I. ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG, TRUY TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
A. TẬP THỂ (THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ)
1. Tiểu đoàn đặc công nước 471, Mặt trận 44 Quảng Đà.
2. Đại đội 3, khu III, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà.
3. Căn cứ cách mạng K20, quận Ba, TP Đà Nẵng (nay là quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
4. Đại đội 289, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Nhân dân và LLVT xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Nhân dân và LLVT xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
B. CÁ NHÂN
* Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
1. Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Tổ trưởng Tổ Chiến sự, Phòng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Tư lệnh Quân khu 2, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Trung tướng Đặng Kinh (Đặng Văn Rợp), nguyên Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiến An, nguyên Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, nguyên Tư lệnh Quân khu 3, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1. Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo, nguyên Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, nguyên Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
2. Thượng tướng Vũ Lăng, nguyên Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3), nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, nguyên Giám đốc Học viện Lục quân.
3. Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2, nguyên Phó Hiệu trưởng về Chính trị Trường Hạ sĩ quan Xe tăng 1, Binh chủng Tăng thiết giáp.
4. Liệt sĩ Nguyễn Lương Định, nguyên Tiểu đội trưởng, Đại đội 4, Trung đoàn Đường ống 592, Bộ tư lệnh Trường Sơn.
II. ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân.
![]() |
Ông Bùi Văn Tùng (bên trái) - chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - cùng nhà báo Borries Gallasch (Đức) tại sân dinh Độc Lập, Sài Gòn trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu |
Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 đã được đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại tá Bùi Văn Tùng sinh năm 1930 tại Đà Nẵng. Tháng 4-1975, ông mang cấp bậc trung tá, là Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2 đánh thọc sâu, tiến vào Dinh Độc Lập và đã trực tiếp chứng kiến những diễn biến trong ngày lịch sử trưa 30-4-1975 tại dinh Độc Lập và Đài phát thanh Sài Gòn.
![]() |
Theo bộ Chính sử Nam Bộ Kháng chiến của nước ta khẳng định, ông là người đã soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh, yêu cầu quân đội Sài Gòn ngừng chiến và đầu hàng vô điều kiện, chính quyền từ trung ương đến địa phương bàn giao cho quân Giải phóng, tạo thuận lợi cho quân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, giảm thiểu thương vong cho cả hai phía.
Ông cũng chính là người đã thay mặt quân giải phóng tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn, tuyên bố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng./.