Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long

"Sau hai, ba tháng trời ròng rã vẽ Chính ủy Bùi Văn Tùng rồi tranh cũng hoàn thành. Ngoài tranh sơn dầu khổ lớn nói trên tôi còn có cảm hứng vẽ thêm 4 tranh khác bằng chất liệu pastel. Mỗi bức tranh là một câu chuyện riêng, đồng hành cùng những ngày lịch sử của dân tộc", họa sĩ Lê Sa Long bộc bạch.

Nhà Chính ủy Bùi Văn Tùng ở gần Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập trước đây) nên họa sĩ Lê Sa Long may mắn có nhiều lần đến thăm gia đình Chính ủy. Nhờ vậy, họa sĩ Lê Sa Long không chỉ có nhiều kỷ niệm với Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng gia đình mà qua những bữa cơm ấm cúng, họa sĩ còn được nhiều lần ngồi trò chuyện cùng ông.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long
Bức tranh sơn dầu khổ lớn về Chính ủy Bùi Văn Tùng mà họa sĩ Lê Sa Long đã thực hiện sau nhiều tháng làm việc, sau nhiều lần gặp gỡ, cũng là bức tranh tác giả thích nhất
Nhà Chính ủy Bùi Văn Tùng ở gần Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập trước đây) nên họa sĩ Lê Sa Long may mắn có nhiều lần đến thăm gia đình Chính ủy

Nhà Chính ủy Bùi Văn Tùng ở gần Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập trước đây) nên họa sĩ Lê Sa Long may mắn có nhiều lần đến thăm gia đình Chính ủy

Từ mối thâm tình ấy, họa sĩ Lê Sa Long muốn lưu lại những kỷ niệm quý giá của mình với Chính ủy qua các tác phẩm thể hiện chân dung Chính ủy, Chính ủy với đồng chí đồng đội và Chính ủy cùng với gia đình.

Trong 5 bức tranh vẽ Chính ủy Bùi Văn Tùng, anh thích nhất tranh sơn dầu khổ lớn mà anh đã thực hiện sau nhiều tháng làm việc, sau nhiều lần gặp gỡ. Anh nhớ lại, dịp đó là những tháng cuối năm 2019, hai người con của Ông là chị Bùi Quỳnh Hoa và anh Bùi Nam Hải muốn có tranh chân dung Ông trong lễ thượng thọ 90.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long
Những người đồng đội các thế hệ cũng thường đến thăm Chính ủy Bùi Văn Tùng tại nhà riêng, và đều yêu thích bức tranh chân dung vị Chính ủy với đôi mắt nheo cười ấm áp mà họ hết sức kính trọng

Lúc này Ông đã rất yếu, hầu như thời gian là nằm trên giường, lúc nào cũng có người chăm sóc. Riêng mỗi sáng có 2 giờ (từ 8 - 10 giờ) là anh Bùi Nam Hải - người con trai túc trực chăm sóc, đẩy xe đưa ông ra ngoài sưởi nắng và trò chuyện đôi chút cùng con cháu.

"Tuy sức yếu, nhưng ông vẫn minh mẫn và vui vẻ trả lời khi tôi hỏi về những ký ức chiến trường. Và tôi cũng tranh thủ những buổi sáng ấy để ký họa ghi chép… thành tư liệu, nhằm tìm bố cục, chi tiết tạo nên tác phẩm", họa sĩ Lê Sa Long kể.

"Sau hai, ba tháng ròng rã làm việc rồi tranh cũng hoàn thành. Ngoài tranh sơn dầu khổ lớn nói trên tôi còn có cảm hứng vẽ thêm 4 tranh khác bằng chất liệu pastel. Mỗi bức tranh có một câu chuyện riêng", họa sĩ hào hứng.

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long

Sáng tạo mới của Họa sĩ Lê Sa Long: Chân dung Chính ủy Bùi Văn Tùng hiển hiện trong ngày 30/4/1975 với hình ảnh xe tăng húc bật tung cổng Dinh Độc Lập và nhà báo chiến trường Bories Galasch (CHLB Đức) đứng cạnh Chính ủy Tùng tại Dinh chứng kiến "TP Hồ Chí Minh - thời khắc số 0".

Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long - Ảnh 6.
Những tác phẩm của họa sĩ Lê Sa Long thể hiện chân dung Chính ủy, Chính ủy với đồng chí đồng đội và Chính ủy cùng với gia đình

Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng kể: "Trong giai đoạn chiến tranh, trước khi xuất phát, mỗi xe tăng của đại đội đều được cấp một lá cờ giải phóng, kích thước 60x90 cm, may bằng vải phin thông dụng. Mục đích của việc phát cờ nhằm phân định rõ đây là xe tăng của quân Giải phóng để các đơn vị của ta dễ nhận và tránh bắn nhầm nhau. Ngoài ra, mỗi khi xe tăng di chuyển, lá cờ trên tháp pháo thường bay phần phật càng làm cho việc xung trận khí thế hơn…".

Nói về những bức tranh vừa hoàn thành, họa sĩ Lê Sa Long tâm sự: "Tôi khá hài lòng vì mình đã thể hiện được hình ảnh một cán bộ quân đội tài năng, đức độ, mẫu mực, khiêm nhường, luôn chí tình, chí nghĩa với đồng chí, đồng đội và được mọi người yêu mến. Tôi còn nhớ trong Lễ thượng thọ cụ mỉm cười gật gù ưng ý với chân dung mình bằng sơn dầu trên tường. Đó là giây phút hạnh phúc của người họa sĩ mà tôi lưu mãi".

Chân dung Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng
Chân dung Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng ở tuổi 90
Chính ủy Bùi Văn Tùng qua những nét vẽ thần thái của họa sĩ Lê Sa Long
Họa sĩ Lê Sa Long (bìa phải) cùng các nhà báo rất yêu quý bức tranh sơn dầu chân dung Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng

Hiện các bức tranh họa sĩ Lê Sa Long vẽ tặng đã được gia đình Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng tiếp nhận và lưu giữ cẩn thận.

Nhìn những bức tranh vẽ cha mình khi ông không còn nữa, con trai Chính ủy Bùi Văn Tùng, anh Bùi Nam Hải xúc động: "Tôi muốn cảm ơn họa sĩ Lê Sa Long rất nhiều, vì các bức tranh chân dung ông không chỉ rất giống, thể hiện chân thực hình ảnh ba tôi, mà còn vì tình cảm mà họa sĩ gửi gắm trong đó. Những tác phẩm này là thành quả say mê làm việc của họa sĩ Lê Sa Long sau nhiều năm tháng. Bằng ngôn ngữ tạo hình hiện thực, tác phẩm của anh đã khắc họa được vẻ ngoài cũng như thần thái của ba tôi. Khi ai đến nhà viếng ba tôi, họ đều khen ngợi và dừng lại khá lâu trước bức tranh này. Tôi nghĩ rằng đây là kỷ vật mà thế hệ chúng tôi gửi lại cho thế hệ sau, để sau này con cháu chắt chúng tôi nhìn tranh và tự nhắc nhở phải sống xứng đáng với người đã khuất - người lính cụ Hồ - Bùi Văn Tùng"./.

Nguồn: Thanh niên

Có thể bạn quan tâm

Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng đã tạ thế ở tuổi 94

Đại tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng đã tạ thế ở tuổi 94

Tên của Đại tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng có lẽ là một trong những từ hot nhất nếu tra trên Google những năm gần đây. Ông nổi tiếng là “Chân dép lốp đạp lên phủ đầu rồng” ngày 30/4/1975, thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Đại tướng Dương Văn Minh-Tổng thống chế độ Sài Gòn, và cũng là người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng đó.

Các tin khác

Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Giữa trùng dương sóng vỗ, tiếng đàn violon của nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã ngân vang đầy hào hứng như sức mạnh của tuổi trẻ vượt muôn trùng sóng gió để đến với những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nghệ sĩ violon Trịnh Minh Hiền luôn có cách rất riêng để thể hiện trọn vẹn tình yêu với đất nước của mình. MV “Sóng Trường Sa" là một minh chứng tiếp nối cho tình yêu ấy.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Cánh Diều Vàng 2023 - Sự kiện đánh dấu 20 năm thành công vượt mong đợi

Cánh Diều Vàng 2023 - Sự kiện đánh dấu 20 năm thành công vượt mong đợi

Cánh Diều Vàng 2023 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Lễ trao Giải Cánh Diều Vàng được tổ chức tại thành phố biển Nha Trang. Sự kiện đánh dấu 20 năm Giải Cánh Diều Vàng thành công vượt mong đợi.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Xuân Oanh

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Xuân Oanh

Sáng 8/9, tại Hà Nội, Ủy ban Hòa bình Việt Nam phối hợp với Hội Việt - Mỹ và gia đình cố nhạc sĩ Đỗ Xuân Oanh, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam (nay là Ủy ban Hòa bình Việt Nam) tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
TP HCM: Chương trình nghệ thuật "Việt Nam - Niềm tin ngời sáng"

TP HCM: Chương trình nghệ thuật "Việt Nam - Niềm tin ngời sáng"

Tối 2/9, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Việt Nam – Niềm tin ngời sáng”.
Ra mắt "Không gian sáng tạo nghệ thuật phố đi bộ kết nối công viên Thống Nhất”

Ra mắt "Không gian sáng tạo nghệ thuật phố đi bộ kết nối công viên Thống Nhất”

Không gian sáng tạo nghệ thuật tại phố đi bộ công viên Thống Nhất” được thiết kế theo chủ đề Hà Nội những năm 90 dần chuyển mình qua thời bao cấp, trong khuôn viên tự nhiên xanh mát của công viên Thống Nhất. Những gian hàng mang sắc màu tuổi trẻ hài hoà với tổng thể nằm dưới hàng cây xanh mát như một nhịp thở của nghệ thuật đương đại đầy tính sáng tạo...
Vu Lan nhớ mẹ

Vu Lan nhớ mẹ

Mỗi mùa Vu Lan về càng thêm thấm sâu công ơn sinh thành, dưỡng dục, nặng đầy thêm ơn nghĩa mẹ cha, đặc biệt là với người mẹ tần tảo, hy sinh. Tầm Nhìn xin giới thiệu tới độc giả bài thơ "Với mẹ" của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng và bài thơ "Mẹ tôi" của tác giả Nguyễn Xuân.
Mẹ tôi

Mẹ tôi

Nhân dịp Lễ Vu Lan báo hiếu, Chuyên trang Tầm Nhìn trân trọng giới thiếu tới độc giả bài thơ "Mẹ tôi" của tác giả Nguyễn Xuân.
Sóng nhạc Hồ Gươm xanh – Chương trình âm nhạc đặc biệt chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam

Sóng nhạc Hồ Gươm xanh – Chương trình âm nhạc đặc biệt chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam

Tối 25/8, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sóng nhạc Hồ Gươm xanh” mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ 14 - năm 2023 tại Nhà hát Hồ Gươm (40-40A Hàng Bài, Hà Nội).
Chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt" kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ Văn Cao

Chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt" kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ Văn Cao

Tối 20/8, chương trình nghệ thuật "Đàn chim Việt" nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Văn Cao (1923 - 2023) diễn ra hoành tráng, ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.
Lễ hội sông nước TP HCM lần thứ nhất năm 2023, đặc sắc "Dòng sông kể chuyện"

Lễ hội sông nước TP HCM lần thứ nhất năm 2023, đặc sắc "Dòng sông kể chuyện"

Trong khuôn khổ Lễ hội sông nước TP HCM lần thứ nhất năm 2023 do UBND TP HCM tổ chức, tối 6/8, tại Cảng Sài Gòn đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện".
Ấn tượng Festival Dân ca, ví giặm Nghệ -Tĩnh: “Lung linh miền di sản”

Ấn tượng Festival Dân ca, ví giặm Nghệ -Tĩnh: “Lung linh miền di sản”

Những ngày này người dân trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An) đang được sống trong bầu không khí vui như trẩy hội, vì nơi đây đang diễn ra sự kiện Festival Dân ca, ví giặm Nghệ- Tĩnh với nhiều chương trình ấn tượng tới du khách khắp nơi đổ về “miền di sản”.
Hai nữ Nhà văn Việt Nam lần đầu tiên được vinh dự nhận Giải thưởng Lớn Hàn Quốc năm 2023

Hai nữ Nhà văn Việt Nam lần đầu tiên được vinh dự nhận Giải thưởng Lớn Hàn Quốc năm 2023

Ngày 28/7/2023 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Lớn Hàn Quốc năm 2023. Hai nữ Nhà văn Việt Nam lần đầu tiên được vinh dự nhận Giải thưởng này là 2 Nhà văn Kiều Bích Hậu và Phạm Vân Anh.
Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023: “Gắn kết và lan tỏa”

Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023: “Gắn kết và lan tỏa”

Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 đã trở thành ngày hội văn nghệ dân gian đặc sắc, thể hiện sức sáng tạo không giới hạn của các nghệ nhân, nghệ sĩ, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả, mang đến cảm xúc tự hào, xúc động.
Xem thêm
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Theo thông lệ hàng năm, xung quanh khu vực các tuyến phố cổ ở Hà Nội thu hút rất đông người dân, du khách đến thưởng thức không khí Trung Thu. Để tránh ùn tắc giao thông phục vụ người dân vui chơi Trung thu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành kế hoạch phân luồng, bố trí các điểm giao thông phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2023 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình phương án về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo 2 phương án đề xuất thì người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp.
Festival Thu Hà Nội năm 2023:  Thu Hà Nội- Đến để yêu

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Thu Hà Nội- Đến để yêu

Lần đầu tiên TP Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội. Sự kiện này có quy mô lên đến 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác.
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Trong khi Bộ GDĐT đang kiến nghị tăng học phí đại học và nhiều tỉnh thành giữ nguyên mức học phí cho các bậc học thì 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nam) lại miễn học phí 100% cho học sinh trong năm học 2023-2024 với số tiền dự tính hàng trăm tỷ đồng.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Bước vào đầu năm học, nhiều địa phương yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc. Các nhà khoa học được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN từ 3 tỷ đồng trong 3 năm và được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.