468 được bắt nguồn từ các bác cựu chiến binh, hồi xưa đã đóng quân tại các điểm chốt. Trong thời gian nghỉ ngơi, các bác đã tranh thủ đi hái những ngọn chè, về sao lại điểm đóng quân", anh Lý Đức Dân, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang, cho biết.

Mỗi sản phẩm, một câu chuyện, nhưng điểm chung là tìm được nét khác biệt, tạo ra giá trị văn hóa gắn với con người, địa phương. Giữa vô vàn sản phẩm trên thị trường, câu chuyện sản phẩm chính là công cụ hiệu quả để quảng bá cho thương hiệu OCOP.

"Câu chuyện sản phẩm gắn với lợi thế vùng miền, văn hóa, truyền thống, con người của làng xã đó, quyết định ấn tượng hay không với khách mua sản phẩm. Thậm chí khách có thể sẽ mong muốn về tận địa phương để tự mình trải nghiệm", ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP sẽ không chỉ dừng lại ở việc cấp sao cho sản phẩm, mà nó là một hành trình dài chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng. Từng câu chuyện sản phẩm thú vị đang tạo ra sức mạnh mềm chứa đựng dấu ấn, sự tự hào của mỗi vùng đất và cũng là đòn bẩy củng cố vị trí thương hiệu OCOP trong và ngoài nước.

Chương trình OCOP được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2021 - 2025) để nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thẳng thắn nhìn nhận, số lượng sản phẩm tăng nhanh, nhưng chưa thực sự bền vững. Một số địa phương còn chạy theo thành tích, xây dựng những sản phẩm không phải lợi thế, thiếu sự chủ động của các chủ thể khi tham gia chương trình. Đặc biệt công tác quản lý giám sát sản phẩm sau khi được công nhận cần các địa phương quan tâm hơn nữa./.

Các tin khác

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến kinh tế nông nghiệp hiện đại

Bà Rịa-Vũng Tàu: Hướng đến kinh tế nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang xây dựng lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhằm hướng đến phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.
Hà Nội: Sản xuất, kinh doanh nông sản bắt nhịp xu thế số

Hà Nội: Sản xuất, kinh doanh nông sản bắt nhịp xu thế số

Trong thời đại công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong các lĩnh vực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ sản xuất, việc buôn bán, kinh doanh nông sản cũng phải dần số hóa. Như đưa nông sản lên nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử...
Hải Phòng: Ô nhiễm các Trang trại lợn tại huyện Vĩnh Bảo đã khắc phục nhưng chưa triệt để

Hải Phòng: Ô nhiễm các Trang trại lợn tại huyện Vĩnh Bảo đã khắc phục nhưng chưa triệt để

Hàng chục trang trại lợn ( từ 300 - 900 con/1 trang trại) tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng đến hiện tại vẫn đang trong quá trình “khắc phục” mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt người dân quanh khu vực.
Giới thiệu tiêu chuẩn nông sản hữu cơ của Liên minh châu Âu tới Việt Nam

Giới thiệu tiêu chuẩn nông sản hữu cơ của Liên minh châu Âu tới Việt Nam

Mới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông dân hữu cơ Đức tại Việt Nam (Naturland) đã tổ chức Hội thảo “Làm thế nào để cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm? Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của Liên minh châu Âu (EU) và Naturland vào thực phẩm của chúng ta”.
Quảng Nam: 2 tàu cá bị lốc xoáy, sóng đánh chìm, 15 người đang mất tích

Quảng Nam: 2 tàu cá bị lốc xoáy, sóng đánh chìm, 15 người đang mất tích

Ông Phạm Viết Tích, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết có 2 tàu cá của ngư dân bị chìm, hiện còn 15 người mất tích trên biển. Hiện các cơ quan chức năng của tỉnh đang tập trung lực lượng tìm kiếm.
Việt Nam triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU

Việt Nam triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 4.
Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 – Bộ Nông nghiệp và PTNT đang gấp rút hoàn thành những công việc tại công trình Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk.
Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Chị Đàm Thị Hoài (SN1976, ở thôn Phai Làng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, Lạng Sơn) đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, trở thành hộ gia đình khá giả của xã và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chị đã trở thành nông dân duy nhất của tỉnh Lạng Sơn lọt vào top 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.
Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Liên quan đến việc mua giống khoai sắn (mì) HN3 chưa được công bố lưu hành đưa vào "sản xuất thí điểm” tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mà Tầm Nhìn-Tri thức & Cuộc sống đã phản ánh, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Bộ NN&PTNN đã kết luận Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp vi phạm Luật trồng trọt.
Cấu trúc lại ngành  kinh tế thủy sản bền vững

Cấu trúc lại ngành kinh tế thủy sản bền vững

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để giảm gánh nặng nhà nước về xây dựng cảng cá, hướng tới mục tiêu lâu dài là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, có tính cạnh tranh cao.
Hà Tĩnh: Nạn sâu róm “bùng phát” tàn phá hàng nghìn ha rừng thông

Hà Tĩnh: Nạn sâu róm “bùng phát” tàn phá hàng nghìn ha rừng thông

Hơn 2.000ha rừng thông ở Hà Tĩnh nhiều tháng qua bị sâu róm gây hại với mật độ lên đến 400 con sâu/cây. Sâu róm phá hoại gây trụi lá, có thể khiến cây thông bị khô chết.
Giá gạo tăng nhanh, Việt Nam nâng diện tích sản xuất lúa

Giá gạo tăng nhanh, Việt Nam nâng diện tích sản xuất lúa

Cục Trồng trọt cho biết đã bố trí nâng diện tích sản xuất lúa gạo vụ Thu Đông ở ĐBSCL từ 650.000 lên 700.000 ha. Các bộ, ngành và địa phương sẽ tập trung các giải pháp về kỹ thuật, hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nông dân để tăng xuất khẩu gạo.
Nghệ An: Đang neo đậu ở cảng, nhiều tàu cá bất ngờ bốc cháy dữ dội

Nghệ An: Đang neo đậu ở cảng, nhiều tàu cá bất ngờ bốc cháy dữ dội

Khoảng 6 tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì một chiếc tàu bỗng nhiên bốc cháy và cháy lan sang các tàu khác neo đậu cùng.
Nghệ An: Chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Nghệ An: Chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Việc ban hành Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi của HĐND tỉnh Nghệ An nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong điều kiện chi phí chuyến biển tăng cao hiện nay, đồng thời động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
Nghệ An: Phát hiện xác cá mập voi dài 8m nặng hơn 2 tấn dạt vào bờ biển

Nghệ An: Phát hiện xác cá mập voi dài 8m nặng hơn 2 tấn dạt vào bờ biển

Một tàu đánh bắt cá gần bờ phát hiện xác một con cá mập voi dài khoảng 8m, nặng khoảng 2 tấn đang trôi dạt vào bờ biển.
Xem thêm
Hải Phòng: Công ty TNHH Thụy Phúc cần có phương án khắc phục ô nhiễm môi trường

Hải Phòng: Công ty TNHH Thụy Phúc cần có phương án khắc phục ô nhiễm môi trường

Theo đơn thư của nhân dân thôn Thắng Lợi xã An Hưng, An Dương TP. Hải Phòng, xưởng sản xuất của Công ty này xả mùi và nước thải chứa chất độc hại ra môi trường từ khá lâu, dù được kiến nghị nhiều lần nhưng tình trạng xả thải gây ô nhiễm vẫn không chấm dứt.
Đắk Lắk: Xuất hiện hàng loạt điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép trên Quốc lộ 29

Đắk Lắk: Xuất hiện hàng loạt điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép trên Quốc lộ 29

Hàng loạt điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép đã xuất hiện trên trục đường Quốc lộ 29 đi qua địa phận của hai huyện Ea Kar và Krông Năng của tỉnh Đắk Lắk.
Sông Hinh – Phú Yên: Xuất hiện điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép tại xã Ealy

Sông Hinh – Phú Yên: Xuất hiện điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép tại xã Ealy

Một điểm băm gỗ dăm có dấu hiệu trái phép vừa xuất hiện tại thôn 2/4 xã Ealy (Sông Hinh – Phú Yên) và cách quản lý điều hành rất mập mờ, có dấu hiệu bao che của lãnh đạo địa phương này khiến cho người dân vô cùng búc xúc.
Bình Định: Kiến nghị thanh tra lại toàn diện hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà

Bình Định: Kiến nghị thanh tra lại toàn diện hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà

Lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định vừa có Quyết định xử phạt Công ty Minh Quân về hành vi khai thác đất ngoài toạ độ cấp phép. Tuy nhiên, người dân địa phương không đồng tình với kết quả kiểm tra của xã Bình Nghi và họ kiến nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khẩn thiết thành lập đoàn Thanh kiểm tra lại toàn bộ hoạt động khai thác đất tại Hòn Ổ Gà.
Buôn Đôn - Đắk Lắk: Ngang nhiên khai thác đá trái phép ở xã Tân Hòa, chính quyền không hay ?!

Buôn Đôn - Đắk Lắk: Ngang nhiên khai thác đá trái phép ở xã Tân Hòa, chính quyền không hay ?!

Các đối tượng ngang nhiên khai thác đá trái phép trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, vận chuyển đi nơi khác, tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn không hay biết.
M Đrắk - Đắk Lắk: Nhức nhối nạn cát tặc tại xã Ea Pil

M Đrắk - Đắk Lắk: Nhức nhối nạn cát tặc tại xã Ea Pil

Xuất hiện nhiều điểm khai thác cát trái phép tại xã Ea Pil (M Đrắk – Đắk Lắk), nghiêm trọng hơn là vấn nạn trên diễn ra trong thời gian dài và hoạt động rất công khai, nhưng các cơ quan chức năng của địa phương vẫn không hề hay biết?