“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 3)

Cho đến bây giờ giữa tôi và anh Lê Bá D., cũng như ông Lê Xuân Thơm và Công ty TNHH Hải Đăng không có gì cấn cá, mâu thuẫn; vẫn “Hồn ai nấy giữ”. Tuy nhiên, đã là nhà báo, đang là nhà báo thì phải có trách nhiệm xã hội và công dân của nhà báo. Trách nhiệm đó là bảo vệ công lý, lẽ phải; bảo vệ lợi ích của Đảng, Đất nước và Nhân dân.

Bài 3: Dự án căn cứ cách mạng Đồng Bò phải do Nhà nước quản lý, không thể giao hoặc hợp tác với bất cứ tổ chức, cá nhân nào!

Giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ về sau là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế việc Tết cổ truyền Qúy Mão 2023 vừa qua, trên một số ấn phẩm báo Xuân dưới hình thức quảng cáo và viết bài PR, như khẳng định Dự án căn cứ cách mạng Đồng Bò đã là của doanh nhân Lê Xuân Thơm, theo tôi là không đúng sự thật, hay nói thẳng ra là trái pháp luật. Xin đi sâu vào trường hợp điển hình về bài viết của tác giả Lê Bá D.

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về  cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 3)
Số Tết của tạp chí với 2 trang viết này của Lê Bá D. tụng ca ông Thơm và doanh nghiệp của ông “ăn khế trả vàng”, đồng chí đồng bào muốn biết vàng ấy trả cho ai sau khi ăn khế?

Bài viết có tựa đề rất hay, rất văn hóa: “Khu du lịch Hồ Kênh Hạ và chuyện ăn khế trả vàng”. Tôi không có điều gì chê trách, phàn nàn Ban biên tập Tạp chí, bởi các anh chị không thể biết thâm cung bí sử của câu chuyện này. Nhưng với tác giả Lê Bá D. thì lại khác.

Như tôi đã trình bày, nay không nhắc lại. Tác giả của bài viết rất hiểu về Dự án căn cứ cách mạng Đồng Bò cũng như Khu du lịch sinh thái hồ Kênh Hạ; hiểu những gì tôi đã làm mấy năm nay; những gì tỉnh Khánh Hòa đang cố gắng giải quyết. Vậy mà có bài viết như thế quả thực là có ý đồ không tốt. Lê Bá D. định mập mờ đánh lận con đen chăng?

Tại sapo bài báo, anh Lê Bá D. giải thích: “Khu du lịch Hồ Kênh Hạ, tên thương mại là Galina Lake View”. Đó là sự giải thích không đúng, chứng tỏ tác giả không hiểu hay cố ý không hiểu gì về sự kiện. Tôi đã từng nói, lúc đầu ông Thơm đặt tên cho khu du lịch là Mật khu Đá Hang, đắp bằng bê tông cốt sắt, sơn màu cam. Sau khi bị Ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa phê phán, cho rằng cái tên đó địch dùng để gọi Căn cứ cách mạng Đồng Bò của ta những năm đánh Mỹ nên yêu cầu tháo gỡ. Ông Thơm đã tự đập phá bảng hiệu đó nhưng rồi lại lấy tên Galina Lake View (tên khách sạn của ông ở đường Hùng Vương, Nha Trang) đúc dựng trên một tảng đá lớn nằm gọn giữa lòng căn cứ Đồng Bò. Vậy mà bài viết “Hồ Kênh Hạ và câu chuyện ăn khế trả vàng” lại được nhà báo CCB Lê Bá D. sử dụng tấm ảnh bảng hiệu Mật Khu Đá Hang đã bị đập bỏ nói trên làm ảnh “bìa” của bài viết. Tiếp đó tác giả thổi cảm hứng vào ông Thơm bằng các loại cỏ cây như rau má mang thương hiệu Thanh Hóa, cùng với nhiều loại cây khác được Lê Bá D. mang về từ “chiến trường xưa” ban tặng…

Ý tưởng quá lâm li bi tráng và cũng quá thâm sâu. “Ăn khế, trả vàng”. Ai ăn khế, ai trả vàng và trả cho ai? Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, biết bao thế hệ đồng bào, đồng chí đã phải nếm mật, nằm gai, hy sinh gian khổ để có ngày 2/4/1975 giải phóng Nha Trang. Sau giải phóng Nha Trang, đồng bào và chiến sỹ ta lại “thắt lưng buộc bụng” vượt qua thời bao cấp - cấm vận; gom góp từng đồng tiền, cắc bạc để có 22 tỷ đồng xây được cái “bảo tàng sống là căn cứ cách mạng Đồng Bò” để giờ đây ông Thơm được “trả vàng”? Có thể ý nghĩ này chưa chuẩn, nhưng ở góc độ nào đó thấy vô cùng chua chát (!).

Lê Bá D. không thể che đậy được ý đồ của mình khi tiếp tay cho ông Thơm “đánh bùn sang ao”, lấy các địa danh của Dự án căn cứ Đồng Bò ghép cho hồ Kênh Hạ như Đá Hang, hang Chỉ huy, Hậu cần, Quân y… cố tình cổ xúy, âm mưu biến cái phi lý thành cái có lý. “Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”. Chưa hết, và còn “rất tài” khi Lê Bá D. chỉ ở chiến trường Quảng Trị, vào Khánh Hòa sau giải phóng năm 1975, nhưng lại “thuộc nằm lòng đến từng trảng cát, hốc đá, rừng gai móc mèo, huyết dụ… ở căn cứ Đồng Bò”.

Các công trình được Lê Bá D. cho là của hồ Kênh Hạ và được nêu trong bài viết thì thật là trớ trêu bởi các công trình đó là của Dự án căn cứ Đồng Bò chứ không phải hồ Kênh Hạ. Một số công trình thụộc hồ Kênh Hạ, như “20 chòi câu cá lợp lá; bè nổi kích thước 25 x 25m kết cấu khung thép bao vật liệu nổi và một số phương tiện bơi lội” theo Giấy phép mà ông Đào Công Thiên cấp cho ông Thơm thì nay đã hư hỏng, mục nát. Bên cạnh đó một số công trình quan trọng khác thuộc Dự án căn cứ Đồng Bò như đường lên Đá Hang, lán Quân y, Hậu cần – là những địa danh ghi dấu ấn cách mạng, được tu tạo/ xây dựng bằng tiền (trong số 22 tỷ đồng) của Nhà nước và Nhân dân thì hầu như đã bị ông Thơm bỏ hoang, cỏ cây mọc um tùm.

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về  cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 3)
Hang quân y: Các hình ảnh ở cửa hang đã phai mờ, đường sá vào hang lầy lội, cỏ cây um tùm, che khuất các hình ảnh đã được tạo dựng từ dự án Căn cứ cách mạng Đồng Bò bằng tiền của Nhà nước và Nhân dân.

Chúng tôi đã từng chia sẻ với doanh nhân Lê Xuân Thơm vì một nhà kinh doanh du lịch bỗng dưng có trong tay một khu du lịch sinh thái tuyệt vời như Dự án căn cứ Đồng Bò mà mình không phải bỏ tiền đầu tư? Nhưng với kiểu cổ xúy sặc mùi thương mại của Lê Bá D. thì chúng tôi không đồng tình, thậm chí là phản đối quyết liệt. Lê Bá D. biết rất rõ Dự án căn cứ Đồng Bò là loại dự án như thế nào rồi, nhất là anh đã có một thời làm Trưởng Đại diện báo Văn Hóa. Chúng tôi khuyên anh Lê Bá D. nên nghiêm túc với chính mình, cố gắng tránh việc làm trái lương tâm và trách nhiệm, không nên cổ xúy cho những điều sai trái bằng những lời hoa mỹ.

Với một "bảo tàng sống" như chủ trương, thì không thể nào giao cho một doanh nghiệp, một doanh nhân. Đó là điều chắc chắn bởi tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nhân hoàn toàn khác một cơ quan thẩm quyền, ngành chức năng của Nhà nước. Cán bộ Nhà nước, ngành chức năng của chúng ta thời đại hiện nay đang có những mặt yếu kém về nhiệm vụ chuyên môn, có nơi còn “Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng không thể thiếu đến mức từ bỏ “trận địa” của mình đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó để giao cho đối tượng tư nhân kiếm lời.

Phải khẳng định trở lại: Chỉ có cơ quan chức năng, cán bộ chuyên ngành mới đủ kiến thức, tư duy, pháp nhân và trách nhiệm để đảm nhiệm một khu di tích như căn cứ cách mạng Đồng Bò. Có 1001 cách để Trung tâm quản lý di tích của Sở Văn hóa-Thể thao thực hiện hiệu quả Dự án căn cứ Đồng Bò mà không cần sự hợp tác của doanh nhân Lê Xuân Thơm. Bảo tàng sống để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thì người quản lý sử dụng phải biết nội dung của bảo tàng cần phải có những cái gì và làm gì để có? Ai là người đứng ra tuyên truyền giáo dục? Ai sẽ được giáo dục? Học tập truyền thống, giáo dục vào những thời điểm, đặt trong bối cảnh nào để có hiệu quả? Ngoài việc tái tạo không gian hiện vật, còn phải biên soạn tài liệu, xem xét, kiểm chứng, phê duyệt của ngành chức năng để đảm bảo sự thật, lịch sử và pháp lý? Việc đó là của Sở Văn hóa – Thể thao và Trung tâm quản lý di tích chứ không thể là của ông Lê Xuân Thơm và Công ty TNHH Hải Đăng!

Ngay việc bố trí một nhà trưng bày cũng phải được xây dựng đề cương, xác định nội dung, tìm kiếm, sưu tầm hiện vật, bố trí người quản lý, giới thiệu, chứ không thể được chăng hay chớ, đoàn này, đoàn nọ kéo đến đưa vào nhà tiếp đón rồi dẫn đi tham quan một vòng; chủ quản tặng quà để tri ân là xong. Bên cạnh đó còn phải xây dựng kế hoạch duy tu, tôn tạo hàng năm, dài hạn, chuẩn bị kinh phí để phát triển, nâng cao. Trường hợp doanh thu chưa đủ thì phải trích ngân sách nhà nước hỗ trợ, chứ không thể để tình trạng doanh nghiệp trích cho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu.

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về  cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 3)
Ông Lê Xuân Thơm không có quyền xóa căn cứ cách mạng Đồng Bò. Cách vị trí đặt biển này 500 m là Di tích căn cứ Đồng Bò chứ không phải là Khu du lịch GALINA LAKE VIEW, HỒ KÊNH HẠ. Phải hạ bảng hiệu này xuống ngay, y như đập bỏ bảng hiệu “Mật khu Đá Hang” trước đây vậy!

Chính vì thế chúng tôi kiến nghị: Dự án căn cứ Đồng Bò phải do Nhà nước quản lý, không thể giao hoặc hợp tác với bất cứ tổ chức, cá nhân nào! Hoặc nếu có hợp tác thì cho thuê kinh doanh những hạng mục nhỏ như nhà hàng, điểm checkin, câu cá, giữ xe… Chứ không thể cho thuê kiểu như Hợp đồng liên kết khai thác căn cứ chiến khu Đồng Bò giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Công ty TNHH Hải Đăng với đầy rẫy những điều nhập nhằng, mờ ám.

Riêng “Khu du lịch sinh thái hồ kênh Hạ, chúng tôi thấy Giấy phép số 68/GP-UBND cho Công ty TNHH Hải Đăng hoạt động du lịch trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Kênh Hạ với phạm vi quy mô và thời gian hoạt động 5 năm là văn bản không có tính pháp lý như ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết tại Văn bản số 8992/UBND-NC ngày 30/8/2020 mà chúng tôi đã đề cập. Nay thời gian đó đã sắp hết, nên xin kiến nghị UBND tỉnh có kế hoạch thu hồi. Đó là chưa nói nhiều hạng mục trên hồ Kênh Hạ như bè nổi, nhà hàng, chòi câu cá do xây dựng tạm bợ, thời gian sử dụng cũng đã mấy năm, nay hư hỏng, xuống cấp, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, lỡ hậu quả xấu xảy ra, lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về  cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 3)
Bè nổi hết sức tạm bợ, đã mục nát, xập xệ. Mặt sàn mấp mé nước. Ai dám đảm bảo khi có đông người lên đây ăn nhậu, vui chơi, hay gặp giông gió, lốc xoáy, sự cố nguy hiểm sẽ không xảy ra?

Để kết thúc bài viết này, một lần nữa chúng tôi xin bày tỏ thái độ: Không chấp nhận giao “Bảo tàng sống…” này cho bất cứ tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào!

Quan điểm, chủ trương của lãnh đạo từ Tỉnh ủy, UBND, các sở, ngành, địa phương đều đã nhất quán, do đó trong lúc chờ Quyết định của Bộ Tài chính, đề nghị UBND tỉnh sớm có quyết định hủy tất cả các văn bản trái pháp luật trước đó như: Biên bản tạm bàn giao… do đại tá Lê Văn Bình ký ngày 12/3/2014; Thông báo số 117/TB-UBND do ông Nguyễn Chiến Thắng ký ngày 18/3/2014; Hợp đồng liên kết khai thác du lịch số 215/HĐ-201/BCH – HĐ do đại tá Ngô Quang Trung ký ngày 15/4/2015. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao chuẩn bị cơ sở pháp lý, nhân sự, phương án quản lý, sử dụng, khai thác, tôn tạo di tích để khi có quyết định của Bộ Tài chính sẽ triển khai tiếp nhận, hoạt động; chỉ đạo Sở Tài chính chuẩn bị phương án làm việc với Công ty TNHH Hải Đăng để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách trong thời gian Công ty Hải Đăng quản lý, đầu tư, khai thác, sử dụng… Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị cơ sở pháp lý để thu hồi hồ Kênh Hạ.

Theo chúng tôi, cũng nên nhập Khu du lịch sinh thái hồ Kênh Hạ và căn cứ Đồng Bò để thống nhất khai thác, quản lý, sử dụng, bởi nếu đây là hai dự án khác nhau thì rất khó phân biệt đâu là căn cứ Đồng Bò, đâu là hồ Kênh Hạ làm hạn chế việc hỗ trợ lẫn nhau để phát huy tiềm năng của cả hai dự án. Phải xem xét trách nhiệm và xử lý những cán bộ làm sai dù người đó đang ở tù hay còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Một lần nữa chúng tôi mong và hy vọng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa hãy vì sự nghiệp chung mà sớm giải quyết dứt điểm vụ việc, đừng đùa dỡn với sự mất lòng tin của cán bộ, đảng viên, CCB, người dân và lực lượng vũ trang Nha Trang - Khánh Hòa./.

Nguyễn Xuân

Có thể bạn quan tâm

Mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 1 đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 1 đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 819/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 2)

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 2)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Đào Công Thiên kết luận chấm dứt hoạt động Khu du lịch sinh thái hồ Kênh Hạ, lại vô cùng bất ngờ và khó hiểu khi chỉ hơn 1 tháng sau đó lại chính ông Thiên... ký Giấy phép số 68/GP-UBND ngày 9/1/2019 cho Công ty TNHH Hải Đăng hoạt động du lịch ở hồ này?
“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về  Cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân  TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 1)

“Căn cứ cách mạng Đồng Bò” phải sớm được trả về Cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa! (Bài 1)

Tôi rất day dứt khi buộc phải trở lại đề tài này. Biết là phức tạp, đụng chạm, nhưng không còn cách nào khác. Phải để sự thật được khẳng định; pháp luật được thượng tôn; góp phần cùng Đảng, Nhà nước và Nhân dân đẩy lùi những thứ “tiêu cực” mà toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta đang ra sức thực hiện dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.

Các tin khác

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Dư luận xôn xao, cơ quan CSĐT Công an TP. Cam Ranh, không rõ vì lý do gì, mà nhiều vụ án có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, người dân liên tục có đơn tố giác, nhưng vẫn “vô tư” bỏ qua. Trong lúc đó người “phòng vệ chính đáng” thì lại “vô tư” khởi tố?!
Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Ông Đặng văn Quăng ngụ tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng (nay là xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng) tỉnh Tây Ninh, được giao đất theo diện gia đình chính sách, sử dụng ổn định trên 40 năm. Khi xảy ra tranh chấp thì Tòa án lại bênh vực cho kẻ gian!
Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề là nâng giá trị và sức cạnh tranh thị trường

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề là nâng giá trị và sức cạnh tranh thị trường

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các làng nghề Việt Nam, có giá trị to lớn cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là một yêu cầu hàng đầu để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của mỗi làng nghề.
Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Trong chuyến công tác từ ngày 8-10/9, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp với UBND TP. Pleiku, UBND Huyện Chư Prông, Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng tránh tai nạn bom mìn, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn, trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó…
Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của thầy, trò trường PTCS Xã Đàn
Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Sau khi thủy điện Bản Vẽ ra đời, có 73 hộ dân của tộc người Ơ Đu sống rải rác ở hai bờ sông Nậm Nơn (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An) được đưa ra khỏi lòng hồ về nơi tái định cư mới, từ đó bà con mới có nhà cửa khang trang, có đất đai màu mỡ và được hướng dẫn tăng gia sản xuất...
Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Thấy bà con nông dân nuôi nghêu ngày đêm vất vả nhưng bỗng chốc trắng tay, vì chưa kịp thu hoạch thì nghêu đã chết, nên ông đã bỏ công sức, tiền của, thời gian để nghiên cứu thành công quy trình nuôi loài hải sản khó tính này giúp bà con nông dân. Ông là cựu Đại tá Công an - GS.TSKH Vương Khả Cúc.
Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Tối 27-8, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND một số tỉnh, thành phố khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Vào đầu tháng 8 vừa qua, tôi được tham gia tuần đại lễ chào mừng tuổi 30 của Tập đoàn Vingroup. Trải nghiệm không thể nào quên này gợi lên câu hỏi: Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?
Lá thư gửi cho con!

Lá thư gửi cho con!

Con hãy đọc lá thư này khi con trưởng thành, theo đuổi đam mê của mình. Bố không mong con lựa chọn sự giàu sang, phú quý, nhưng bố khuyên con hãy nỗ lực, phấn đấu để cống hiến cho đất nước, cho Nhân dân… như nghị lực, sức mạnh và điều tuyệt vời từ cuốn sách bố chia sẻ.
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Nhiều hiện vật, nhiều câu chuyện cảm động về bộ đội Trường Sơn và thanh niên xung phong trong những năm tháng ác liệt mở đường mòn Hồ Chí Minh, giành độc lập thống nhất dân tộc. Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh đã khiến các khách tham quan rưng rưng cảm động, nhất là các cựu quân nhân các lực lượng vũ trang.
Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Sáng 8/8, UBND huyện Hưng Nguyên đã tiến hành cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất tại xóm Phúc Long, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) để thực hiện Dự án Xây dựng và Kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP.
TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

Dự án 152 Trần Phú là “đất vàng” Vinataba nằm trong khu vực sầm uất bậc nhất TP HCM. Khu đất có vị trí có 3 mặt tiền đường: Trần Phú – Lê Hồng Phong
Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Khu đất 152 Trần Phú có 3 mặt tiền, rộng hơn 30.000m2 được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)
Xem thêm
Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Dư luận trong dịp này đang hết sức quan tâm phiên Tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu". Cần có chính sách khoan hồng với những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã có đơn tự thú và khai báo thành khẩn, rõ ràng; từ đó giúp cho cơ quan điều tra có cơ sở bóc gỡ được vụ án một cách nhanh chóng và chính xác.
Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Hàng trăm khách hàng mua đất nền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn tại 3 dự án ở Quảng Nam và Đà Nẵng vô cùng xúc vì bị Công ty Phú Gia Thịnh chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc ký xác nhận nộp thêm tiền thì mới cấp GCNQSDĐ hoặc tiếp tục hợp đồng dưới hình thức mới…
Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Ngay sau sự cố hỏa hoạn xảy ra, Hà Nội đã cấp tốc yêu cầu các quận, huyện tổng kiểm tra, rà soát tất cả cơ sở nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trên địa bàn, đặc biệt là chung cư mini. Cứ xảy ra sự cố thì mới cấp tốc rà soát, kiểm tra chẳng khác nào “mất bò mới lo làm chuồng”.
Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Tình trạng lạm thu mang danh nghĩa các khoản đóng góp "tự nguyện" trở thành câu chuyện đến hẹn lại lên mỗi dịp đầu năm học.
Cảm xúc tháng tám: "Nhớ về những người lính giải phóng

Cảm xúc tháng tám: "Nhớ về những người lính giải phóng''

Mỗi độ Thu về, tình cảm, tâm trạng của người dân Việt Nam đều bồi hồi xúc động .