Chưa xác thực được nguồn gốc số tiền
Theo trang Bisnow London, trích dẫn lại nội dung của CoStar report, toà nhà văn phòng Lion Plaza có diện tích 265.000 Feet vuông (24.619 mét vuông) trên Phố Old Broad đã được chuyển nhượng với giá 209 triệu bảng Anh bởi hai công dân Canada cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
![]() |
Toà nhà văn phòng Lion Plaza trên Phố Old Broad đã được chuyển nhượng với giá 209 triệu bảng Anh bởi hai công dân Canada cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. |
Trong đó, ông Maurice Nguyễn Đức Hinh và Rosie Ngô Thu Thủy là hai pháp nhân được nêu đích danh là cá nhân thực hiện giao dịch này. Tòa nhà này trước đó là trụ sở của công ty luật White & Case của Hoa Kỳ và được mua lại từ nhà quản lý quỹ Doric Asset Finance của Đức.
![]() |
Báo chí Anh đưa tin về thương vụ đầu tư bất động sản có quy mô lớn nhất của vương quốc Anh trong năm 2023 |
Số liệu từ Ủy ban Chứng khoán nước Việt Nam cho thấy cả hai vợ chồng đều có mối quan hệ tài chính với British International School Co. (Trường quốc tế BIS) một công ty giáo dục tại Việt Nam với hệ thống trường học được nhìn nhận là nơi có học phí đắt đỏ nhất Việt Nam và Thiên Hương, một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và bất động sản về nhà ở, văn phòng và căn hộ dịch vụ. Ngoài ra cả hai còn được biết đến là nhà sáng lập của công ty cổ phần KCN Việt Nam chuyên về phát triển bất động sản công nghiệp dựa trên hồ sơ giới thiệu về công ty. Các tài liệu và lịch sử giao dịch cũng cho thấy là ông Maurice Nguyễn Đức Hinh và Rosie Ngô Thu Thủy đã từng giao dịch dưới khá nhiều quốc tịch khác nhau như Pháp, Canada, Việt Nam.
Thương vụ thâu tóm của cả hai vợ chồng đến từ Việt Nam đã gây tiếng vang lớn, chứng tỏ được tiềm lực tài chính lớn mạnh của họ tại nước sở tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, việc bỏ ra số tiền khổng lồ này để đầu tư ra nước ngoài của cặp vợ chồng này cũng được đặt ra những câu hỏi về nguồn gốc số tiền trên, cũng như việc truy thu nghĩa vụ thuế có được thực hiện đầy đủ hay không vẫn chưa được xác thực. Cả hai đều là doanh nhân tuy khá kín tiếng tại Việt Nam nhưng cũng vướng vào không ít các lùm xùm được nhiều trang báo đăng tải xuyên suốt quãng thời gian đầu tư.
![]() |
Maurice Nguyễn Đức Hinh và Rosie Ngô Thu Thuý (ở giữa): cặp vợ chồng dính nhiều tai tiếng trong đầu tư tài chính- ngân hàng ở Việt Nam |
Bị nghi ngờ về nghĩa vụ thuế
Ông Maurice Nguyễn Đức Hinh còn được biết đến với vai trò đảm nhận pháp nhân đến bốn công ty khác nhau tại Vương quốc Anh), tất cả đều cùng được đăng kí chung một ngày là 23/01/2020 với cùng một địa chỉ và một công ty khác tại thiên đường thuế British Virgin Islands.
Về phần bà Rosie Ngô Thu Thúy, ngoài việc là đồng chủ sỡ hữu của các công ty kể trên, còn được biết là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc với chức năng kinh doanh vận tải biển. Bà cũng được giới tài chính ngân hàng biết tới rất nhiều sau những vụ việc căng thẳng nhóm cổ đông Âu Lạc trong "cuộc chiến" quyền lực tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) vào năm 2015. Rút khỏi Eximbank vào các khoảng thời gian sau đó, công ty Âu Lạc của bà Rosie Ngô Thu Thúy cũng rót gần 400 tỷ vào ACB và đã thoái ra hơn 1 nửa số tiền đầu tư vào cổ phiếu ACB vào đầu năm nay khi giá trị cổ phiếu chỉ đang mấp mé “về bờ”.
![]() |
Dấu hiệu sai phạm của bà Ngô Thu Thủy năm 2015 với tư cách là cố vấn tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã được Báo Thanh tra phản ánh |
Đáng chú ý hơn hết, theo thông tin công bố của Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ SEC vào năm 2015, hai cá nhân này còn thực hiện giao dịch chuyển nhượng 90% cổ phần Trường quốc tế BIS trị giá 145 triệu Đô la Mỹ cùng với hơn 1 triệu cổ phần của hệ thống giáo dục NORD ANGLIA EDUCATION LIMITED. Vào thời điểm đó, đại diện bên bán vẫn là ông Maurice Nguyễn Đức Hinh nhưng với quốc tịch Pháp, bà Ngô Thu Thuý quốc tịch Canada và công ty STELLAR VIEW LIMITED được thành lập ở thiên đường thuế Virgin là công ty sẽ đứng ra để nhận số tiền từ giao dịch này khiến không ít nghi vấn về nghĩa vụ thuế được đặt ra.
Rosie Ngô Thu Thủy và dính dáng vụ lùm xùm gian lận phiếu bầu ở Eximbank Tại ĐHCĐ bất thường năm 2015 của Eximbank diễn ra vào ngày 15/12/2015 bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát nhiệm kỳ VI (2015-2020) có nhiều điều bất thường. Nổi cộm là việc cổ đông Ngô Thu Thúy, không phải là nhân sự của Eximbank, đã xông vào phòng kiểm phiếu và từ đó kết quả bầu cử HĐQT bị thay đổi. Nội dung này được camera phòng kiểm phiếu ghi lại và các cổ đông Eximbank tố giác tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) và hàng loạt các cơ quan có chức năng liên quan. Biên bản Kiểm phiếu đợt 1, ông Lê Minh Quốc chỉ được 45,76% phiếu bầu. Biên bản này đã bị chỉ đạo hủy ngay sau đó. Biên bản kết quả phiếu bầu ông Lê Minh Quốc trúng cử thành viên HĐQT sau khi bị thay đổi. Một số thành viên chứng kiến sự thay đổi đã ký vào Biên bản cùng với Đại diện Ban Kiểm phiếu. Biên bản sau này cũng bị che giấu. Sau khi có sự can thiệp của bà Ngô Thu Thúy và ông Cao Xuân Ninh - một ứng cử HĐQT, kết quả bầu cử đã có sự thay đổi theo hướng gia tăng lượng phiếu bầu cá nhân ông Lê Minh Quốc. Nhờ sự can thiệp sai luật của bà Ngô Thu Thúy trong phòng kiểm phiếu, ông Lê Minh Quốc từ chỗ rớt đã đạt đến 58,11% phiếu bầu, đủ điều kiện trúng cử vào HĐQT. Theo Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) quy định về tội làm sai lệch kết quả bầu cử: Cụ thể là xâm phạm đến quyền đúng đắn của kết quả bầu cử làm kết quả bầu cử không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. Cũng sau đó, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh chịu trách nhiệm phụ trách) đã tiến hành Thanh tra hoạt động tại Eximbank. Tuy nhiên, cho đến bây giờ kết quả thanh tra làm rõ vấn đề này của các bên có liên quan chưa có mà bà Ngô Thu Thúy lại được bổ nhiệm làm cố vấn cao cấp cho Eximbank. Bà Ngô Thu Thúy được biết là Chủ tịch HĐQT CTCP Âu Lạc với chức năng kinh doanh vận tải biển… Hiện nay, với vai trò cố vấn cao cấp HĐQT Eximbank, bà Ngô Thu Thúy có nhiều “quyền năng” để tham gia góp ý cho chiến lược phát triển của ngân hàng này. Tuy nhiên, với việc chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng lại giữ vai trò có tính quyết định sinh tử đối với một ngân hàng nhiều khó khăn như Eximbank, liệu bà Thúy có đảm đương nổi? Một số nhân sự cấp cao tại Eximbank bức xúc cho biết, từ khi bà Ngô Thu Thúy về làm cố vấn cao cấp, không biết vô tình hay hữu ý mà hàng loạt nhân viên của ngân hàng này bị cho nghỉ việc hoặc luân chuyển vị trí công tác. Ở đây không phải ngân hàng đang thực hiện việc tái cấu trúc mà có dấu hiệu thanh trừng nội bộ trong ngân hàng. Có một chi tiết đáng lưu ý, đó là việc ông Nguyễn Quang Độ, Giám đốc Khối Hành chính - Ngân quỹ của Eximbank, cũng là Trưởng Ban kiểm phiếu tại ĐHCĐ bất thường năm 2015 của Eximbank (là người am hiểu rõ nhất về kết quả kiểm phiếu) đã bị phế bỏ chức vụ, điều chuyển xuống làm chuyên viên bộ phận Phát triển Nguồn Nhân lực thuộc phòng Quản lý nhân sự - Khối Nguồn nhân lực. (Trích Báo Thanh tra, số ra ngày 13/4/2016) |
Giá trị khủng của giao dịch thâu tóm bất động sản tại Anh như đã đề cập ở trên đã khiến giới kinh doanh của cả Việt Nam và Anh không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, riêng tại Việt Nam việc có tiếng vang về lịch sử đầu tư thâu tóm cùng các lùm xùm khác của cả hai vợ chồng nhà đầu tư cũng là những thắc mắc còn bỏ ngõ về tiềm lực tài chính, đặc quyền sỡ hữu đa quốc tịch cũng như các mối quan hệ của hai cá nhân bí ẩn kể trên.
Dưới đây là những đường link báo chí trong và ngoài nước phản ánh về thương vụ triệu đô và hành tung của cặp vợ chồng doanh nhân nhiều mờ ám này: