PAM là chương trình toàn cầu của Đức nhằm hỗ trợ đào tạo lao động có tay nghề tại các quốc gia điểm đến.
Tổng cục GDNN phối hợp với GIZ tổ chức sự kiện này nhằm giới thiệu các hoạt động đã triển khai tại Việt Nam và kế hoạch thực hiện trong tương lai. Năm, GIZ đã triển khai chương trình PAM này trên toàn cầu như Nigeria, Kosovo... Các hoạt động của PAM tại Việt Nam do trường CĐ Công nghệ quốc tế LILAMA2 và GIZ Đức cùng PMZ hợp tác cùng Tổng cục GDNN thực hiện.
![]() |
TS Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN- Bộ LĐ,TB&XH, nhận định đây là một mô hình tốt có thể nhân rộng hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực GDNN |
Phát biểu khai mạc, TS Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN-Bộ LĐ,TB&XH, nói “Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của LHQ (thỏa thuận GMC) được thông qua tại kỳ họp Đại Hội đồng LHQ khóa 73/2012 là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên được thiết lập trong khuôn khổ hợp tác toàn cầu nhằm quản lý di cư một cách hiệu quả. Thỏa thuận này đã hỗ trợ những vấn đề mà quốc gia quan tâm như chia sẻ thông tin, phối hợp thực thi pháp luật, áp dụng KHCN trong quản lý di cư, xây dựng và hoàn thiện số liệu về di cư và thiết lập mạng lưới thông tin về di cư. Một trong những mục tiêu của thỏa thuận GMC liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực “Đầu tư phát triển kĩ năng và thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về kĩ năng, trình độ và năng lực”.
Quyết định 402/2020/QĐ-TTgCP Việt Nam về kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của LHQ trong đó Bộ LĐ,TB&XH được giao thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài; rà soát, hoàn thiện và ban hành đồng bộ các chính sách KT-XH, đẩy mạnh GDNN đảm bảo bình đẳng giới để đáp ứng sự dịch chuyển trong xu hướng ngành nghề và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước; thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về trình độ lao động giữa Việt Nam và các nước và vùng lãnh thổ, đảm bảo đáp ứng bình đẳng giới và mở rộng phát triển hợp tác, thúc đẩy các kênh di cư hợp pháp như lao động, học tập tại các nước và vùng lãnh thổ, đảm bảo cơ hội tiếp cận việc làm cho phụ nữ.
Do việc thiếu hụt nghiêm trọng tại thị trường lao động Đức trong những năm gần đây, do nhu cầu ngày một tăng cao về tiếp nhận lao động có kĩ năng của các nước sang làm việc tại Đức và Luật nhập cư mới của Đức(có hiệu lực từ 3/2020) đã tạo ra nhiều chính sách thuận lợi cho lao động có kĩ năng từ các nước ngoài liên minh châu Âu có chứng chỉ đào tạo nghề được CHLB Đức công nhận nhập cảnh đến Đức làm việc, nâng cao trình độ một cách an toàn và hợp pháp, Bộ LĐ,TB&XH đã trình Chính phủ tham gia dự án (DA)khu vực “Cơ chế thúc đẩy GDNN và di cư lao động định hướng phát triển (PAM) do chính phủ CHLB Đức tài trợ. Chủ trương này đã được TTCP phê duyệt. Mục tiêu tổng quát của DA là CHLB Đức và các quốc gia đối tác nỗ lực khuyến khích và tạo điều kiện trong phạm vi phù hợp để phát triển các mối quan hệ và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, cơ sở GDNN của CHLB Đức và Việt Nam, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các phương pháp tiếp cận di cư hợp pháp và định hướng phát triển giữa các đối tác của CHLB Đức và các quốc gia đối tác. Hoạt động chính của DA là lựa chọn các học viên tại cơ sở GDNN, đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của Đức, được cấp bằng tương đương với trình độ đào tạo tại CHLB Đức và nhận sự hỗ trợ từ chính sách của Luật nhập cư mới của CHLB Đức.
DA PAM là thí điểm đầu tiên. Ông Khánh nhận định đây là một mô hình tốt có thể nhân rộng hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực GDNN với mục tiêu triển khai các phương thức tiếp cận dựa trên đối tác về di cư an toàn có trật tự và hợp pháp trong đào tạo và việc làm giữa CHLB Đức và Việt Nam. Việc Việt nam tham gia và DA này sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước cũng như thúc đẩy di cư lao động hợp pháp đối với lao động có kĩ năng, qua đó, phát triển mô hình hợp tác về GDNN trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt Nam và Đức, đóng góp vào nỗ lực chung của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng GDNN Việt nam đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhu cầu lao động trong nước và quốc tế.
Ông Khánh hy vọng chương trình PAM sẽ đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao kĩ năng cho lực lượng lao động và thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa hai nước về lĩnh vực GDNN.
Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, bà Gabriele Weinhold, Tham tán, Trưởng phòng bộ phận phụ trách lao động, Sức khỏe và các vấn đề xã hội cho biết, Ý tưởng PAM là để hỗ trợ cho các quốc gia xây dựng thí điểm chương trình đào tạo trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các quốc gia điểm đi (thông thường việc di cư lao động, nhất là lao động có kĩ năng đem lại lợi ích cho các quốc gia điểm đến) do tình trạng khan hiếm lao động có tay nghề do thị trường lao động đang thiếu hụt trầm trọng và cũng như làm thế nào để nâng cao chất lượng tay nghề hơn nữa ở các quốc gia điểm đi. Trong điều kiện các doanh nghiệp FDI vào Việt nam ngày càng nhiều hơn, nhu cầu về lao động sản xuất chiếm tới 95% thì việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh tế. Tổ chức GIZ luôn luôn chú trọng đảm bảo chất lượng giáo dục để đầu ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường. PAM và chương trình GDNN Việt nam không chỉ hỗ trợ đào tạo lao động có tay nghề mà còn tham gia vào quá trình đổi mới GDNN, góp phần thúc đẩy phát triển theo định hướng PAM (Không chỉ đào tạo ra sinh viên có kĩ năng chuyên môn mà còn có kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế).
Hoạt động của PAM tại Việt nam là đưa ra một giải pháp giữa Việt Nam và Đức, xây dựng nghề chính qui, cụ thể của lần hợp tác đầu tiên này là cắt gọt kim loại. Không chỉ với Đức và các quốc gia khác, PAM còn thúc đẩy di cư lao động đến các thị trường lao động có mức thu nhập tốt hơn.
Bà Afsana Rezaie, PGĐ chương trình đổi mới GDNN tại Việt Nam, Trưởng nhóm tư vấn chính sách PAM tại Việt Nam cho biết Dự án PAM đang được thí điểm thực hiện tại Việt nam từ tháng 3/2022. Các sinh viên được lựa chọn là những người đã tốt nghiệp hệ trung cấp nghề. Trong 50 em được chọn trên tổng số hơn 100 hồ sơ thì có 10 nữ sinh. Các em được đào tạo tiếp một năm rưỡi về kĩ năng nghề cắt gọt kim loại, kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng mềm, định hướng việc làm và sẽ chọn ra 25 em trong đó học tiếng Đức để sau đó sang làm việc tại thị trường lao động của CHLB Đức, 25 em còn sẽ đào tạo để phục vụ cho thị trường lao động trong nước hoặc di cư đến các quốc gia khác. Các em cũng được hỗ trợ về học phí. Trong quá trình học, các em còn phải thực hiện bài kiểm tra IQ, tư duy logic, tìm hiểu những mong muốn cá nhân, những đam mê... để lựa chọn ra những sinh viên có tiềm năng nhất. Thời gian để tuyển dụng rất gấp để đảm bảo đến năm 2023 các em đã hoàn thành khóa học và đáp ứng được các yêu cầu mà PAM xây dựng.
![]() |
Chuyên gia cố vấn của PAM tại Việt nam nói về việc xây dựng chương trình và quảng bá các lao động có kĩ năng được đào tạo tại các quốc gia điểm đến với thị trường lao động quốc tế |
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình này và giao cho trường CĐ Công nghệ quốc tế LILAMA2 liên kết với GIZ để thực hiện. GIZ của Đức đã kí kết hợp tác đào tạo với LILAMA 2 để tuyển sinh khóa đào tạo nghề cắt gọt kim loại. Ngày 18/3/2022 đã diễn ra lễ khai giảng khóa học cho 50 sinh viên này.
Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ quốc tế LILAMA2, Nguyễn Khánh Cường cho biết: LILAMA2 việc lựa chọn LILAMA2 là minh chứng rằng Việt Nam có thể đào tạo được lao động kĩ thuật có thể sang làm việc ở Đức, tham gia vào thị trường quốc tế.
![]() |
Ông Nguyến Khánh Cường, Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ quốc tế LILAMA2 |
Trước đó, LILAMA2 đã được CP Đức và Pháp lựa chọn tài trợ để xây dựng một trung tâm đào tạo nghề quốc tế. “Chúng tôi đã xây dựng chương trình đào tạo 4 nghề theo chương trình đào tạo phối hợp được điều chỉnh từ mô hình đào tạo kép của Đức, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Mô hình đào tạo này được triển khai ở các xưởng của nhà trường và học tập ở doanh nghiệp. Trang thiết bị đào tạo được xây dựng ở cấp độ năm, theo từng năm một. LILAMA hai đã xây dựng đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đào tạo theo tiêu chuẩn dạy nghề của Đức, được cấp chứng chỉ của HAK, Đức. Ngoài ra, trong quá trình học ở đây, giáo viên còn được đào tạo thêm nhiều kĩ năng khác. Ở doanh nghiệp cũng có những giảng viên được cấp chứng chỉ, họ cùng với giảng viên của trưởng chỉ dẫn cho sinh viên phù hợp với Công nghệ của DN. Để đảm bảo chất lượng, chúng tôi có những examainer để tham gia vào quá trình quản lý chất lượng đào tạo, quản lý thi cử. LILAMA2 có thể tổ chức kì thi theo tiêu chuẩn Đức. Chương trình thiết kế thành 12 modul, 6 modul đầu là trung cấp, nếu học 10 modul thì lên đến trình độ cao đẳng và học hết 12 modul thì sẽ được cấp bằng DIPLOM. Chương trình này của chúng tôi đã được công nhận theo tiêu chuẩn Đức. Về cơ sở vật chất: nhà trường được đầu tư một số thiết bị cắt gọt kim loại đảm bảo được để tham gia vào quá trình đào tạo, xưởng thực hành ở cấp độ 2,3”.
Nhà trường cũng chú trọng đào tạo kĩ năng mềm cho các sinh viên (học ofline, lồng ghép văn hóa, xã hội và con người Đức, tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo để hiểu thêm hoạt động thiện nguyện, một kĩ năng quan trọng trong quá trình đi làm việc).
![]() |
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đối tác của Chương trình PAM Việt nam |
Vượt qua những điều kiện ngặt nghèo về thời gian và dịch bệnh, với sự giúp đỡ của GIZ, LILAMA2 đã lựa chọn ra được 50 ứng viên xuất sắc và nỗ lực rất lớn để có một chương trình tốt và ý nghĩa ở Việt Nam. Ông Khánh hy vọng Cac sinh viên sẽ có một tương lai nghề nghiệp tốt sau khóa đào tạo này.