Đầu tư vào giáo dục mầm non giúp người trưởng thành có thu nhập cao hơn 30%

Chiều 17/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non”. Đây là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.

Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non” có sự tham dự của đại diện một số Bộ, ngành; đại diện Ngân hàng thế giới; đại diện các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; đại diện một số Sở GDĐT và cơ sở đào tạo giáo viên mầm non; đại diện Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký, Ban soạn thảo chương trình giáo dục mầm non, các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học.

Đầu tư vào giáo dục mầm non giúp người trưởng thành có thu nhập cao hơn 30%

Xây dựng chương trình mầm non khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và quốc gia xây dựng chương trình giáo dục mầm non”, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm 2009. Chương trình giáo dục mầm non được Bộ GDĐT ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Hơn 10 năm qua, quá trình triển khai chương trình giáo dục mầm non đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giáo dục phổ thông đạt được những kết quả tốt.

Đầu tư vào giáo dục mầm non giúp người trưởng thành có thu nhập cao hơn 30%
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo

Trước yêu cầu cao hơn, xa hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, theo Bộ trưởng, chương trình giáo dục mầm non đã tốt nhưng là chưa đủ đề làm tốt hơn nữa, do đó, khi bắt tay xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ GDĐT muốn lắng nghe kinh nghiệm từ thực tiễn, khuyến cáo của các chuyên gia để việc xây dựng sẽ đạt mục tiêu đặt ra.

Với tầm quan trọng của bậc học nền tảng, có vai trò quyết định trong hình thành nhân cách, thể chất của con người, với những thách thức khi triển khai xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới, Bộ trưởng mong rằng, sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến từ Hội thảo, qua đó có được những định hướng đúng đắn về xây dựng chương trình, tránh được nhiều nhất những sai lầm. Đảm bảo, chương trình vừa tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới, khoa học của giáo dục mầm non, vừa phù hợp với thực tiễn văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Trao đổi tại Hội thảo, Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển chỉ số vốn con người, giảm bớt sự mất công bằng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

Đối với bậc học mầm non, theo Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, việc đầu tư cho giáo dục mầm non sẽ giúp tăng cường số lượng học sinh tốt nghiệp THPT ở Việt Nam.

“Theo nghiên cứu của chúng tôi, những quốc gia có sự đầu tư vào giáo dục mầm non, khi trưởng thành người dân có thu nhập cao hơn 30% so với thông thường. Đầu tư mầm non cũng giúp các bà mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc, từ đó tăng nguồn thu nhập cho gia đình”, ông Christophe Lemiere nói.

Ghi nhận những ưu tiên đầu tư của Bộ GDĐT Việt Nam cho bậc học mầm non thời gian qua, trong đó có việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non. Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giải pháp của Việt Nam dành cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi. Đồng thời, khẳng định cam kết của Ngân hành thế giới tiếp tục hỗ trợ các hoạt động phát triển con người, trong đó có giáo dục mầm non tại Việt Nam.

99% trẻ em được học 2 buổi/ngày

Tại Hội thảo, đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GDĐT) đã báo cáo đánh giá kết hơn 10 năm phát triển giáo dục mầm non, 10 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non Việt Nam, định hướng xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới.

Theo đó, Chương trình Giáo dục Mầm non được Bộ trưởng Bộ GDĐT ký quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009. Sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện, với sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Bộ GDĐT, sự triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, đến nay Chương trình giáo dục mầm non đã được thực hiện ở 15.461 cơ sở (đạt 100%), trong đó có 5.255.889 trẻ (99%) học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non.

Đầu tư vào giáo dục mầm non giúp người trưởng thành có thu nhập cao hơn 30%
Quyền Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Christophe Lemiere trao đổi tại Hội thảo

Chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện tính ưu việt, khoa học, phù hợp với thực tiễn và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: Chương trình thể hiện tính chất của Chương trình khung quốc gia, tạo cơ hội cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; Chương trình hướng đến sự phát triển toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, phương châm giáo dục “học bằng chơi, bằng trải nghiệm” của trẻ, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ phát triển liên tục, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ.

Năm học 2019-2020, toàn quốc huy động 5.795.002 trẻ em đến trường để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, tăng 1.890.293 trẻ so với năm học 2010-2011; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 90,1%, tăng 7,1%. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học 2 buổi ngày là 99,8%, tăng 13,2%; trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày đạt 98,9%, tăng 26,1%.

Năm học 2019-2020, toàn quốc có 364.776 giáo viên mầm non, tăng 149.751 giáo viên; tỷ lệ giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 34,8% so với năm học 2010-2011.

Năm học 2019-2020 toàn quốc có 201.605 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng 77.353 phòng so với năm học 2010-2011; trong đó, phòng kiên cố tăng 89.985 phòng; phòng học bán kiên cố giảm 15,3%; phòng học tạm giảm 8,7%; phòng học nhờ, mượn giảm 11.584 phòng so với năm học 2010-2011.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chất lượng đội ngũ và công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ và tài liệu nguồn cho giáo viên; một số yếu tố vẫn cần được quan tâm để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non, như: chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chương trình; số trẻ/lớp; không gian, diện tích lớp và đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ.

Nhiều khuyến nghị cho Việt Nam về xây dựng chương trình giáo dục mầm non

Hội thảo đã ghi nhận ý kiến trao đổi, báo cáo về kinh nghiệm xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam từ các chuyên gia của Ngân hàng thế giới.

Theo Tiến sĩ Aija Rinkinen, Chuyên gia cao cấp về giáo dục tại Ngân hàng Thế giới, xây dựng chương trình giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc trẻ để cha mẹ đi làm mà thay vào đó là xây dựng triết lý giáo dục. Tại đó, trẻ em là trung tâm, chăm sóc và phát triển trẻ là phương pháp. Giáo viên được liên tục bồi dưỡng để cập nhật, đổi mới; trẻ em được xác định và hỗ trợ các nhu cầu cần thiết. Nhà trường phối hợp với phụ huynh, gia đình cùng với các tổ chức xã hội, y tế…

PGS.TS. Hu Xinyun, Annie Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục Hồng Kông cho rằng: Khác với cách học truyền thống chú trọng truyền tải về kiến thức, hiện nay, các chuyên gia giáo dục mầm non tập trung xây dựng chương trình mới hướng đến những phương pháp giáo dục cung cấp cho trẻ các kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, bối cảnh, qua đó phát triển năng lực, cảm xúc, trẻ em học được cách chia sẻ, chăm sóc, trải nghiệm, hỗ trợ những người xung quanh.

Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận, trao đổi lãm rõ thêm các nội dung được trình bày qua tham luận, cung cấp thêm ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, phân tích, góp ý bổ sung, điều chỉnh quan điểm/định hướng xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới. Các giải pháp nhằm phát huy nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi nói chung và xây dựng thành công Chương trình giáo dục mầm non mới nói riêng, cũng sẽ được đề cập tại Hội thảo.

Trước đó, từ năm 2020 Bộ GDĐT đã tổ chức khảo sát, đánh giá 10 năm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Cuối năm 2021, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội thảo với chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước về việc đề xuất quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non và Hội thảo với cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đại diện 63 tỉnh/thành phố để đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có đánh giá, phân tích ngành đối với giáo dục mầm non qua đó nhìn nhận, đánh giá chương trình giáo dục mầm non hiện hành và rút kinh nghiệm, đề xuất quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới.

Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được xây dựng với quan điểm chung là cần kế thừa và phát triển trên quan điểm chương trình hiện hành; thể hiện rõ nét hơn quan điểm tiếp cận phát triển phẩm chất năng lực trẻ em mầm non phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hướng đến hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình cũng cần tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nhập với giáo dục quốc tế và chú ý nhiều hơn đến các vấn đề giáo dục trẻ trở thành công dân toàn cầu trong hoàn cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4.

Cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non

Trong phát biểu tổng kết Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cảm ơn các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước đã có sự chuẩn bị công phu cho các tham luận tại Hội thảo. Từ những kinh nghiệm được trao đổi, Bộ trưởng đề nghị nhóm biên soạn tiếp tục đánh giá, khảo sát sâu hơn đối với chương trình giáo dục mầm non hiện hành, tiếp thu ý kiến từ giáo viên - những người trực tiếp triển khai chương trình về những thuận lợi, vướng mắc.

Cho rằng, học tập kinh nghiệm của thế giới là rất quan trọng, song Bộ trưởng cũng lưu ý, việc thiết kế chương trình phải phù hợp, khả thi với triển khai thực tế tại Việt Nam, về điều kiện, mức sống, đội ngũ giáo viên... Cần có sự phân tích kỹ những đối tượng sẽ chuyển hóa, thực thi chương trình này trong thực tế, với bối cảnh một vài năm tới chưa có sự thay đổi đáng kể nào so với hiện nay.

Bộ trưởng gợi mở một số nguyên tắc khi xây dựng chương trình như tính kế thừa chương trình cũ, lấy nền tảng khoa học tâm lý học, trong đó nhấn mạnh đặc thù lứa tuổi. Bộ trưởng cũng đề nghị nhóm chuyên môn xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non, bởi nếu không thận trọng sẽ lấy cách tiếp cận phổ thông cho bậc học này. Thống nhất với mục tiêu chung là nhằm phát triển con người toàn diện, song Bộ trưởng cho rằng, cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng giản dị, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người.

“Vì đây là vấn đề hệ trọng, không được phép sai lầm, nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước, việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một chương trình giáo dục mầm non tốt, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em và cần chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông… để có thể có được kết quả tốt nhất”, Bộ trưởng nhấn mạnh./.

VHĐ

Có thể bạn quan tâm

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.
Hội thảo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Hội thảo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Ngày 31/8, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad - Andenauer - Stiftung (KAS) đã tổ chức Hội thảo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500) báo cáo năm 2023.
Du thuyền Spectrum of the Seas cập cảng đưa hơn 4.000 du khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Du thuyền Spectrum of the Seas cập cảng đưa hơn 4.000 du khách quốc tế đến Bà Rịa - Vũng Tàu

Hơn 4.000 du khách quốc tế đến từ nhiều nơi trên thế giới, cùng thuyền viên và thủy thủ đoàn của Royal Caribbean đã cập cảng Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên siêu du thuyền Spectrum of the Seas vào hôm 22/8.

Các tin khác

Bộ GDĐT lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong điều kiện mưa lũ

Bộ GDĐT lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong điều kiện mưa lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi công điện đến Giám đốc các sở GD&ĐT khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ về ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, yêu cầu lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong mùa mưa lũ, trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học.
Nhiều Trường học chèn lịch môn liên kết vào môn chính gây bức xúc trong dư luận, Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn

Nhiều Trường học chèn lịch môn liên kết vào môn chính gây bức xúc trong dư luận, Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn

Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT rà soát và báo cáo việc liên kết giảng dạy ngoài giờ chính khóa ở trường học sau nhiều phản ánh của phụ huynh, dư luận xã hội.
TP HCM: Chỉ đạo khẩn sau vụ quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng, với những khoản thu chi gây sốc

TP HCM: Chỉ đạo khẩn sau vụ quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng, với những khoản thu chi gây sốc

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, vừa qua, một số báo chí phản ánh về các khoản thu - chi đầu năm học 2023 - 2024 tại một vài trường học trên địa bàn, gây dư luận không tốt.
Sau lũ, nhiều học sinh miền Tây xứ Nghệ bị mất hết sách vở

Sau lũ, nhiều học sinh miền Tây xứ Nghệ bị mất hết sách vở

Trận lũ lịch sử trong hai ngày qua đã khiến cho nhiều bản làng ở khu vực miền Tây xứ Nghệ bị nhấn chìm chong biển nước. Cơn lũ đi qua đã khiến cho hàng trăm em học sinh ở vùng quê này bị mất hết tài sản, sách vở, đồ dùng học tập.
Halloween trường Báo chí sẽ trở lại đặc sắc với chủ đề “Symfonía”

Halloween trường Báo chí sẽ trở lại đặc sắc với chủ đề “Symfonía”

Halloween 2023 lần thứ 19 sẽ trở lại từ 4/10 đến 31/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Symfonía mong muốn lan tỏa thông điệp về sự cân bằng trong bản thể mỗi người.
Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 theo hướng đơn giản hóa

Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 theo hướng đơn giản hóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Theo đó, Bộ yêu cầu hoàn thiện các phương thức tuyển sinh đại học năm 2024 theo hướng đơn giản hóa.
TPHCM: Phụ huynh sẽ được hoàn trả khoản tiền thu sai trong vụ thu quỹ lớp ở Trường Tiểu học Hồng Hà

TPHCM: Phụ huynh sẽ được hoàn trả khoản tiền thu sai trong vụ thu quỹ lớp ở Trường Tiểu học Hồng Hà

Liên quan đến phản ánh của phụ huynh về việc lớp Một 2 Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM) đã thu - chi quỹ lớp lên đến 313 triệu đồng ngay đầu năm học, ngày 28/9, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh đã chỉ đạo nhà trường phải trả lại các khoản tiền thu sai quy định cho phụ huynh; đồng thời phê bình giáo viên chủ nhiệm lớp Một 2 và Hiệu trưởng nhà trường.
SHB hợp tác chiến lược với Đại học Thái Bình nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực

SHB hợp tác chiến lược với Đại học Thái Bình nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực

Theo thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Trường Đại học Thái Bình (TBU), SHB sẽ phối hợp cùng TBU để xây dựng, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân
Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Trong khi Bộ GDĐT đang kiến nghị tăng học phí đại học và nhiều tỉnh thành giữ nguyên mức học phí cho các bậc học thì 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nam) lại miễn học phí 100% cho học sinh trong năm học 2023-2024 với số tiền dự tính hàng trăm tỷ đồng.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Bước vào đầu năm học, nhiều địa phương yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc. Các nhà khoa học được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN từ 3 tỷ đồng trong 3 năm và được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.
Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Sáng ngày 23/09/2023, tại Hội trường Thống Nhất, Dinh Độc Lập, 108 Nguyễn Du, Q1, TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu – ra mắt sách Giáo dục hiện đại của GS Hồ Ngọc Đại do Viện CGD, Anbooks và CLB Cafe Số - Hội truyền thông Số Việt Nam tổ chức.
5 bài học kinh nghiệm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

5 bài học kinh nghiệm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Bộ GDĐT đã ban hành Quy chế thi, thực hiện ra đề thi và thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu thi đồng bộ và thuận lợi cho nhiều mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm.
Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc và đại diện Tập đoàn Intel đã trao biên bản ghi nhớ về về việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao.
Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm
Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I-2022 và công bố giai đoạn II-2023 đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”.
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Theo thông lệ hàng năm, xung quanh khu vực các tuyến phố cổ ở Hà Nội thu hút rất đông người dân, du khách đến thưởng thức không khí Trung Thu. Để tránh ùn tắc giao thông phục vụ người dân vui chơi Trung thu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành kế hoạch phân luồng, bố trí các điểm giao thông phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2023 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình phương án về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo 2 phương án đề xuất thì người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp.
Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm biên kịch phim hoạt hình tại Sconnect Academy

Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm biên kịch phim hoạt hình tại Sconnect Academy

Tối 26/9, Sconnect Academy đã tổ chức buổi chiếu phim cùng Keynote “Watch - Talk Khai phá tư duy biên kịch hoạt hình đỉnh cao” nhằm mang tới cho các bạn trẻ đam mê nghệ thuật cơ hội giao lưu cùng các Nhà biên kịch kỳ cựu trong ngành.
Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Giữa trùng dương sóng vỗ, tiếng đàn violon của nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã ngân vang đầy hào hứng như sức mạnh của tuổi trẻ vượt muôn trùng sóng gió để đến với những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nghệ sĩ violon Trịnh Minh Hiền luôn có cách rất riêng để thể hiện trọn vẹn tình yêu với đất nước của mình. MV “Sóng Trường Sa" là một minh chứng tiếp nối cho tình yêu ấy.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?