Vĩnh Phúc: Ngột ngạt “rừng” bê tông đang “bức tử” Tam Đảo

“Dựa” quy trình, Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu hàng trăm tỷ đồng?! (bài 5)

“Dựa” vào "quy trình" để dọn đường giao đất công sản có vị trí “vàng” ở Tam Đảo 1 cho Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng) không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu tới hàng trăm tỷ đồng và đã làm lợi cho doanh nghiệp này?!
“Dựa” quy trình, Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu hàng trăm tỷ đồng?! (bài 5)

Dùng quy trình… để dọn đường cho việc giao đất công sản không qua đấu giá

Có thể nói, việc giao đất công sản cho doanh nghiệp tư nhân không qua đấu giá quyền sử dụng đất luôn nóng trong suốt những nhiệm kỳ gần đây. Nhiều "nhóm lợi ích" bị phanh phui, khiến nhiều quan chức tại các trung tâm kinh tế lớn bị kỷ luật.

Các điểm nóng xảy ra nhiều vi phạm như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa... và Vĩnh Phúc cũng không phải ngoại lệ. Các nguyên lãnh đạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật.

Ngày 30/6/2022, tại hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá, tham nhũng, tiêu cực về đất đai chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong số đó phải kể đến yếu tố đất công sản được "nhóm lợi ích" dùng "quy trình"… để dọn đường giao cho tư nhân không qua đấu giá quyền sử dụng đất, làm thất thu ngân sách Nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng.

Đây chỉ là con số mang tính ước lượng vì vẫn còn những vụ việc "giúp" sức doanh nghiệp "hô biến" đất công sản về tay tư nhân không qua đấu giá quyền sử dụng đất, có dấu hiệu vi phạm pháp luật chưa bị phanh phui.

“Dựa” quy trình, tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu gần nghìn tỷ đồng ?! (bài 5)
Hơn 8.000m2 đất công sản có vị trí "vàng" tại Tam Đảo 1 được tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng không qua đấu giá quyền sử đụng đất.

Quay trở lại quy trình giao hơn 8.000m2 đất công sản có vị trí vàng ở Tam Đảo 1 cho Công ty Lạc Hồng không qua đấu giá quyền sử dụng đất, có thể nói, Vĩnh Phúc đã vận dụng rất thuần thục “quy trình” giao đất công sản cho doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:

Ngày 03/10/2014 Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có Thông báo số 1556-TB/TU về việc cho thuê đất tại thị trấn Tam Đảo do Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, cơ quan Công an tỉnh, UBND thị trấn Tam Đảo đang quản lý.

Ngày 28/10/2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 6452/UBND-NN2 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Ngày 06/01/2015 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký văn bản số 09/TTg- KTN về việc chấp thuận đề xuất của tỉnh Vĩnh Phúc.

Rất nhanh chóng, 10 ngày sau (tức ngày 16/01/2015), UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra thông báo số 229/UBND-NN2 cho phép áp dụng cơ chế giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu Tam Đảo 1, thị trấn Tam Đảo.

Và chỉ 2 tuần sau đó, ngày 03/02/2015, Công ty Lạc Hồng đã có văn bản số 662/UBND-CN1 xin phê duyệt đầu tư dự án Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp tại ví trí hơn 6.000m2 đất công sản ở Tam Đảo 1.

Đáng nói, diện tích đất mà Công ty Lạc Hồng xin phê duyệt đầu tư tại văn bản số 662/UBND-CN1 lại trùng khớp đến từng centimet với khu đất do các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Công an tỉnh Vĩnh phúc và UBND thị trấn Tam Đảo đang quản lý mà trước đó Tỉnh ủy đã có chủ trương cho thuê…?!

“Dựa” quy trình, Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu hàng trăm tỷ đồng?! (bài 5)
Thông báo số 1861 –TB/TU của Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xác lập Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng là nhà đầu tư chiến lược.

Và 4 tháng sau (tức ngày 30/06/2015), Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có Thông báo số 1861 –TB/TU về việc xác lập Công ty Lạc Hồng là đối tác chiến lược vào Tam Đảo 1, thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Và cũng trong ngày 30/6/2016, ông Vũ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định chủ trương đầu tư số 2150/QĐ-UBND, chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng, do ông Lê Xuân Trường làm giám đốc, được thực hiện dự án đầu tư khu tổ hợp dịch vụ cao cấp có diện tích là 6.063m2 tại Tam Đảo 1….

Rất nhanh chóng, chưa đầy 4 tháng sau khi có thông báo số 1861 –TB/TU, ngày 17/10/2016, bằng thông báo số 175/ TB-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông báo thu hồi 8.312,3m2 đất công sản do cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, cơ quan Công an và UBND thị trấn Tam Đảo đang quản lý, để giao cho Công ty Lạc Hồng thực hiện dự án gồm: khu tổ hợp dịch vụ cao cấp (diện tích: 6.065,3m2) và khu ẩm thực (diện tích: 2.247,0m2).

“Dựa” quy trình, Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu hàng trăm tỷ đồng?! (bài 5)
Dưới thời ông Võ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký nhiều văn bản "giúp" Lạc Hồng ôm được hơn 8.000m2 đất công sản có vị trí "vàng" ở Tam Đảo không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra ông Giang, từng bị tố là người ký quyết định số 41 cho phép doanh nghiệp lấp hồ Đại Lải ?

Sau đó, ông Vũ Chí Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký, ban hành quyết định số 454/QĐ-UBND, ngày 09/02/2017 và quyết định số 965/QĐ-UBND ngày 03/05/2018 (thu hồi đất bổ sung), UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hồi 6.256,8m2 đất công sản do cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, cơ quan Công an tại khu Tam Đảo 1 gồm: đất an ninh (697,2m2,) do Công an tỉnh quản lý; Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (3.400m2, trước là Nhà khách của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc do Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc quản lý. Và 860m2 đất trước là Nhà khách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc do Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý); đất đường giao thông 896m2 để giao cho Công ty Lạc Hồng thực hiện dự án Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp tại thị trấn Tam Đảo nhưng không qua đấu giá.

Đến đây có thể nhận định sơ bộ là tỉnh Vĩnh Phúc đã khá “nhuần nhuyễn” khi sử dụng quy trình, để có thể thực hiện việc giao đất, cho thuê đất công sản không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất ?.

“Giúp” Nhà nước giảm thu ngân sách gần nghìn tỷ đồng qua "quy trình"?

Việc đấu giá đất sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư và chủ thể tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn giúp cho Nhà nước thu về được khoản ngân sách lớn làm giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, lợi ích nhóm.

Tuy nhiên, việc giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá được giới luật sư cũng như nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định là "lỗ hổng", là “bầu sữa” nuôi dưỡng nhóm lợi ích? Từ đó, đặt vấn đề ở Vĩnh Phúc, việc giao hơn 8.000m2 đất công sản có vị trí “vàng” ở Tam Đảo 1 cho Công ty Lạc Hồng đã “giúp” Nhà nước giảm thu ngân sách bao nhiêu?

“Dựa” quy trình, Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu hàng trăm tỷ đồng?! (bài 5)
Thông báo số 175/ TB-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông báo thu hồi 8.312,3m2 đất công sản do cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, cơ quan Công an và UBND thị trấn Tam Đảo đang quản lý, để giao cho Công ty Lạc Hồng thực hiện dự án gồm: khu tổ hợp dịch vụ cao cấp (diện tích: 6.065,3m2) và khu ẩm thực (diện tích: 2.247,0m2).

Chỉ tạm tính ở diện tích 6.256,8m2 đất công sản, theo giá cho thuê đất mà ngày 06/06/2018, ông Chu Quốc Hải – Phó Giám đốc Sở TN&MT, đại diện cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký hợp đồng thuê đất với Công ty Lạc Hồng. Giá thuê 6.256,8m2 đất công sản hàng năm, được tỉnh Vĩnh Phúc tính cho Lạc Hồng là 60.450đ/m2 và 64.000đ/m2.

Ngân sách Nhà nước sẽ thu về số tiền là 387.903.583đ (ba trăm tám bảy triệu, chín trăm lẻ ba nghìn, năm trăm tám ba đồng chẵn) cho 6.256,8m2 công sản có vị trí đắc địa nhất nhì Tam Đảo. Công ty Lạc Hồng được ưu tiên quyền thuê đất là 49 năm (theo hợp đồng thuê đất), như vậy Lạc Hồng sẽ phải thanh toán ước tính tổng số tiền sẽ khoảng hơn 19 tỷ đồng….

Theo quyết định số 61/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014, giá đất được UBND tỉnh Vĩnh Phúc áp cho vị trí khách sạn Venus và khu ẩm thực là 8.000.000/m2 (chưa tính hệ số điều chỉnh). Như vậy với 6.256,8m2 đất công sản, nếu được đấu giá năm 2014, Nhà nước sẽ thu về số tiền là trên 50 tỷ đồng.

Còn quyết định số 62/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì giá đất được tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng tại vị trí khách sạn Venus sẽ là 35.000.000/m2 và 12.000.000/m2 (Cần lưu ý, tổ hợp khách sạn Venus của Công ty Lạc Hồng được xây dựng trên phần diện tích 6.256,8m2 đất công sản). Ngân sách Nhà nước sẽ thu về số tiền từ trên 75 tỷ đồng đến gần 219 tỷ đồng. Những con số này đều lớn hơn rất nhiều lần con số 19 tỷ đồng mà Công ty Lạc Hồng bỏ ra để được ưu tiên sử dụng 49 năm...

“Dựa” quy trình, tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu gần nghìn tỷ đồng ?! (bài 5)
Khách sạn Lâu đài Tam Đảo và tổ hợp khách sạn Venus do Công ty Lạc Hồng làm chủ đầu tư, trong đó có tổ hợp khách sạc Venus được xây dựng trên đất công sản không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo thông tin của giới kinh doanh bất động sản ở khu vực, tại thời điểm đó, tuy từng vị trí, đất thị trấn Tam Đảo 1 có giá trên thị trường dao động từ khoảng từ 100.000.000đ/m2 – 150.000.000/m2, nhưng cũng rất hiếm có người bán và tại thời điểm hiện tại thì giá trị đó đã tăng hơn rất nhiều. Theo tìm hiểu của PV, một căn biệt thự rộng khoảng hơn 100m2 tại khu vực trên đang được chủ nhà giao bán trên 30 tỷ đồng tức là khoảng 300.000.000đ/m2 (Ba trăm triệu đồng).

Nếu đấu giá quyền sử dụng đất, giá có thể tiệm cận sát với giá thị trường và vượt hơn rất nhiều do vị trí vàng với lợi thế thương mại rất lớn (Đơn cử như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm tại TP. HCM). Cùng tính thử một vài ví dụ các mức giá nếu đấu giá đất thành công cho 6.256,8m2 lô đất công sản trên thì ngân sách Nhà nước sẽ thu về được số tiền là bao nhiêu:

Ví dụ, nếu đấu giá đất thành công ở dưới mức giá thấp nhất của thị trường (ví dụ đấu giá thành công ở mức giá 90.000.000đ/m2), thì với 6.256,8m2 đất công sản, ngân sách Nhà nước sẽ thu về được số tiền là: 563.112.000.000 (Năm trăm sáu mươi ba tỷ, một trăm mười hai triệu đồng chẵn)

Nếu đấu giá đất thành công ở mức giá thấp nhất của thị trường là 100.000.000đ/m2, thì với 6.256,8m2 đất công sản, ngân sách Nhà nước sẽ thu về số tiền là: 625.685.000.000 đồng (sáu trăm hai mươi lăm tỷ, sáu trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn).

Còn nếu đấu giá đất thành công ở mức giá 150.000.000/m2 thì ngân sách Nhà nước sẽ thu về số tiền cho 6.256,8m2 đất công sản sẽ là: 938 tỷ đồng (chin trăm ba mươi tám tỷ, lăm trăm hai mươi triệu đồng chẵn).

“Dựa” quy trình, tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu gần nghìn tỷ đồng ?! (bài 5)
Tổ hợp khách sạn Venus của Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng được xây dựng trên phần đất công sản có diện tích 6.256,8m2.

Từ những ví dụ điển hình trên cho thấy, dù đấu giá đất thành công ở bất cứ mức giá/ hoặc đấu giá đất thành công ở mức giá thấp hơn giá thị trường, ngân sách Nhà nước sẽ thu về được số tiền rất khủng và lớn hơn rất rất nhiều 19 tỷ đồng mà Công ty Lạc Hồng bỏ ra để có được quyền sử dụng 6.256,8m2 đất công sản ở Tam Đảo 1 cho thời gian sử dụng là 49 năm.

Cần phải nhấn mạnh, đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại điều 118 – Luật đất đai 2013, sẽ phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Đối với tổ hợp khác sạn Venus và khu ẩm thực mà Công ty Lạc Hồng thực hiện xây dựng tại Tam Đảo 1 theo Luật đất đai 2013, sẽ phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử đất, nhưng tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản xin Thủ tướng cho phép giao đất, cho thuê đất không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất...

Đến đây, chắc nhiều người đã hình dung ra, từ việc vận dụng "quy trình", tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu từ nhiều chục tỷ đồng tới gần 1.000 tỷ đồng, số tiền đó được chuyên gia đánh giá là làm lợi cho Công ty Lạc Hồng. “Thành tích” này của tỉnh Vĩnh Phúc có nên được ngợi khen hay chê?

Tầm nhìn sẽ tiếp tục phản ánh trong bài 6: "Vĩnh Phúc có đang cố tình "gọt chân cho vừa giày" tại dự án của Công ty Lạc Hồng?"

Vĩnh Phúc: Ngột ngạt “rừng” bê tông đang “bức tử” Tam Đảo (bài 1)

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)

Vĩnh Phúc có "giúp sức" doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trên đất công sản? (bài 3)

Doanh nghiệp đã "ôm" đất công sản ở Tam Đảo 1 như thế nào? (bài 4)

“Dựa” quy trình, tỉnh Vĩnh Phúc đã “giúp” ngân sách Nhà nước giảm thu gần nghìn tỷ đồng ?! (bài 5)

Theo Luật gia Đỗ Trọng Thắng - Chuyên viên pháp lý, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 52/2009/NĐ-CP, ngày 03/6/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thay thế bởi Khoản 2 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định về xác định giá khởi điểm đấu giá tài sản công thì: “Việc xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất công phụ thuộc vào giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, cụ thể giá khởi điểm của quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc được xác định phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến trên thị trường theo mục đích sử dụng mới của khu đất tại thời điểm có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định hiện hành về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tương ứng với mục đích sử dụng mới nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định”.

Nguyễn Long - Trí Tâm

Theo dòng sự kiện:

Tầm nhìn độc quyền

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu Sở Xây dựng Vĩnh Phúc “dẫn dắt” UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư ?! (Bài 7)

Dấu hiệu Sở Xây dựng Vĩnh Phúc “dẫn dắt” UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư ?! (Bài 7)

Dự án đầu tư xây dựng khu tổ hợp dịch vụ cao cấp tại thị trấn Tam Đảo của Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng), mặc dù chưa được điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhưng đã được Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép mới giấy phép xây dựng. Quy trình pháp lý thực hiện dự án này liệu đã đúng quy định của pháp luật, khiến công luận đặt nhiều nghi vấn dấu hiệu tiêu cực, lợi ích nhóm cho việc cấp phép nay?!
Đấu giá đất Thủ Thiêm: Đã quá hạn, hai doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Đã quá hạn, hai doanh nghiệp vẫn chưa nộp tiền

Mặc dù đã quá 180 ngày theo quy định, nhưng hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Khu đô thị Thủ Thiêm là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền.
Hà Nội: Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, lấy hiệu quả là thước đo đánh giá

Hà Nội: Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, lấy hiệu quả là thước đo đánh giá

UBND Thành phố sẽ đẩy mạnh phân rõ trách nhiệm từ cấp Thành phố đến xã phường. Đồng thời, liên quan đến nội dung đấu giá quyền sử dụng đất, Thành phố yêu cầu, trong thời gian tới, tiếp tục quản lý chặt việc đấu giá; tăng cường công khai, không hạn chế số lượng hồ sơ tham gia đấu giá và khuyến khích đấu giá trực tuyến.

Các tin khác

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Dư luận xôn xao, cơ quan CSĐT Công an TP. Cam Ranh, không rõ vì lý do gì, mà nhiều vụ án có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, người dân liên tục có đơn tố giác, nhưng vẫn “vô tư” bỏ qua. Trong lúc đó người “phòng vệ chính đáng” thì lại “vô tư” khởi tố?!
Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Ông Đặng văn Quăng ngụ tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng (nay là xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng) tỉnh Tây Ninh, được giao đất theo diện gia đình chính sách, sử dụng ổn định trên 40 năm. Khi xảy ra tranh chấp thì Tòa án lại bênh vực cho kẻ gian!
Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề là nâng giá trị và sức cạnh tranh thị trường

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề là nâng giá trị và sức cạnh tranh thị trường

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các làng nghề Việt Nam, có giá trị to lớn cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là một yêu cầu hàng đầu để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của mỗi làng nghề.
Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Trong chuyến công tác từ ngày 8-10/9, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp với UBND TP. Pleiku, UBND Huyện Chư Prông, Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng tránh tai nạn bom mìn, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn, trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó…
Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của thầy, trò trường PTCS Xã Đàn
Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Sau khi thủy điện Bản Vẽ ra đời, có 73 hộ dân của tộc người Ơ Đu sống rải rác ở hai bờ sông Nậm Nơn (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An) được đưa ra khỏi lòng hồ về nơi tái định cư mới, từ đó bà con mới có nhà cửa khang trang, có đất đai màu mỡ và được hướng dẫn tăng gia sản xuất...
Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Thấy bà con nông dân nuôi nghêu ngày đêm vất vả nhưng bỗng chốc trắng tay, vì chưa kịp thu hoạch thì nghêu đã chết, nên ông đã bỏ công sức, tiền của, thời gian để nghiên cứu thành công quy trình nuôi loài hải sản khó tính này giúp bà con nông dân. Ông là cựu Đại tá Công an - GS.TSKH Vương Khả Cúc.
Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Tối 27-8, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND một số tỉnh, thành phố khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Vào đầu tháng 8 vừa qua, tôi được tham gia tuần đại lễ chào mừng tuổi 30 của Tập đoàn Vingroup. Trải nghiệm không thể nào quên này gợi lên câu hỏi: Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?
Lá thư gửi cho con!

Lá thư gửi cho con!

Con hãy đọc lá thư này khi con trưởng thành, theo đuổi đam mê của mình. Bố không mong con lựa chọn sự giàu sang, phú quý, nhưng bố khuyên con hãy nỗ lực, phấn đấu để cống hiến cho đất nước, cho Nhân dân… như nghị lực, sức mạnh và điều tuyệt vời từ cuốn sách bố chia sẻ.
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Nhiều hiện vật, nhiều câu chuyện cảm động về bộ đội Trường Sơn và thanh niên xung phong trong những năm tháng ác liệt mở đường mòn Hồ Chí Minh, giành độc lập thống nhất dân tộc. Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh đã khiến các khách tham quan rưng rưng cảm động, nhất là các cựu quân nhân các lực lượng vũ trang.
Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Sáng 8/8, UBND huyện Hưng Nguyên đã tiến hành cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất tại xóm Phúc Long, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) để thực hiện Dự án Xây dựng và Kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP.
TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

Dự án 152 Trần Phú là “đất vàng” Vinataba nằm trong khu vực sầm uất bậc nhất TP HCM. Khu đất có vị trí có 3 mặt tiền đường: Trần Phú – Lê Hồng Phong
Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Khu đất 152 Trần Phú có 3 mặt tiền, rộng hơn 30.000m2 được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)
Xem thêm
Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Dư luận trong dịp này đang hết sức quan tâm phiên Tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu". Cần có chính sách khoan hồng với những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã có đơn tự thú và khai báo thành khẩn, rõ ràng; từ đó giúp cho cơ quan điều tra có cơ sở bóc gỡ được vụ án một cách nhanh chóng và chính xác.
Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Hàng trăm khách hàng mua đất nền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn tại 3 dự án ở Quảng Nam và Đà Nẵng vô cùng xúc vì bị Công ty Phú Gia Thịnh chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc ký xác nhận nộp thêm tiền thì mới cấp GCNQSDĐ hoặc tiếp tục hợp đồng dưới hình thức mới…
Doanh nghiệp Việt – Hàn  mở rộng thị trường ở Việt Nam

Doanh nghiệp Việt – Hàn mở rộng thị trường ở Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 31 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2023), vừa qua hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam (VINASME) cùng Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc (KBIZ) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh.
Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Ngay sau sự cố hỏa hoạn xảy ra, Hà Nội đã cấp tốc yêu cầu các quận, huyện tổng kiểm tra, rà soát tất cả cơ sở nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trên địa bàn, đặc biệt là chung cư mini. Cứ xảy ra sự cố thì mới cấp tốc rà soát, kiểm tra chẳng khác nào “mất bò mới lo làm chuồng”.
Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Tình trạng lạm thu mang danh nghĩa các khoản đóng góp "tự nguyện" trở thành câu chuyện đến hẹn lại lên mỗi dịp đầu năm học.