Chính sách Hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động nhằm giúp đỡ người sử dụng lao động nhanh chóng khôi phục sản xuất chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu nguy cơ mất việc làm của người lao động theo Nghị quyết 68/2021 của Chính phủ quy định: “Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng , nâng cao trình độ kĩ năng nghề từ Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp(BHTN) khi đóng đủ BHTN cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; thay đổi cơ cấu công nghệ; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc 2020; có phương án hoặc phối hợp với cơ sở GDNN có phương án đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định. Mức hỗ trợ đào tạo tối đa là 1,5 triệu đồng/lao động/tháng và thời gian hỗ trợ đào tạo tối đa không quá 6 tháng. Thời hạn nộp hô sơ đề nghị đến hết ngày 30/6/2022”.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thân ĐBQH, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam |
16,9 triệu lao động bị ảnh hưởng
Theo báo cáo của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa (HHDNNVV), do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài gần 3 năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của doanh nghiệp và người lao động. Nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ chậm tăng trưởng hơn dự kiến (5,03% so với 5,8% ). Trong số 16,9 triệu, có 0,9 triệu người mất việc làm, 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 13,7 triệu người bị giảm thu nhập. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cữu long bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các vùng khác. Tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng là 25,7% và 23,9%. Khu vực thành thị có lao động chịu thiệt hại nhiều hơn so với khu vực nông thôn(25,8% so với 20,5%). Độ tuổi lao động bị ảnh hưởng cũng rất trẻ, đang ở thời gian có thể tạo ra sức lao động và thu nhập cao nhất : từ 25-54 tuổi (chiếm 73,8%).
Đại dịch Covid-19 cũng gây ra tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở nhiều tỉnh thành phố. Riêng trong quý I/2022, tỷ lệ thiếu hụt lao động cao hơn 2-3% so với những năm trước và chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động dài ngày như du lịch, giáo dục...
Các doanh nghiệp hiện đang tiến hành đẩy mạnh tuyển dụng để khôi phục sản xuất- kinh doanh. Theo thống kê của Bộ LĐ,TB&XH, 75% nhu cầu tuyển dụng là lao động phổ thông và lao động không yêu cầu có bằng cấp, chứng chỉ. Việc này cho thấy nguy cơ lao động sẽ khó đáp ứng nhu cầu lâu dài của doanh nghiệp, thậm chí gây mất an toàn lao động và thiệt hại cho cả hai bên.
Tháng 7/2021, Chính phủ ký Nghị quyết số 68 ban hành 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong địa dịch Covid-19, trong đó hạng mục về hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Tổng cục GDNN phối hợp với Hiệp hội DNNVV và BHXH Việt Nam xây dựng phương án tổ chức đào tạo kĩ năng nghề và cấp chứng chỉ có giá trị pháp lý cho người lao động.
Sau 10 tháng triển khai, một số vấn đề phát sinh đã khiến chính sách trên chậm đi vào cuộc sống. Hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp và người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP/2021 ngày 1/7/2021 của Chính phủ đã lắng nghe các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và lãnh đạo Hiệp hội DNNVV về những vướng mắc khó khăn trong quá trình nộp và chờ thẩm định hồ sơ đề nghị đào tạo của các doanh nghiệp cũng như quá trình triển khai các gói đào tạo từ phía các cơ sở đào tạo nghề.
Giải ngân chưa tới 2%
Còn theo báo cáo của Tổng cục GDNN thì sau gần 1 năm thực hiện triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, cơ quan này đã ban ngành 9 văn bản chỉ đạo hướng dẫn địa phương, cơ sở GDNN, doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, 05 hội nghị trực tuyến với Sở LĐ, TB&XH các tỉnh thành phố, tổ chức trên 30 buổi làm việc với các địa phương, cơ sở, cụm địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn để nắm tình hình, triển khai và phối hợp triển khi thực hiện chính sách, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp và tham gia các đoàn kiểm tra giám sát thực hiện Nghị quyết 68/NQ-Cp/2021 và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ở một số tỉnh thành...
![]() |
Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho biết đến nay đã hỗ trợ được trên 54 tỷ đồng cho 36 doanh nghiệp được phê duyệt trên tổng số 200 hồ sơ doanh nghiệp nộp lên |
Tuy nhiên cho tới nay mới chỉ có trên 200 doanh nghiệp (trong số hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên cả nước) lập hồ sơ yêu cầu hỗ trợ và đề nghị được hướng dẫn về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động trong cả nước, trong đó có 60 đơn vị gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho trên 30.000 lao động. Sở LĐ,TB&XH của 14 tỉnh thành phố đã thẩm định, phê duyệt 36 đơn vị, hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho 9000 lao động, kinh phí hỗ trợ trên 54 tỷ đồng.
Báo cáo từ BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến hết ngày 17/5.2022, có 12 đơn vị BHXH tỉnh, thành phố đã tiếp nhận Quyết định hỗ trợ đào tạo của Sở LĐ,TB&XH tỉnh và việc thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ lao động đào tạo bồi dưỡng kĩ năng để duy trì việc làm cho lao động là 31 đơn vị, trong đó có 1 đơn vị đề nghị 2 đợt hỗ trợ. Tổng số tiền đã chi trả là 17,1 tỷ đồng, đào tạo cho 4199 lao động.
Một vấn đề đặt ra là tại sao một chính sách nhân văn, kịp thời và được nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng người lao động nhất trí ủng hộ như vậy nhưng lại rất khó để triển khai thực hiện. Trong điều kiện chỉ còn hơn 1 tháng để lập hồ sơ và 6 tháng để hoàn tất đào tạo, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng đã đặt ra vấn đề có cần thiết phải kéo dài thêm thời gian cho chính sách này hay không và làm thế nào để tháo gỡ khó khăn để hơn 80% doanh nghiệp (là những DNNVV) đang hoạt động tiếp cận được gói hỗ trợ này?
(Còn tiếp)