4 điều kiện để DNNVV được hỗ trợ
Theo ông Đào Trần Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN, đối tượng của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo nghị quyết 68/NQ-CP/2021 và Quyết định 23/QĐ-Ttg/2021 chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNNV). Có thể hiểu linh hoạt hơn là tất cả các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động, có hợp đồng sử dụng lao động. Trong đó, 4 điều kiện để thực hiện hỗ trợ.
![]() |
Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN Đào Trần Độ trình bày các điều kiện thụ hưởng và cahcs thức triển khai Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để duy trì việc làm theo Nghị quyết 68/NQ_CP và Quyết định số 23/QĐ-Ttg/2021 |
Cụ thể:
Doanh nghiệp (DN) phải đóng đủ 12 tháng BHTN tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ (có thể cộng dồn chứ không phải liên tiếp). Nhà nước hỗ trợ thông qua người sử dụng lao động.
Điều kiện thứ hai là người sử dụng lao động (NSDLĐ )phải chứng minh được doanh nghiệp của mình có sự thay đổi công nghệ, cơ cấu sản xuất qui trình sản xuất kinh doanh (do người sử dụng lao động báo cáo trên hồ sơ và đưa ra những đánh giá về việc thay đổi Cơ cấu công nghệ này).
Điều kiện thứ ba là DN phải có doanh thu quý liền kề so với cùng kỳ năm 2019 hoặc 2020 giảm 10% trở lên. Doanh thu giảm phải có nguy cơ sa thải lao động, phải có xác nhận của Sở Thuế.
Điều kiện thứ tư là DN phải cam kết được sẽ duy trì việc làm cho lao động sau đào tạo.
Mức hỗ trợ tối đa là 1,5tr đồng/người/tháng và tổng mức hỗ trợ không vượt quá 6 tháng. Nếu chi phí đào tạo vượt quá con số trên thì DN phải tự chi trả. Điều kiện này mở rộng linh hoạt hơn là nếu DN có thời gian tham gia đào tạo lao động dưới 15 ngày cũng được tính là nửa tháng và từ đủ 15 ngày sẽ được tính là một tháng.
Phương thức chi trả: trả trực tiếp cho Người sử dụng lao động. BHXH tỉnh sẽ căn cứ vào hồ sơ đã được phê duyệt để chuyển cho NSDLĐ và từ đó chuyển cho NLD hoặc cơ sở đào tạo. Người sử dụng lao động chỉ cần tải biểu mẫu có sẵn trên website của Tổng cục GDNN về tự khai. Hồ sơ chỉ cần có 1 thủ tục xác nhận của cơ quan chức năng là tham gia BHTN đủ 12 tháng của cơ quan BHXH và danh sách kèm theo. Thời gian thẩm định hồ sơ tối đa là 7 ngày.
DNNVV khó tiếp cận
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV cho rằng hầu hết DN Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ. Nghị quyết 68 là một chính sách rất nhân văn nhưng đi vào cuộc sống thì gặp rất nhiều trắc trở do điều kiện thực tế hoạt động doanh nghiệp ở Việt nam có độ “vênh”. Áp vào các điều kiện trên nêu ra thì hầu như các DN này khó với tới. “Nếu ông chủ hàng phở muốn đào tạo lao động nhưng điều kiện đặt ra là phải thay đổi công nghệ, cơ cấu sản xuất thì ông ấy thay đổi thế nào?”. Ông Thân đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN điều chỉnh từ ngữ giảm nhẹ điều kiện cho phù hợp để DNNVV dễ tiếp cận.
Ông Nguyễn Hiếu, Phó Hiệu trưởng trường CĐN Du lịch thương mại Hà nội cho rằng thời gian, thủ tục nộp và thẩm định hồ sơ, nhiều ý kiến cũng phản hồi là rất khó khăn, kéo dài và kết quả xét duyệt rất thấp. Các cơ quan BHXH địa phương bị phản ánh là ngại thẩm định hồ sơ, có hồ sơ bị “ngâm” tới 3 tháng mới được xét duyệt. có hồ sơ ngâm 1 tháng sau đó trả về vì bị cho là chưa phù hợp “Việc xác nhận đối tượng đào tạo thông qua thuế còn chậm, khi đối chiếu danh sách thấy “vênh” thì mới trả hồ sơ về, DN làm lại từ đầu. Qui định không quá 7 ngày/hồ sơ nhưng phải sau cả tháng mới triển khai đào tạo được”, ông Nguyễn Hiếu nói. Ông Hiếu cũng đề nghị phải có sự vào cuộc điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước để sự vận hành xét duyệt hồ sơ được trơn tru hơn.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Nguyễn Thị Hường cho biết “Chúng tôi đi làm hồ sơ giúp DN để hợp tác đào tạo nâng cao kĩ năng nghề cho lao động cảu họ. Thời gian làm hồ sơ rất dài tới 3 tháng. Đơn vị nào cũng ngại. Hồ sơ gửi đến phòng DN, Phòng DN chuyển sang phòng việc làm. Trong khi DN phục hồi sản xuất thì phải tăng tốc nên chỉ riêng bố trí thời gian để lao động tham gia đào tạo đã rất khó khăn rồi, thêm thủ tục rườm rà, kéo dài thì DN ngại không muốn tham gia nữa. Phái DN cũng có nhiều bất cập. Có DN trong 6 tháng thay đổi người đào tạo tới 3 lần, chúng tôi phải làm lại qui trình từ đầu”.
![]() |
Doanh nghiệp băn khoăn nhận hỗ trợ đào tạo nghề có phải thanh tra doanh nghiệp hay không? |
Một DN khác cho rằng điều kiện cam kết duy trì việc làm cho lao động đã được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo là khó khăn bởi vì một số lao động có nhu cầu dịch chuyển theo nhu cầu cá nhân, DN không thể giữ. Mặt khác DNNVV cũng liên tục thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh dựa theo nhu cầu thị trường và điều kiện xã hội, tình hình dịch bệnh... nên không thể cam kết duy trì việc làm sau đào tạo lâu dài.
Một DN khác đề nghị tri trả hỗ trợ đào tạo thẳng cho NSDLĐ để họ tự thuê hoặc tự đào tạo cho lao động vừa đáp ứng được nhu cầu vị trí việc làm, vừa giảm được thủ tục rườm rà khó khăn. Tuy nhiên ý kiến này không được đồng tình với lý do LĐ phải được đào tạo bởi cơ sở GDNN được cấp phép để quá trình đào tạo bài bản chính qui và người lao động được cấp chứng chỉ hành nghề. Đây là quyền lợi của người lao động cần phải được đảm bảo, không thể rút gọn.
Ông Mạnh, một DN đến từ Tây Nguyên băn khoăn: Trước đây nhà nước giải ngân trực tiếp cho DN sau đó đã cho Thanh tra vào kiểm tra. Vậy nếu Nhà nước hỗ trợ cho cơ sở GDNN thì có cho Thanh tra vào kiểm tra DN hay không?
Đại diện cho BHXH Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH địa phương thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành liên quan tập trung hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ DN, tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục hồ sơ ngoài qui định, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện, phát sinh trường hợp sau khi cơ quan BHXH xác nhận Danh sách để đơn vị hoàn thiện hồ sơ thì người lao động nghỉ việc trong khi Quyết định hưởng hỗ trợ của Sở LĐ,TB&XH vẫn có tên người này được nhận hỗ trợ.
Cần có cơ quan đại diện
Ông Nguyễn Hiếu nhận định thêm các DNNVV hiện đang hoạt động rất tản mạn nên rất khó kết nối và truyền thông “Chúng tôi không thể đến từng DN để hỏi xem họ có nhu cầu hỗ trợ đào tạo. Các DN cần một đơn vị đứng ra tổ chức, giới thiệu chính sách, tổng hợp danh sách các D có nhu cầu hỗ trợ đào tạo thành một nhóm, tạo ra một nhóm ngành nghề có tính chất tương đồng nhau tương đối lớn để cơ sở đào tạo lên chương trình giảng dạy cho phù hợp”.
![]() |
Ông Nguyễn Hiếu, Phó Hiệu trưởng trường CĐN Du lịch thương mại Hà nội |
Đồng tình với ông Hiếu Chủ tịch HH DNNVV Việt nam cũng cho rằng để DN NVV tự tiếp cận thông tin, tự khai báo, nộp hồ sơ và làm các thủ tục giấy tờ là rất khó. Cần phải có một cơ quan, một tố chức đứng ra đại diện cho DN, tổng hợp các nhu cầu, tiếp cận các bên liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính thay cho DN “Có những DN chỉ có vài người, mải lo sản xuất kinh doanh thì lấy đâu ra người để theo đuổi các thủ tục này. Nhiều ông chủ phản ánh chỉ có 1,5 triệu mà bắt họ làm quá nhiều giấy tờ. Mà DN không ủng hộ thì không làm được. Chính sách thì đẹp quá, hơn 4500 tỷ, nếu không làm thì rất lãng phí. Bên Hiệp hội chúng tôi có rất nhiều trung tâm có thể giải quyết được vấn đề này”. Ông Thân đề nghị 40 Hiệp hội cùng tham gia vào quá trình hỗ trợ DNNVV giải quyết vấn đề thủ tục hồ sơ. Tuy nhiên Hiệp hội DNNVV không có kinh phí nên ông Thân đề nghị phía Tổng cục GDNN hỗ trợ phần kinh phí hoạt động đó.
Phát biểu kết thúc, ông Trương Anh Dũng Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN nhận định, Nghị quyết 68/NQ-CP/2021 và Quyết định 23/QĐ-Ttg/2021 ra đời rất kịp thời trong điều kiện sau các doanh nghiệp đnag đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động sau đại dịch và nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng lao động. Nghị quyết này cũng giúp giải quyết nỗi lo lâu dài là lao động thiếu hụt kĩ năng và tăng năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên khối DNNVV có những đặc thù nhất định so với cộng đồng DN nói chung đặc biệt là trong việc tiếp cận, triển khai chính sách này. Tổng cục GDNN sẽ tiếp nhận ý kiến các DN và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Ông Dũng yêu cầu về phía các cơ quan quản lý nhà nước, phải xử lý ngay những hồ sơ còn tồn đọng; tăng cường công tác tuyên truyền tới các DN và các Hiệp hội DN; rà soát thống kê các nhu cầu. Cần phải có phương pháp và nguồn lực để thực hiện.
![]() |
Ông Trương Anh Dũng Tổng cụ trưởng Tổng cục GDNN yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, phải xử lý ngay những hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo nghề của DN còn tồn đọng |
Ông Dũng đề nghị USAID SME hỗ trợ thống kê, phân loại nhu cầu đào tạo, một DN không đủ thì tập hợp nhiều DN có cùng nhu cầu để mở lớp đào tạo. Tiếp theo, ông Dũng đề nghị phải hỗ trợ DN xây dựng phương án đào tạo. Với nhiệm vụ này, ông Dũng cho biết, trong chính sách qui định của Nhà nước có tỷ lệ cứng chi phí dành cho quản lý. “Chúng ta nên xây dựng mô hình phù hợp với DNNVV, cách tốt nhất là cầm tay chỉ việc. Biểu mẫu đã có rồi, chúng ta cần rà soát thêm. Cần phải tổ chức một số hội nghị cụ thể bàn với DN hội viên, cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để tháo gỡ khó khăn cho DN và phải có báo cáo điều chỉnh lộ trình từng bước”, ông Trương Anh Dũng nói.