Đổi mới giáo dục phải hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp

Đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục mới tập trung phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và định hướng nghề nghiệp

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT), việc đổi mới GDPT phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.

Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lý, có hiệu quả.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh. Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều SGK.

Đổi mới giáo dục phải hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp
Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Chia sẻ về kết quả bước đầu, báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết: Hệ thống văn bản được ban hành đã tương đối bao quát toàn bộ các mặt, lĩnh vực để bảo đảm yêu cầu đổi mới. Công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã cơ bản bao quát toàn diện các nội dung theo yêu cầu đổi mới; bảo đảm sự sâu sát và kịp thời trong chỉ đạo triển khai và giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Chương trình GDPT 2018 được ban hành phù hợp với định hướng và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29 của Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình. Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. Bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK theo Nghị quyết 88 và Nghị quyết 122 của Quốc hội đã đạt được thành công bước đầu, bảo đảm đủ SGK triển khai chương trình mới theo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết 51.

Việc chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện chương trình, SGK mới tại các địa phương đáp ứng được cơ bản yêu cầu triển khai chương trình, SGK mới.

Các nhà trường đã phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện chương trình mới; đội ngũ giáo viên đã thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; việc tổ chức quản lý đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường.

Đến nay, Chương trình GDPT 2018 đã được triển khai đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10 tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đồng bộ ở tất cả các đại phương, vùng, miền.

Đổi mới giáo dục phải hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp
Học sinh được rèn luyện các kỹ năng sống bên cạnh các môn học khoa học

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai cũng còn tồn tại, hạn chế. Theo đó, ban hành chương trình các môn học tự chọn tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2 (môn học tự chọn) và chương trình các môn Ngoại ngữ 1 ngoài Tiếng Anh chậm so với các môn học khác.

Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ về cơ cấu đối với cấp THCS, THPT, nhất là khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 có một số môn học mới. Số lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học và môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật ở cấp THPT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tình trạng thiếu trường, lớp còn tồn tại ở một số địa phương, đặc biệt là tại một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một số địa phương thực hiện dồn ghép các cơ sở giáo dục một cách cơ học; việc quy hoạch, dành quỹ đất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chưa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn trường học. Việc mua sắm thiết bị dạy học tại các địa phương không bảo đảm tiến độ.

SGK được biên soạn còn có một số nội dung chưa phù hợp với đối tượng học sinh hoặc chưa phù hợp với một số vùng miền, một số từ ngữ mang tính địa phương - phương ngữ; một số đoạn văn, bài thơ đưa vào SGK chưa hay; một số thông tin trong một số môn học chưa cụ thể và gần gũi với học sinh.

Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 122 về việc không tổ chức biên soạn 1 bộ SGK (do Bộ chủ trì thực hiện). Do đó, việc biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử, dịch SGK sang sách chữ nổi Braille theo bộ sách này chưa thực hiện được.

Đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục

Chia sẻ một số giải pháp, nội dung đầu tiên được báo cáo đề cập đến là tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội và ban hành theo thẩm quyền chính sách nhằm quan tâm tới tính đặc thù của công chức. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức và tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức ngành Giáo dục nói chung, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Bảo đảm đủ biên chế cho các địa phương đang thiếu giáo viên.

Về phía các địa phương, rà soát, xác định nhu cầu đầu tư, xây dựng kế hoạch và nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 của Đề án "Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình GDPT". Nghiên cứu đề xuất các hạng mục, địa bàn ưu tiên đầu tư xây dựng. Bố trí các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn thực hiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng việc thực hiện chương trình GDPT mới. Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách khi triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2021-2025.

Xem xét đưa các dự án, nhiệm vụ liên quan đến ngành giáo dục vào nhóm ưu tiên hàng đầu khi xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ hạn mức kế hoạch vốn, trong đó ưu tiên mua sắm trang thiết bị dạy học, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, các công trình phụ trợ thiết yếu phục vụ điều kiện dạy và học để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Cùng với đó, ban hành chính sách đặc thù cho giáo dục về kinh phí chi thường xuyên để bảo đảm điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện các chính sách trong học tập cho học sinh, sinh viên. Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, chế độ, chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vùng sâu, vùng xa. Kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh khuyết tật.

Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trách nhiệm các bên liên quan (trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp) trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Riêng với địa phương, cần thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm trong việc lựa chọn SGK: Việc lựa chọn SGK bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật và quy trình lựa chọn SGK bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở đề xuất từ tổ chuyên môn của các cơ sở GDPT. Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức biên soạn, thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương. Thực tế, việc biên soạn, thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương của một số địa phương còn chậm muộn, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình.

Các địa phương đồng thời chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học). Hiện nay một số địa phương chưa bảo đảm về cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên còn thừa thiếu cục bộ; việc mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình GDPT 2018 còn chậm, ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trong các cơ sở GDPT.

Đối với Quốc hội, báo cáo của Bộ GD&ĐT kiến nghị: Các cơ quan khi thẩm định phương án phân bổ dự toán ngân sách hằng năm bảo đảm tiêu chí phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo để đảm bảo tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội, Luật Giáo dục 2019; chi đầu tư phát triển tách riêng ngành Giáo dục để đảm bảo tối thiểu tổng chi theo quy định.

Đối với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2021-2025 (ưu tiên miền núi, biên giới, hải đảo, các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; các tỉnh, các vùng kinh tế phát triển chậm, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh).

Cùng với đó, đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành chế độ đặc thù phụ cấp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Warm-up Debating Championship 2023 - Nơi tỏa sáng của HS-SV có niềm đam mê tranh biện

Warm-up Debating Championship 2023 - Nơi tỏa sáng của HS-SV có niềm đam mê tranh biện

Warm-up Debating Championship - Giải đấu tranh biện thường niên được tổ chức bởi câu lạc bộ CSP Debate Society - CDS diễn ra vào ngày 18-19/3, được bảo hộ và tổ chức tại trường THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội vừa qua đã thu hút sự chú ý đông đảo của các bạn học sinh, sinh viên từ mọi lứa tuổi và quốc gia.
Hà Nội: Bảo đảm đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hà Nội: Bảo đảm đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, kết quả bước đầu tương đối tốt khi Hà Nội luôn đứng đầu về học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, tăng 7 bậc xếp loại chung về giáo dục đào tạo toàn quốc.
Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, đặc biệt là đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.

Các tin khác

Chuyên gia giáo dục khuyến cáo không nên sử dụng ChatGPT trong một số trường hợp

Chuyên gia giáo dục khuyến cáo không nên sử dụng ChatGPT trong một số trường hợp

Ngày 31/3, Trường ĐH Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học AI – ChatGPT với hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục đại học.
Hoạt động trải nghiệm là cần thiết nhưng phải phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh

Hoạt động trải nghiệm là cần thiết nhưng phải phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần bảo đảm mục tiêu giáo dục, an toàn cho học sinh.
Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.
TPHCM: Hiệu trưởng

TPHCM: Hiệu trưởng 'ép' học sinh đóng tiền đi ngoại khóa, Sở Giáo dục nói gì?

Theo lời kể của một giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Bứa, nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh khối 6 - 7 đi học tập ngoại khóa vào ngày 2-4, nhưng yêu cầu các học sinh phải tham gia đầy đủ vì coi đây là buổi học nằm trong chương trình.
Cần xem lại việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh?

Cần xem lại việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh?

Những năm gần đây, nhiều trường học có xu hướng tăng cường tổ chức cho học sinh đi dã ngoại, tham quan thực tế. Là một phụ huynh có hai con đang trong độ tuổi đến trường, cá nhân tôi rất bức xúc về vấn đề này cũng bởi hiệu quả mà nó mang đến thật sự không cao, đó là chưa kể những vụ như 56 HS ngộ độc thực phẩm ở trường tiểu học Kim Giang (Hà Nội) sau khi trường cho đi dã ngoại.
Thông tin mới nhất vụ 56 học sinh trường Tiểu học Kim Giang ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Thông tin mới nhất vụ 56 học sinh trường Tiểu học Kim Giang ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Bếp ăn bán trú tại trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) tạm dừng hoạt động để điều tra nguyên nhân 56 học sinh bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại tại trang trại Cánh Buồm Xanh (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Hà Nội thông tin về 56 học sinh Tiểu học Kim Giang bị ngộ độc sau chuyến tham quan trang trại Cánh Buồm Xanh

Hà Nội thông tin về 56 học sinh Tiểu học Kim Giang bị ngộ độc sau chuyến tham quan trang trại Cánh Buồm Xanh

Tối ngày 28/3, Quận Thanh Xuân thông tin cho báo chí về việc liên quan đến trường Tiểu học Kim Giang có 56 học sinh bị đau bụng nghi ngộ độc thực phẩm sau chuyến đi tham quan do nhà trường tổ chức tại trang trại Cánh Buồm Xanh (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm).
Vĩnh Phúc: Cần thêm cơ chế khắc phục thiếu giáo viên cho Chương trình mới

Vĩnh Phúc: Cần thêm cơ chế khắc phục thiếu giáo viên cho Chương trình mới

Việc triển khai Chương trình GDPT mới đã giúp nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh tại các địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc. Tìm kiếm giải pháp để giải quyết thực trạng thiếu giáo viên đang là mối quan tâm hàng đầu của các phòng GD&ĐT và nhà trường tại tỉnh này.
Hội thảo Nâng cao năng lực trường học về hội nhập quốc tế tại Việt Nam

Hội thảo Nâng cao năng lực trường học về hội nhập quốc tế tại Việt Nam

Sáng 27/3, Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới - EdulightenUp đã chính thức khởi động sự kiện “Thắp lửa cùng tiến lên” lần thứ 3 năm 2023 tại Vinpearl Nha Trang với các phiên hội thảo quan trọng. Chương trình đã thu hút hơn 150 đại biểu tham gia đến từ các trường học THPT, đại học, các nhà quản lý giáo dục trên cả nước và cả chuyên gia quốc tế.
Ngô Quý Đăng: Từ "cậu bé vàng" toán học đến Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Ngô Quý Đăng: Từ "cậu bé vàng" toán học đến Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Ngô Quý Đăng được chọn là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022. Trước đó Đăng cũng là Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020.
Phú Thọ: nam sinh lớp 7 nhập viện vì bị bạn đánh hội đồng, Sở GDĐT đề nghị điều tra khẩn

Phú Thọ: nam sinh lớp 7 nhập viện vì bị bạn đánh hội đồng, Sở GDĐT đề nghị điều tra khẩn

Sở GDĐT tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản số 390 chỉ đạo giải quyết vụ việc liên quan đến việc em K.V.G.B. (lớp 7, Trường THCS Xuân An, xã Xuân An, huyện Yên Lập), thường xuyên bị đánh hội đồng khiến bị thương, phải nhập viện điều trị.
Warm-up Debating Championship 2023 - Nơi tỏa sáng của HS-SV có niềm đam mê tranh biện

Warm-up Debating Championship 2023 - Nơi tỏa sáng của HS-SV có niềm đam mê tranh biện

Warm-up Debating Championship - Giải đấu tranh biện thường niên được tổ chức bởi câu lạc bộ CSP Debate Society - CDS diễn ra vào ngày 18-19/3, được bảo hộ và tổ chức tại trường THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội vừa qua đã thu hút sự chú ý đông đảo của các bạn học sinh, sinh viên từ mọi lứa tuổi và quốc gia.
Nghệ An: Tạm giữ thầy giáo nghi xâm hại nữ sinh lớp 9

Nghệ An: Tạm giữ thầy giáo nghi xâm hại nữ sinh lớp 9

Một giáo viên trường THCS ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) vừa bị cơ quan Công an tạm giữ để điều tra việc một nữ sinh lớp 9 nghi bị xâm hại tình dục.
Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, đặc biệt là đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Một giáo viên trường Tiểu học, THCS và THPT Victory (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã bị cho thôi việc vì đánh học sinh nhiều lần dù đã được chấn chỉnh.
Xem thêm
Cần có quy định chuẩn về từ ngữ trong xây dựng Luật Quảng cáo

Cần có quy định chuẩn về từ ngữ trong xây dựng Luật Quảng cáo

Các đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cho rằng, cần bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ khi xây dựng các quy định pháp luật về quảng cáo. Trường hợp không thể cụ thể hóa trong luật thì phải có quy định chuẩn rõ ràng để tránh tình trạng một khái niệm được hiểu theo các nghĩa khác nhau.
Bộ VHTTDL: Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi

Bộ VHTTDL: Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi

Chiều ngày 31/1, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã có văn bản số 46/VHCS-NSVH về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội năm 2023.
Nghệ sĩ và khán giả tưởng nhớ nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn trong đêm nhạc "Như cánh vạc bay"

Nghệ sĩ và khán giả tưởng nhớ nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn trong đêm nhạc "Như cánh vạc bay"

Đêm nhạc "Như cánh vạc bay" tại Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội (165 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội) vừa qua là cơ hội để hàng chục nghệ sĩ nhiều thế hệ và khán giả tưởng nhớ nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn sau 20 năm ông rời "cõi tạm" (1/4/2001 – 1/4/2021).
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết“

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết“

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt - Vẻ đẹp thuần khiết” diễn ra từ ngày 25 - 31/3/2023 tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Triển lãm giới thiệu 75 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức với mong muốn thông qua đây làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, yêu con người, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn, người đồng hành thuần khiết, tô bồi ước vọng tương lai tốt đẹp. Mỗi một tác phẩm giới thiệu tại Triển lãm là một tình cảm đặc biệt của nữ họa sỹ Kim Đức.
Hà Tĩnh: Họa sĩ 92 tuổi vẫn vẽ tranh với đam mê hội họa cả cuộc đời

Hà Tĩnh: Họa sĩ 92 tuổi vẫn vẽ tranh với đam mê hội họa cả cuộc đời

Họa sĩ Trần Lê Khả (SN 1931) - nguyên cán bộ phòng Văn hóa thông tin huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) với niềm đam mê hội họa dù đã ở tuổi “cổ lai hy” nhưng ông vẫn minh mẫn và còn vẽ tranh, sáng tác thơ ca để lại cho đời những tác phẩm có giá trị.
Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Chiều 19.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL tổ chức đã chính thức bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi.
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?