Chuyên gia giao thông: 37 toa tàu cũ của Nhật vẫn tốt hơn tàu ta đang có

Các chuyên gia giao thông ủng hộ việc ngành đường sắt muốn nhập 37 toa tàu cũ của Nhật vì cho rằng nó còn tốt hơn tàu Việt Nam đang sử dụng và tiết kiệm chi phí.

Những ngày qua, thông tin Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam xin Thủ tướng cho phép nhập khẩu 37 toa xe tự hành DMU đã qua sử dụng của Nhật Bản nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Trong đó không ít ý kiến chỉ trích, phản đối vì cho rằng như vậy là thụt lùi, biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp.

Tuy nhiên, trả lời PV VTC News, hầu hết các chuyên gia giao thông đều ủng hộ đề nghị trên của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Họ cho rằng, mặc dù đó là những toa tàu cũ 40 năm nhưng so với những toa tàu đang có của ngành đường sắt Việt Nam thì chất lượng còn tốt hơn nhiều.

chuyen gia giao thong 37 toa tau cu cua nhat van tot hon tau ta dang co
Toa xe loại Kiha 40 và Kiha 48 được Nhật Bản sản xuất giai đoạn 1979-1982 do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) sử dụng, hiện đã ngừng khai thác, dự kiến bàn giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Tàu cũ của Nhật tốt hơn tàu hiện có của Việt Nam

Theo chuyên gia giao thông Phan Lê Bình, khi nghe thông tin Nhật Bản muốn tặng cho Việt Nam các toa tàu đã sản xuất từ 30-40 năm trước, nhiều người không ủng hộ nhưng thực chất phản ứng đó là hiểu lầm.

“Khác với các đồ điện máy thông thường (hàng bãi) của Nhật mà người dân vẫn hay mua về sử dụng, tàu của Nhật khi chạy họ phải kiểm tra, kiểm định định kỳ. Quy trình kiểm định còn ngặt nghèo hơn kiểm định ô tô rất nhiều, thường 1-2 năm hoặc tùy theo số km lăn bánh mà họ có những kiểm định, đánh giá rất chặt. Căn cứ vào tình trạng, họ đưa vào xưởng để kiểm tra, thay thế những phụ tùng hao mòn hoặc thậm chí cả động cơ, sơn lại cho mới”, ông Bình phân tích.

Tuy tuổi đời của các toa xe cao nhưng giá trị sử dụng vẫn còn rất tốt vì có thể chỉ mỗi khung là cũ còn phụ tùng đã được thay thế cũng như sơn sửa rất nhiều trong quá trình sử dụng theo đúng quy trình của Nhật.

Đặc biệt theo ông Bình, công nghệ của các toa tàu cũ mà Nhật đang sử dụng vẫn rất hiện đại. Các toa tàu này đều có mô tơ chạy gắn riêng, vì thế mỗi toa vừa có thể chở khách, vừa có sức kéo để gắn vào các toa tàu khác. Khác với công nghệ đầu máy gắn ở đầu để kéo theo hàng chục toa phía sau mà Việt Nam đang sử dụng, công nghệ ở các toa tàu của Nhật sẽ rất thích hợp khi chạy ở cự ly ngắn.

chuyen gia giao thong 37 toa tau cu cua nhat van tot hon tau ta dang co
TS Phan Lê Bình: Các toa tàu của Nhật tuy sản xuất được 40 năm nhưng không phải sản xuất xong rồi cứ chạy mãi như vậy.

Tuy các toà tàu của Nhật đã cũ nhưng nó còn tốt hơn nhiều so với những toa tàu hiện có của đường sắt Việt Nam. Việc nhập này có tác dụng tốt, nhập về còn dùng được 10-20 năm nữa trong khi chờ đợi những đầu tư mới của Nhà nước”, ông Bình nói.

Đồng quan điểm, TS Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho hay, trong điều kiện kinh tế nước ta còn hạn hẹp, việc nhập toa tàu cũ của Nhật về là hợp lý, tiết kiệm và nên khuyến khích.

Tàu của Việt Nam đang khai thác hiện nay là đầu máy động lực tập trung, một đầu máy kéo theo cả đoàn hơn 10 toa tàu. Trường hợp ít khách nhưng vẫn phải đầu máy lớn 18.000 CV kéo, sẽ rất tốn kém.

Trong khi đó, các toa xe tự hành DMU có thể vận hành độc lập, 1-2 toa cũng có thể thể tự chạy mà không cần đầu máy kéo, hoặc dễ dàng ghép nối thành đoàn xe với quy mô tùy theo nhu cầu sử dụng nên tiết kiệm nhân lực, nhiên liệu, tiện cho những đoạn đường ngắn như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Vinh…”, ông Liên nói.

Cũng theo ông Liên, theo quy định tại Nghị định 65, chỉ được nhập khẩu toa xe khách đã qua sử dụng không quá 10 năm, niên hạn toa xe khách không quá 40 năm nên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã báo cáo Thủ tướng. Chuyên gia giao thông đánh giá 37 toa tàu đã qua sử dụng khi về Việt Nam sẽ không kéo lùi ngành đường sắt mà ngược lại còn đưa ngành đường sắt tiến lên trong điều kiện chúng ta hạn hẹp về kinh tế.

Với tài sản này không phải đầu tư mới, không phải mua mà coi như “quà tặng”, tài sản “0 đồng”. Tuy nhiên, đơn vị bên Nhật Bản cũng phải giúp đỡ Việt Nam trong việc bảo trì, đào tạo nhân lực, kỹ thuật… Thêm vào đó, trước khi cho tàu chạy, ngành đường sắt phải đảm bảo các điều kiện an toàn.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tổng chi phí cho các toa xe này sẽ mất khoảng 140 tỷ đồng, trong đó 40 tỷ đồng là chi phí vận chuyển, 80 tỷ đồng để thực hiện hoán cải toa xe, còn lại là các chi phí khác như: đăng kiểm, tư vấn, dự phòng...

Với số tiền đó để vận chuyển 37 toa tàu của Nhật về Việt Nam, không mất chi phí mua, nhưng có thể sử dụng trong thời gian dài, theo đánh giá của ông Liên cũng đáng kể. Bởi, nếu mua những toa tàu mới trong lúc chúng ta đang xây dựng đường cao tốc, sau đó sử dụng vài chục năm lại bỏ sẽ sẽ rất lãng phí và tốn kém.

“Chưa kể tới hiện nay trên thế giới đã không sản xuất toa tàu cho đường sắt khổ 1m như đường sắt ở nước ta. Việc chúng ta tận dụng toa tàu cũ của Nhật Bản, đồng thời song song làm đường cao tốc là phương pháp tiết kiệm, làm tới đâu chắc tới đó. Tôi rất ủng hộ chủ trương trên của ngành đường sắt”, ông Liên nói.

chuyen gia giao thong 37 toa tau cu cua nhat van tot hon tau ta dang co
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

Ông Liên dẫn ra Dự thảo Quy hoạch đường bộ thời kỳ tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đơn vị tư vấn đề xuất tập trung cho đầu tư hoàn thiện mạng lưới cao tốc. Ngoài 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông và phía Tây, phía Bắc sẽ đầu tư thêm 12 tuyến, miền Trung - Tây Nguyên thêm thêm 7 tuyến, miền Nam thêm 10 tuyến.

Vì thế, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh chúng ta phải làm đường cao tốc hiện đại với tốc độ vừa phải để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Cần lập hội đồng đánh giá

Cùng bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông cho rằng, ý kiến trái chiều là đúng vì không ai muốn một đất nước cứ mua đồ cũ nước ngoài.

"Trong ngành mới biết là chúng ta phải nhập vì không còn cách nào khác. Hiện nay, chúng ta có mấy trăm toa tàu khách quá hạn rồi nên buộc phải nhập những toa đó. Toa xe đó còn hơn rất nhiều những toa chúng ta đang dùng ở đây. Nhiều người ngành khác cứ nghĩ rằng, mua đồ cũ là không đúng nhưng nếu bạn đến Cục Đường sắt hoặc Tổng Công ty Đường sắt sẽ thấy, việc mua toa 20-30 năm thậm chí 30-40 năm của nước ngoài là chuyện bình thường. Bây giờ đối với toa tàu của Nhật tốt, đánh giá được, có thể dùng 10-15 năm nữa thì chúng ta vẫn có thể nhập để sử dụng", TS Thuỷ nói.

chuyen gia giao thong 37 toa tau cu cua nhat van tot hon tau ta dang co
TS Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông.

Theo TS Nguyễn Xuân Thuỷ, việc mua tàu của nước ngoài là vấn đề diễn ra mấy chục năm nay chứ không phải mới. Những người ngoài ngành đường sắt hoặc không biết thì nghĩ rằng chúng ta mua đồ cũ, cho rằng nước mình là nơi chứa rác của thế giới. Thế nhưng, riêng đối với tàu hoả thì mấy chục năm nay chúng ta phải mua đầu máy, toa xe. Riêng toa tàu thì hầu hết là mua cũ của Trung Quốc.

"Cho nên chúng ta nhập toa xe cũ của Nhật Bản là chuyện không có gì mới. Nó là đòi hỏi tất yếu vì ngành đường sắt chúng ta chưa chế tạo được đầu máy, toa xe, chưa làm được toa xe tốt, hình thức đẹp, chất lượng, tiện nghi, độ êm nhẹ tốt… buộc chúng ta phải mua công nghệ của nước ngoài", ông Thuỷ lý giải.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Xuân Thuỷ cũng lưu ý, khi nhập phải có hội đồng đánh giá chất lượng ký chịu trách nhiệm, đảm bảo kỹ thuật vẫn còn chạy được 10-15 năm, và tính an toàn, các hệ thống vẫn còn tốt thì chúng ta mới về.

TS Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, nhập 37 toa tàu cũ của Nhật là việc "cực chẳng đã". Mua một toa xe hiện đại của nước ngoài đắt hơn cả chục lần trong khi Nhà nước đầu tư quá ít. Nhà nước chỉ tập trung nhiều về đường bộ chứ ít tập trung cho đường sắt, chiến lược như thế là chưa hợp lý.

"Chúng ta mong rằng, Nhà nước sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn đối với ngành đường sắt chứ không manh mún, nhỏ lẻ như vừa rồi. Chúng ta có khả năng chế tạo được đầu máy, toa xe, cứ nhập từ nước ngoài mãi là không được", TS Nguyễn Xuân Thuỷ nêu quan điểm./.

Nguồn: VTC

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh: Dự án đường sắt hơn 7.000 tỷ có "Tái sinh"sau nhiều năm đắp chiếu?

Quảng Ninh: Dự án đường sắt hơn 7.000 tỷ có "Tái sinh"sau nhiều năm đắp chiếu?

Mặc dù được phê duyệt đầu tư từ năm 2008, dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân hiện nay vẫn đang dở dang.
Liên doanh thực hiện Dự án đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Liên doanh thực hiện Dự án đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Tập đoàn Đèo Cả (Việt Nam) và Tập đoàn Petroleum Trading Lao - PTL Holding (Lào) vừa ký kết thỏa thuận liên danh thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng.
Ngành đường sắt: Cải thiện chất lượng dịch vụ để cạnh tranh, hút khách đi tàu

Ngành đường sắt: Cải thiện chất lượng dịch vụ để cạnh tranh, hút khách đi tàu

"Ngành đường sắt phải bán thứ thị trường cần. Muốn vậy cần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tàu trước hết phải an toàn, đúng giờ, thuận tiện, có thế mới cạnh tranh, hút được khách đi tàu", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy chỉ rõ.

Các tin khác

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Hàng trăm khách hàng mua đất nền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn tại 3 dự án ở Quảng Nam và Đà Nẵng vô cùng xúc vì bị Công ty Phú Gia Thịnh chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc ký xác nhận nộp thêm tiền thì mới cấp GCNQSDĐ hoặc tiếp tục hợp đồng dưới hình thức mới…
Chuyên gia nêu thẳng những giải quyết bất cập của Đà Nẵng khiến dự án New Danang City "đứng bánh"

Chuyên gia nêu thẳng những giải quyết bất cập của Đà Nẵng khiến dự án New Danang City "đứng bánh"

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hòa giải thuộc Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN – Hội Luật gia Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Bên cạnh phân tích pháp lý, Trung tâm thẳng thắn chỉ ra những bất cập khi cơ quan chức năng ban hành các Quyết định và hướng giải quyết liên quan đến vi phạm của Công ty Phú Gia Thịnh tại Dự án New Danang City.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Vén màn' chiêu trò chiếm dụng vốn trái phép của Công ty Phú Gia Thịnh

Những tưởng Quyết định xử phạt VPHC số 1369/QĐ-XPHC ngày 20/5/2022 của UBND TP Đà Nẵng sẽ giúp Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh) nhận ra hành vi vi phạm và thay đổi phương án giải quyết so với trước đây. Nhưng không, Công ty Phú Gia Thịnh vẫn tiếp tục lấn lướt, yêu sách với khách hàng. Chiêu trò chiếm dụng vốn trái phép của chủ đầu tư này ngày càng lộ rõ.
Nghi vấn Công ty Phú Gia Thịnh được bao che, tháo gỡ vi phạm tại các dự án ở Đà Nẵng

Nghi vấn Công ty Phú Gia Thịnh được bao che, tháo gỡ vi phạm tại các dự án ở Đà Nẵng

Từ 2017, Công ty Phú gia Thịnh đã bán hàng trăm lô đất nền tại 2 Dự án New Danang City và KDC Thanh Hoàng, thu hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 5/2022, Chủ đầu tư này mới bị UBND TP Đà Nẵng phạt lần thứ hai về hành vi huy động vốn trái phép. Trong khi đó, những vi phạm khác của chủ đầu tư này vẫn chưa bị xử lý, thậm chí vi phạm có có dấu hiệu hình sự nhưng cơ quan chức năng xác minh điều tra “hời hợt”…
Vì sao hơn 500 người dân kiến nghị Bộ Xây dựng thanh tra mở rộng dự án New Danang City?

Vì sao hơn 500 người dân kiến nghị Bộ Xây dựng thanh tra mở rộng dự án New Danang City?

Ngày 21/4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận đơn thư của hơn 500 người dân kiến nghị thanh tra mở rộng dự án New Danang City do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh - 223 Lê Đình Lý, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) làm chủ đầu tư. Công ty này có nhiều vi phạm trong triển khai dự án nhưng chính quyền và cơ quan chức năng thờ ơ, gây bức xúc.
Nhà mạng Iltel Telecom yêu cầu vô lý, khách hàng bức xúc bỏ số thuê bao

Nhà mạng Iltel Telecom yêu cầu vô lý, khách hàng bức xúc bỏ số thuê bao

Mặc dù đã đăng ký chính chủ và nạp nhiều tiền nhưng nhà mạng Iltel Telecom lại liên tục nhắn tin làm phiền chủ thuê bao và đặt ra yêu cầu vô lý, khiến khách hàng không đồng tình và quyết định từ bỏ số của nhà mạng này để chuyển sang sử dụng số thuê bao của nhà mạng khác.
Ai chịu trách nhiệm khi dự án 225 Thụy Khuê bị chậm tiến độ, gây thất thoát ngân sách?

Ai chịu trách nhiệm khi dự án 225 Thụy Khuê bị chậm tiến độ, gây thất thoát ngân sách?

Do bị chậm tiến độ, đến hết tháng 6/2021, riêng tiền hỗ trợ các hộ đi thuê nhà để thành phố xây dựng lại mới nhà 225 Thụy Khuê, ngân sách đã phải bỏ ra trên 2,1 tỷ đồng (gấp 237% tiền dự toán đầu tư toàn dự án ban đầu), vậy số tiền thất thoát trên 1.213 tỷ đồng ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm ?
Đấu thầu: Chọn giá rẻ hay năng lực?

Đấu thầu: Chọn giá rẻ hay năng lực?

Có đủ luật. Không thiếu quy định. Nhưng đấu thầu nhìn đâu cũng thấy sai phạm. Làm thế nào để chấn chỉnh, siết chặt quản lý: lựa chọn nhà thầu đủ năng lực hay bỏ thầu giá rẻ?
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Nhiều người không biết GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - người vừa bị Bộ Công an khởi tố còn có một nickname Tuấn "tim". Tuấn "tim" - một nickname như sự thừa nhận một đôi tay vàng trong làng phẫu thuật tim.
Đà Nẵng: 4 thách thức khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, dịch vụ

Đà Nẵng: 4 thách thức khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, dịch vụ

Ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến mở dịch vụ du lịch cho người dân thành phố từ tháng 12/2021 tuy nhiên sẽ đối mặt với 4 thách thức.
Phong tỏa vô tội vạ

Phong tỏa vô tội vạ

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly, vùng phong tỏa trong cộng đồng. Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.
Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm thì nên cho nghỉ

Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm thì nên cho nghỉ

Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm, không chủ động hoạch định và tổ chức thực hiện những công việc thuộc chức trách phải làm mà toàn thụ động chờ cấp trên cầm tay chỉ việc hoặc xin ý kiến cấp trên được làm những việc của chính mình thì ở cấp nào cũng nên để cho họ nghỉ. Để đỡ khổ dân...
Cãi nhau với Tivi.

Cãi nhau với Tivi.

Tuy đã gọi 4 lần đến tổng đài VTVcab để yêu cầu VTVcab giải thích lý do thu nhầm và việc xử lý số tiền đã thu nhầm; lần nào cũng được các bạn tổng đài viên hứa sẽ trao đổi lại sau và lại chờ nhưng không thấy có một ai gọi điện đến giải thích và đưa ra hướng giải quyết.
Nghệ sĩ gian dối tiền từ thiện: Nên để kiểm toán vào cuộc, sẽ rõ kẻ gian/ người ngay

Nghệ sĩ gian dối tiền từ thiện: Nên để kiểm toán vào cuộc, sẽ rõ kẻ gian/ người ngay

Thử hỏi đã có mấy nghệ sỹ bỏ tiền túi ra cứu trợ dân chưa? Hay chủ yếu chỉ là lợi dụng tên tuổi đối với một số người thật thà để huy động tiền của các mạnh thường quân kiểu "của người, phúc ta", đâu vì tình thương thực sự mà chỉ cốt đánh bóng tên tuổi để sau đó nhận được vai diễn, hợp đồng quảng cáo với cát xê cao hơn mà thôi!
Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh bài học từ Bắc Giang

Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh bài học từ Bắc Giang

Dịch bệnh COVID -19 cuối tháng 4, đầu tháng 5, tỉnh Bắc Giang từng là tâm dịch đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhưng với sự nỗ lực không ngừng, nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp để khôi phục sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn.
Xem thêm
Công ty BĐS Nhật Nam huy động vốn lãi suất khủng: Cơ hội hay "bẫy lừa" trong mật ngọt?

Công ty BĐS Nhật Nam huy động vốn lãi suất khủng: Cơ hội hay "bẫy lừa" trong mật ngọt?

Với chiêu bài “hợp tác kinh doanh” cùng với cam kết đầu tư nhận lãi “khủng”, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam)
Vì sao người mua đất dự án của Phú Gia Thịnh khẩn cầu chính quyền Đà Nẵng can thiệp?

Vì sao người mua đất dự án của Phú Gia Thịnh khẩn cầu chính quyền Đà Nẵng can thiệp?

Với mong muốn kết thúc tranh chấp để Dự án KDC Thanh Hoàng nhanh chóng hoàn thành, những người mua đất tại dự án chấp nhận mọi yêu cầu theo Thông báo số 66/2022/TB-PGT-DVKH ngày 15/8/2022 của Công ty Phú Gia Thịnh đưa ra. Tuy nhiên chủ đầu tư này chỉ muốn thu tiền trước mà không chịu thực hiện các thủ tục pháp lý đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Quảng Nam tạm dừng thi công dự án của Công ty STO để thanh tra

Quảng Nam tạm dừng thi công dự án của Công ty STO để thanh tra

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 7786/UBND-KTN ngày 24/11/2022 yêu cầu tạm dừng thi công Dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc để phục vụ công tác thanh tra.
Hà Tĩnh: Cô học trò nghèo nỗ lực vươn lên đạt giải Nhất Quốc gia môn Địa lí

Hà Tĩnh: Cô học trò nghèo nỗ lực vươn lên đạt giải Nhất Quốc gia môn Địa lí

Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng cô học trò ngèo Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn luôn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho một tương lai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, em đã tự tin vươn lên là học sinh trường huyện duy nhất đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia.
Phát triển du lịch bền vững từ việc giảm thiểu rác thải nhựa

Phát triển du lịch bền vững từ việc giảm thiểu rác thải nhựa

Giảm thiểu rác thải nhựa là một trong những xu hướng cần thiết để phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm, lấy “tôn trọng môi trường” làm nguyên tắc, ưu tiên, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị các tài nguyên...
Đại biểu Quốc hội chất vấn 9 lần về “Kỳ án gỗ trắc" Quảng Trị

Đại biểu Quốc hội chất vấn 9 lần về “Kỳ án gỗ trắc" Quảng Trị

Quyết tâm đeo đuổi vụ án gỗ trắc ở Quảng Trị, các đại biểu Quốc hội địa phương liên tiếp chất vấn Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND