Cảm xúc tập thơ “Đất nước” của một nhà báo ở tuổi “xưa nay hiếm”

Nguyễn Xuân là nhà báo xông xáo đã có hơn 30 năm tuổi nghề. Ông còn có 20 tuổi quân trên nhiều chiến trường ác liệt chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nhưng ông lại là “nhà thơ trẻ” bởi “Sáu mươi xuân muộn mới thi nồng”, biệt danh do ông tự xưng tại lễ kết nạp ông vào Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa năm 2019. “Nhà thơ trẻ”, cái biệt danh dễ thương ấy theo ông từ đó.

Tập thơ “đầu tay” của Nguyễn Xuân là Hồn Xuân được xuất bản vào năm 2017. Năm 2018 ông cho xuất bản hai tập (1 và 2) truyện ký “Muôn nẻo đường Xuân”. Năm 2019 tập thơ thứ 2 có tên “Tự hào” ra đời và năm nay 2022 tập thứ ba mang tên “Đất nước” được xuất bản. Cả 5 tập đều do NXB Hội Nhà Văn ấn hành. Đó là chưa nói ông còn 6 tập “Nước mắt của đất” mỗi tập có độ dày trên dưới 300 trang đang chờ xuất bản.

Cảm xúc tập thơ “Đất nước” của một nhà báo ở tuổi “xưa nay hiếm”
Tập thơ Đất nước.

Không nói hai tập thơ và 2 tập sách trước (hai tập sách, tôi đã giới thiệu), nay tôi xin đề cập đôi điều về tập ĐẤT NƯỚC. Tập thơ có 65 bài, với 171 trang, trong đó có một trường ca mang tên Nhân Dân gần 800 câu thơ. Nguyễn Xuân cho biết ông viết trong hai năm (2020 -2021), riêng Trường ca Nhân Dân thì viết từ nhiều năm nay và là tác phẩm ông trăn trở nhất, dành nhiều thời gian nhất. Dù như thế nào đi chăng nữa, với tôi, thì đó là một kết quả đáng khâm phục.

Đất nước của Nguyễn Xuân viết về nhiều đề tài, nhiều nội dung của quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè, lịch sử, và chuyện hàng ngày của xã hội, mang đậm hơi thở của cuộc sống. Ông khắc khoải với nỗi niềm của người dân và trăn trở chuyện nhân tình thế thái.

Đề tài trong Đất nước khá phong phú, nhưng tôi thấy có mấy vệt đáng chú ý. Đó là: Năm 2020 mưa lũ tàn phá miền Trung, ông có loạt bài: “Nỗi đau”, “Các anh đã ra đi”; “Đau lắm Hướng Hóa ơi”; “Quảng Nam”, … “Bút cạn hết mực rồi/ Không viết thêm được nữa/ Quảng Nam ơi/ Đổ nát, tan hoang, xơ xác/ Nỗi đớn đau chồng chất đến vô cùng!”. Thời điểm đầy cảm xúc đó, thơ ông đã làm bao người xúc động đã cảm ơn ông nói hộ lòng mình. Và rồi, trong cơn hoạn nạn đã xuất hiện vô số những tấm lòng. Khắp cả nước hướng về miền Trung, chia sẻ cùng đồng bào miền Trung. Thơ của Nguyễn Xuân lại đến với đồng bào miền Trung qua những tấm lòng vàng của Nhân dân cả nước. Các mẹ, các chị, các em học sinh khắp mọi miền quyên góp từng đồng tiền ăn sáng, từng tấm áo “mẹ vá năm xưa”, từng gói mỳ tôm, thùng nước uống; gói từng chiếc bánh chưng, bánh tày gửi đến miền Trung...

Một chuyến đi thực tế của Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa qua các tỉnh Tây Nguyên năm 2020. Nguyễn Xuân đi đến đâu có thơ đến đó. Trước chuyến đi ông có bài thơ Tây Nguyên: “Tây nguyên ngút ngàn xanh/ Xanh của đại ngàn/ Xanh của trời đất/ Của hoa thơm trái ngọt bốn mùa”. Lên bản Đôn ông có bài Bản Đôn: “Một đảo xanh trù phú của dân làng/ Bản Đôn giữa Thu, trời Thu xanh/ Cảnh quan mộng mỵ/ Đắm chìm trong sương”.

Cảm xúc tập thơ “Đất nước” của một nhà báo ở tuổi “xưa nay hiếm”
Vợ chồng nhà báo - nhà thơ Nguyễn Xuân và hai cháu nội, du Xuân đầu năm mới.

Cuộc chiến chống Covid-19 đợt 4 vào thời điểm giữa năm 2021 là một đại dịch không của riêng ai mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Có lẽ do ông phải thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh với trên 130 tin bài đăng trên 3 tờ báo (Doanh nghiệp và Hội Nhập, Điện tử Tầm Nhìn và Ngaymoioline); được UBND tỉnh Khánh Hòa tặng Bằng khen nên với thơ ông viết không nhiều, chỉ xấp xỉ hơn chục bài. Tuy nhiên, đó là những bài thơ, vần thơ mạnh mẽ, thiết tha, ca người sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, động viên các chiến binh áo trắng, cán bộ chiến sỹ Quân đội, Công an… xông pha “trận mạc” quên mình cứu dân. Vào những thời điểm gay cấn nhất, ông có những lời thơ xé ruột, đau lòng: “Phi Nhung ơi em đi thật rồi sao?”; “Tuấn ơi sao vậy con?”… “Ngày ra đi tuổi thanh niên/ Vai rộng thân dài/ Khi trở về nắm tro tàn trong lọ/ Vì sao xảy ra nông nổi đó?/ Oan khiên lơ lửng trên đầu/ Nỗi đau cứ đè nặng tâm sâu!”. Ông động viên người dân vượt qua cơn hoạn nạn. “Hỡi quốc dân, hỡi đồng bào/ Cách ly xiết chặt như bao nước người/ Khẩu trang che tạm nụ cười/ Tương lai sẽ hết một thời lao đao”. Ông xót xa khi nghe tiếng chuông cầu hồn cho hơn hai vạn sinh linh đã qua đời vì đại dịch. “Tiếng chuông cầu hồn/ Lay động trời đất/ Mưa xối xả ba miền/ Hoàng hôn, hoa lục bình tím ngắt/ Bồng bềnh dòng sông tang thương”...

Mảng thơ dành cho gia đình, vợ con, bạn bè và bản thân cũng là một mảng đáng ghi nhận của Nguyễn Xuân trong Đất nước. Ông viết cho vợ, hai con trai, hai con dâu và ba cháu nội. Ông yên lòng khi ở tuổi bảy mươi mà tình cảm vợ chồng vẫn tràn đầy hương sắc. Ông vui mừng khi con cái trưởng thành. “Sinh nhật con dâu Công ty tràn ngập hoa/ Cha mẹ ở xa không có gì gửi tặng/ Con động viên: Từ trái tim sâu lắng/ “Ông bà ơi thôi đừng bận lòng/ Lặng lẽ mà đi đường có dài vẫn đến/ Bền bỉ kiên trì là mẹ thành công”/ Nghe con nói, lòng cha “mênh mông”.

Với ông cảm xúc trước giao thừa, khi trời đất chuyển mình từ năm cũ sang năm mới mặc dù ở tuổi ngoại bảy mươi, lòng dạ vẫn “Bâng khuâng”. Tháng 6 có sinh nhật của ông cũng là ngày Báo chí cách mạng, ông rộn ràng như trẻ lại. “Tháng sáu gặp ai/ Cũng nở nụ cười/ Chúm chím xinh xinh như lẵng hoa tuyệt diệu/ Thổn thức tuổi già/ Sống lại thời niên thiếu”. Mặc dù không còn trẻ, nhưng đôi khi ông cũng mơ mộng “Ai bê trọn cả chị Hằng/ Đặt lên mỏm đá Hòn Chồng Nha Trang”. Rồi ông lại hết sức vững vàng của một người trụ cột gia đình: “Đêm giao thừa/ Thắp hương đỏ đèn/ Khấn vái ông bà, tổ tiên/ Thần hoàng bản địa …/Phù hộ độ trì/ Cầu phúc, cầu tài, cầu lợi, cầu bình yên/ Nhất âm, nhất dương vạn tuế”.

Rất vui là ông còn có riêng cho mình cả bài thơ “Với trâu” (ông cầm tinh con trâu). Sau khi kể hết nỗi vất vả, cực nhọc của con trâu, ông thốt lên 4 câu đầy dí dỏm, lạc quan “Thôi thì kiếp phận đến đây/ Nên đành cày cuốc cho “tày” chí trâu/ Có gì đâu, có gì đâu/ Cỏ non còn đợi, nên trâu tìm về”.

Đề tài liên quan đến lịch sử, tôi thấy ở tập này Nguyễn Xuân đề cập khá nhiều. Cụ thể: “Trước mẹ”, viết về bà Nguyễn Thị Bích Châu, một nhân vật lịch sử thời Trần, đã có đền thờ nơi Làng Khẩu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh quê ông từ gần 700 năm nay. “Ôi lòng Mẹ mênh mang/ Như biển cả như đại ngàn/ Tháng tháng năm năm dìu bước đàn con/ Vượt đường đời sóng gió/ Hun đúc khí phách ngàn năm/ Dân làng Khẩu, cửa sông Kỳ Hoa/ Một lòng ghi tạc”. Nguyễn Xuân nhớ đến Nguyễn Du bằng bài thơ lục bát “Mơ màng”, sở trường của Đại Thi hào bằng những câu lục bát rất hàm chứa: “Sự đời đảo ngược nổi trôi/ Anh hùng chết đứng, được thời súc sinh/ Gái xinh hoa lệ thân mình/ Lầu xanh gác tía, mối tình đa đoan”.

Rồi ông nhớ đến Quang Trung - Nguyễn Huệ, nhớ đến công chúa Ngọc Hân, khi đến thăm Bảo tàng Quang Trung - Nguyễn Huệ ở Bình Định. Đến đây ông xúc cảm thực sự, ông viết về công chúa Ngọc Hân: “Lấy chồng, mười sáu trăng tròn/ Anh hùng áo vải nước non nghiêng mình”. Khi ngai vàng sụp đổ, tai họa ập đến chẳng những với Quang Trung mà cả Ngọc Hân và hai con thơ dại của Hoàng đế thì giọng thơ của ông lại chùng xuống, lời thơ như kể: “Tam Kiệt tan nát cơ đồ/ Bị tru di tam tộc/ Để lại đời sau nỗi đau vô bờ/ Và buồn tiếc ngẩn ngơ”. Nhưng danh tiếng của Tây Sơn Tam Kiệt và Ngọc Hân Công chúa thì không thể dập tắt mà mãi mãi đi vào lịch sử Đất nước!.

Cảm xúc tập thơ “Đất nước” của một nhà báo ở tuổi “xưa nay hiếm”
Một số tác phẩm của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Xuân đã xuất bản

Với bạn bè ở tập thơ này Nguyễn Xuân viết hơi ít, tôi thấy chỉ có vài bài: “Về nơi tổ ấm”, “Tiếng anh”, “Thanh thản”… Thế nhưng, vẫn gây ấn tượng. “Bốn mươi năm tiến bước dưới quân kỳ/ Ngày trở về anh là vị tướng/ Sáng sáng, chiều chiều cùng bạn bè vui nhộn/ Tắm biển, làm thơ nhìn lại chặng đường” (Thanh thản).

Tuy nhiên, “Bài thơ” mà tôi tâm huyết lại là bài thơ dài nhất: TRƯỜNG CA NHÂN DÂN. Nếu tôi không nhầm thì chưa thấy nhà thơ nào viết trường ca về Nhân Dân. Có thể đã có, nhưng ở góc độ này hay góc độ khác. Riêng Nguyễn Xuân, ông đã đi thẳng vào NHÂN DÂN, dành trọn cho Nhân dân cả bản Trường ca. Ngay bố cục của Trường ca: Mở đầu; Nhân dân là ai; Sức mạnh Nhân dân; Trắc ẩn lòng dân; Về với Nhân dân và Lời kết đã nói lên tất cả. Có lẽ cần có riêng cho Trường ca Nhân dân của Nguyễn Xuân một bài viết để nói kỹ hơn, sâu sắc hơn những gì ông gửi gắm, còn ở đây tôi chỉ đề cập đến vài điều khái quát. Mở đầu Trường ca Nguyễn Xuân thổ lộ: “Tôi viết Trường ca này cho Nhân dân/ Chính cho tôi chứ không ai khác/ Bởi tôi là dân, muôn thuở Người dân”. Tôi đã nghe nói nhiều về khái niệm “Dân cũng có ba bảy loại dân”; ý nói không phải ai cũng tốt đâu cho nên khi nói về Nhân dân cũng nên phân loại chứ không thể “vơ đũa cả nắm”. Còn với Nguyễn Xuân, tôi thấy ông cũng có cách nhìn như vậy nên ông liệt kê ra vô số loại dân từ người anh hùng, bậc vĩ nhân đến chú tiều phu, bác nông dân, tên bán nước, kẻ đầu trộm đuôi cướp, lê la kiếm ăn đầu đường xó chợ… nhưng tất cả rồi đều gói gọn trong mấy câu “Nhân dân là đồng bào, như Bác Hồ vẫn gọi/ Đều sinh ra từ trăm trứng Mẹ Âu Cơ… và rồi ông đưa ra một Kết luận hết sức trân trọng.: “Dẫu vật đổi sao dời thì Nhân dân vẫn là muôn thuở”!.

Tôi bắt đầu nghe tiếng gọi thân thương, gần gũi và ấm lòng khi Nguyễn Xuân mô tả “Sức mạnh Nhân dân”. Có thể nói đây là bản tổng kết lịch sử đất nước, đặc biệt là lịch sử hai cuộc cách mạng chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ biên cương, bờ cõi cũng như những năm tháng xây dựng Chủ nghĩa xã hội, để Việt Nam hùng cường, giàu mạnh. Lịch sử đó thật gian khổ, ác liệt, hy sinh, nhưng vẻ vang, … được dẫn dắt qua từng năm tháng, từng chặng đường, từng địa danh, từng con người… Tất cả được Nguyễn Xuân đưa vào Trường ca một cách khéo léo, mạch lạc, với thể thơ tự do, âm điệu dõng dạc, hào hùng. “Sức mạnh Nhân dân như nước, như lửa, như thánh, như thần…/ Chôn vùi hết mọi mưu ma chước quỷ”. Ông thể hiện bằng cảm xúc khá dí dỏm, thành thực đến dễ thương khi Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đặt tên cho các tổ chức cơ quan, đơn vị quan trọng như Quân đội, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát… kèm thêm hai chữ Nhân dân. Đến đường lối chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc cũng “Chiến tranh Nhân dân”. Sức mạnh Nhân dân, vai trò của Nhân dân đúng là không thể tả xiết, cho nên Nhà nước của ta phải là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, phải chịu sự giám sát của Nhân dân.

Tuy thế, thực tiễn nhiều năm qua, nhất là những năm gần đây, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã thoái hóa, biến chất, tự diễn biến, tự chuyển hóa, không còn xứng đáng với vai trò là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, làm cho lòng dân trắc ẩn. Chương 3 “Trắc ẩn lòng dân”. “Tháng tháng, năm năm tự ngắm lại mình/ Một bộ phận đã thân rồng, đầu rắn/ Xu thế chung là “phai đoàn nhạt Đảng”/ Lợi ích cá nhân vun vén tháng ngày/ Nên nguy cơ đang làm lung lay/ Từ gốc rễ và tảng nền chế độ”… Nguyễn Xuân đã thống kê một loạt vụ việc, hàng trăm hành vi, ở nhiều địa phương; diễn tả nó bằng thể thơ tự do nhưng đầy tính chiến đấu làm cho ai đã đọc đều cảm thấy thuyết phục. Ông còn tỏ ra chưa hài lòng về công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng. Nguyễn Xuân đặt câu hỏi: “Chống tham nhũng chống ai và ai chống?/ Phải tìm cho ra, gốc rễ ngọn ngành”. Rồi ông nêu ra và chứng minh một loạt sự bất cập trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay, mạnh dạn góp ý với Đảng cần đổi mới, cải cách trong chống tham nhũng. “Chống tham nhũng là chống lại mình/ Nên không thể và không dễ gì chống được/ Dẫu Đảng có quyết tâm chiến lược/ Mà không nhờ sức mạnh của Nhân dân”. Ông Kết luận: Để có quyết sách chống tham nhũng thì một trong những biện pháp quan trọng nhất, nếu không muốn nói là duy nhất đó là phải “Về với Nhân dân”.

Theo Nguyễn Xuân thì sở dĩ phải về với Nhân dân là vì “Đảng đang dần xa dân”. “Về với Nhân dân là về với chính mình/ Bởi không phải ai sinh ra ngay từ đầu đã làm cán bộ”. Nhưng muốn về với Nhân dân, cán bộ, đảng viên phải “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” như Bác Hồ đã dạy. Phải “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ, đảng viên ta đã nêu gương. Phải đặt lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc lên trên hết. Phải chịu sự giám sát của Nhân dân… Có như vậy Nhân dân mới tâm phục khẩu phục.

Cảm xúc tập thơ “Đất nước” của một nhà báo ở tuổi “xưa nay hiếm”
Nhà báo Đoàn Minh Long - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa

Tôi không bàn thêm về lời kết của Trường ca vì theo tác giả thì Trường ca Nhân Dân cũng chỉ là đôi điều rút ra từ ruột gan, tâm khảm của đứa con đất Việt để chia sẻ, đóng góp, tâm tư với Đảng. Hơn nữa bài viết cũng đã khá dài nên để kết thúc, tôi xin bày tỏ một chút chính kiến của mình về mặt chưa được của Đất nước. Đó là sự dàn trải ở các đề tài. Một số bài thơ, đoạn thơ còn mang tính tự sự, kể lể. Ngôn ngữ thơ nhìn chung chưa thật trau chuốt. Vẫn chưa có nhiều bài thơ được xem là điểm chốt, làm lay động lòng người. Tôi nghĩ đó cũng là chuyện thường tình.

Nhìn chung theo tôi Đất nước của Nguyễn Xuân là tập thơ đáng ghi nhận; là tiếng nói từ tấm lòng của một con người ở tuổi “xưa nay hiếm”. Tôi xin mượn mấy câu thơ trong bài ĐẤT NƯỚC của ông để kết thúc bài viết này: “Đất vẫn thế và nước thì muôn thuở/ Buổi hồng hoang sông núi đã có rồi/ Cha Lạc Long Quân xuống biển/ Mẹ Âu Cơ lên đồi/ Để dòng máu Lạc Hồng âm vang/ Ngân nga chiều dài năm tháng”… “Đất nước của hôm nay và ngày mai/ Bắc - Trung - Nam ngược xuôi một dãả/ Từ Hà Tiên - Kiên Giang ra Quảng Ninh - Móng Cái/ Từ biển cả đến núi rừng/ Bốn mùa đơm hoa kết trái/ Tổ quốc hóa rồng, Đất nước thành tiên”.

Trân trọng giới thiệu tập thơ Đất Nước trong đó có trường ca Nhân Dân của nhà thơ ở tuổi “Xưa nay hiếm”. Chúc tác giả thật nhiều sức khỏe, tâm huyết và tràn trề bút lực để tiếp tục tỏa sáng.

Nhà báo Đoàn Minh Long

(Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa)

Có thể bạn quan tâm

SHB đồng hành cùng các dự án năng lượng tại Việt Nam

SHB đồng hành cùng các dự án năng lượng tại Việt Nam

Mới đây, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) vinh danh là Ngân hàng thu xếp vốn đầu tư hiệu quả cho các dự án năng lượng tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021. Giải thưởng là sự công nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của SHB trong hành trình “xanh hóa” dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Thơ Nguyễn Xuân: "Chở Xuân về, lộc biếc, trời xanh"

Thơ Nguyễn Xuân: "Chở Xuân về, lộc biếc, trời xanh"

Tác giả Nguyễn Xuân (tên thật là Nguyễn Xuân Đương), một CCB, một đảng viên gần 50 năm tuổi Đảng, một Nhà báo, Nhà thơ cao tuổi, cứ mỗi độ mùa Xuân về, thường gửi cho điện tử Tầm Nhìn một chùm thơ về Mùa Xuân, trong đó có những câu thơ rất đáng suy ngẫm: "Tết đang đến gần mà ta bâng khuâng/ Chuyện trời đất,/Chuyện nhân gian, thế sự/ Chuyện đong đưa dăm ba con chữ/ Chở Xuân về/ Lộc biếc, trời xanh!"...
Petrovietnam gắn liền với sự phát triển của đất nước

Petrovietnam gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước. Petrovietnam đã trải qua nhiều thăng trầm để cho thấy rằng vai trò của Tập đoàn là cần thiết và không thể thay thế trong tiến trình phát triển của Việt Nam.

Các tin khác

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Ngày 29/5, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của cơ quan Công an về việc tạm giam ông Đậu Bình (47 tuổi, là thầy giáo dạy Toán, Trường THCS Mỹ Duệ, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) để điều tra hành vi dâm ô với nữ sinh lớp 6.
Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.
Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Đại diện Bộ Y tế vừa lên tiếng chính thức về việc một số cơ sở giáo dục có sử dụng tổ hợp môn Văn để xét tuyển vào ngành y khoa.
Nghệ An: Chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án cô giáo Lê Thị Dung

Nghệ An: Chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án cô giáo Lê Thị Dung

Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vào 8h ngày 12/6/2023.
Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Ngày 24/5, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ trao học bổng lần thứ 1 năm 2023 cho 17 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế.
Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Một cô giáo tại trường mầm non ở TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bị tạm đình chỉ công tác, vì đã có hành vi tát bé trai 31 cái trong bữa ăn.
Ngành Giáo dục lên kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Ngành Giáo dục lên kế hoạch hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành Giáo dục năm 2023.
Hà Nội: Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cấp Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Hà Nội: Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cấp Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Sáng 24/5, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đối với các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Nội: Tuyên dương 759 học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2022 - 2023

Hà Nội: Tuyên dương 759 học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2022 - 2023

Ngày 24/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2022-2023. 759 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,2 triệu học sinh các cấp học Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi lễ. Tại lễ tuyên dương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã gửi lẵng hoa chúc mừng thành tích của học sinh Thủ đô.
Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương

Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương

Có thể mở cơ chế thoáng để nhà trường hợp đồng, mời chuyên gia từ Bảo tàng, Sở Văn hóa tỉnh... về thỉnh giảng với chủ đề phù hợp nội dung môn học Giáo dục địa phương sẽ thu hút học sinh hơn.
Vụ phụ huynh và học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?

Vụ phụ huynh và học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về việc một học sinh trường tư thục ở Hà Nội tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định).
Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xem thêm
Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội Tình yêu” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp, nhân văn của truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” trên mảnh đất Hồng Vân (huyện Thường Tín) ca ngợi tình yêu ngọt ngào, lãng mạn của đôi lứa; tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Trong 03 ngày 19-21/5/2023, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển du lịch xã Hồng Vân đã long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Tình yêu năm 2023.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 21/5, quận Tây Hồ, Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 995 Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu” Đền Đồng Cổ, phường Bưởi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.
3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

Mùa hè 2023, độc giả Việt Nam được thưởng thức ba tác phẩm của nhà văn Annie Ernaux, gồm “Một người phụ nữ”, “Cơn cuồng si” và “Nỗi nhục”. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.
Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ được dịch của tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu, phát hiện thêm nhiều bản dịch "Nhật ký trong tù" ở các nước Băc Âu và châu Âu.
Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Sáng 18-5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và Thời báo Văn học nghệ thuật đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Cuộc thi, khơi dậy niềm tự hào và nêu cao trách nhiệm xã hội cũng như nghề nghiệp của lực lượng văn nghệ sĩ, góp phần xây dựng Liên hiệp và các tổ chức thành viên ở Trung ương cũng như địa phương ngày càng vững mạnh...
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Ngày 29/5, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của cơ quan Công an về việc tạm giam ông Đậu Bình (47 tuổi, là thầy giáo dạy Toán, Trường THCS Mỹ Duệ, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) để điều tra hành vi dâm ô với nữ sinh lớp 6.
Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.