Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu

“Môi trường quá ô nhiễm, nước thải ra đen ngòm. Có khách đến thăm chơi thường nói đùa mùi hôi thối và ruồi nhặng là hương vị cuộc sống của xóm 1”. Đây là trích đoạn trong thư kêu cứu của hàng chục hộ dân đang sống tại thôn Đoàn Kết 2, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, Đắk Lắk gởi đến cơ quan chức năng.

10 năm sống trong môi trường ô nhiễm

Mới đây, tòa soạn báo Tri thức & Cuộc sống nhận được thư kêu cứu của hàng chục hộ dân tại thôn Đoàn Kết, xã Ea Tih, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk phản ánh về vấn đề ô nhiễm môi trường của một trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã Ea Tih.

Thư kêu cứu của hàng chục hộ dân tại thôn Đoàn Kết, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Thư kêu cứu của hàng chục hộ dân tại thôn Đoàn Kết, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 20/05/2023, nhóm PV báo Tri thức & Cuộc sống (PV) có mặt tại địa chỉ Xóm 1, thôn Đoàn Kết 2, xã Ea Tih, huyện Ea Kar để xác minh thông tin sự việc.

Trang trại chăn nuôi của ông Võ Thành Lương thường gọi là Sĩ Thương hiện hữu trong khu đông dân cư có diện tích hơn 4000 m2 tỏa ra mùi hôi thối nồng nặc bay xa hàng km.
Trang trại chăn nuôi của ông Võ Thành Lương (thường gọi là Sĩ Thương) hiện hữu trong khu đông dân cư có diện tích hơn 4000 m2 tỏa ra mùi hôi thối nồng nặc bay xa hàng km.

Theo chân người dân phản ánh sự việc, 1 trang trại chăn nuôi hiện hữu trong khu đông dân cư có diện tích hơn 4000 m2 tỏa ra mùi hôi thối nồng nặc bay xa hàng km. Trang trại được bao quanh bởi hàng gạch đỏ cao hơn 2m. Phía dưới chân tường là từng vũng nước đen ngòm do nước thải chưa qua xử lý từ trang trại thấm ra bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Khu vực xả nước thải chưa qua xử lý cách các ao tưới tiêu, ao nuôi cá của người dân chỉ vài chục mét.
Khu vực xả nước thải chưa qua xử lý cách các ao tưới tiêu, ao nuôi cá của người dân chỉ vài chục mét.

Bà P.T.K., người dân sống cạnh trang trại chăn nuôi bức xúc cho biết: “Trang trại này đã tồn tại hơn chục năm rồi, chúng tôi hàng ngày phải chịu đựng quá mức rồi. Mùi hôi thối bay vào nhà cả ngày lẫn đêm, ruồi nhặng bu đầy trong các bữa ăn. Mỗi ngày tôi phải sử dụng 4 đến 5 vỉ nhử ruồi nhưng không hết được. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị, làm đơn, huyện, xã về kiểm tra rồi đâu cũng vào đấy”.

Phía dưới chân tường là từng vũng nước đen ngòm do nước thải chưa qua xử lý từ trang trại thấm ra bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Phía dưới chân tường là từng vũng nước đen ngòm do nước thải chưa qua xử lý từ trang trại thấm ra bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Bên trong bức tường gạch đỏ phía sau trang trại là khu vực chứa nước thải trong quá trình chăn nuôi. Theo quan sát của PV, khu vực chứa nước thải này không hề có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định mà các trang trại chăn nuôi phải có như bạt lót đáy để chống thẩm thấu ra môi trường, bạt phủ phía trên để hạn chế mùi hôi...

Nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra ao nhỏ trên phần đất vườn của người dân thông qua 1 đoạn ống.
Nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra ao nhỏ trên phần đất vườn của người dân thông qua 1 đoạn ống.

Ngoài ra, ngay chân tường còn có 1 đoạn ống thông ra 1 ao nước nhỏ đen ngòm phía ngoài tường. Đáng nói là ao nhỏ ngoài chân tường thuộc vào diện tích đất vườn của người dân và ao này nằm cách ao các ao chứa nước nuôi cá và tưới tiêu của người dân chỉ vài chục mét.

Người dân bức xúc vì trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí.
Người dân bức xúc vì trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí.

Ông L.V.T có vườn vải tại đây cho biết: “Họ cho nước thải chưa qua xử lý chảy trực tiếp ra đất, nước thải ngấm xuống nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của chúng tôi. Những cây vải trồng gần trang trại đều khô héo và chết từ từ. Thời gian gần đây, khi mùa mưa bắt đầu thì mùi hôi bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc, ban ngày còn nhẹ nhưng từ khi 5 giờ chiều trở đi bắt đầu nồng nặc. Chúng tôi nhà kín cửa thì đóng chặt lại, còn nhà ai cửa không kín phải qua nhà người thân để tránh.

Đến bao giờ mới xử lý triệt để?

Để phản ánh tình trạng này đến chính quyền địa phương, PV đã liên hệ tới ông Phạm Đình Văn, Chủ tịch UBND xã Ea Tih. Ông Văn cho biết: “Chúng tôi đã nắm bắt được tình hình và sẽ cử người tới kiểm tra và sẽ trả lời tới báo chí sau”.

Dọc bên ngoài tường rào của trang trại, nước thải từ trang trại chăn nuôi thấm ra tạo thành những hố nước bốc mùi hôi thối.
Dọc bên ngoài tường rào của trang trại, nước thải từ trang trại chăn nuôi thấm ra tạo thành những hố nước bốc mùi hôi thối.

Theo phản ánh của người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi tại xã Ea Tih đã xảy ra nhiều năm nay. Do nể nang, người dân chịu đựng từ năm này qua năm khác. Năm 2019, xã Ea Tih đón nhận xã nông thôn mới tưởng chừng trang trại sẽ xóa bỏ hoặc chuyển đi nhưng không chuyển đi mà lại phát triển thêm. Người dân liên tục phản ánh về tình trạng sống trong môi trường bị ô nhiễm, đề nghị chính quyền địa phương phải xử lý dứt điểm vấn đề này để đúng với danh hiệu nhưng đến nay đã hơn 4 năm sự việc vẫn đâu vào đấy, người dân hàng ngày vẫn phải sống chung với ruồi nhặng và bầu không khí hôi thối.

Nhiều cây vải nằm gần trang trại chăn nuôi bị chết phải chặt bỏ do nguồn nước bị ô nhiễm.
Nhiều cây vải nằm gần trang trại chăn nuôi bị chết phải chặt bỏ do nguồn nước bị ô nhiễm.

Làm kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, không thể đánh đổi lợi ích của cá nhân, tập thể mà làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân, môi trường. Trước sự việc bức xúc của người dân, báo Tri thức & Cuộc sống khẩn thiết mong muốn các cơ quan chức năng huyện Ea Kar cần sớm vào cuộc để kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo môi trường trong chăn nuôi của trang trại nêu trên, cũng như xem xét yêu cầu, đảm bảo quyền lợi của người dân. Qua đó, cũng nhằm giữ cho môi trường xã nông thôn mới ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần cho chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.

Báo Tri thức & Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin về sự việc./.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được từ trang trại chăn nuôi của ông Võ Thành Lương tại Xóm 1, thôn Đoàn Kết 2, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk:

Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu
Gia Huy - Ngọc Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Ngày 19/5, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2023), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác.
Những kỹ năng cần thiết để xử lý khi có cháy mà ai cũng cần biết!

Những kỹ năng cần thiết để xử lý khi có cháy mà ai cũng cần biết!

Gần đây, liên tiếp xẩy ra các vụ cháy làm thiệt hại lớn về người và của. Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo người dân về những kỹ năng cần thiết để xử lý khi có cháy. Như: tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn; nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn; hạn chế tối đa tiếp xúc với lửa hoặc khí độc do cháy gây ra; các nhà, công trình có lồng sắt: Cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực;...
Hà Tĩnh: Phát hiện trăn “khủng” bò vào trang trại chăn nuôi

Hà Tĩnh: Phát hiện trăn “khủng” bò vào trang trại chăn nuôi

Một gia đình ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phát hiện con trăn dài 2m, nặng 35kg bò vào trang trại chăn nuôi nên đã bắt lại, sau đó bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về môi trường tự nhiên.

Các tin khác

Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm tra đối với hàng loạt sai phạm tại dự án Sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.
Cà Mau: Sạt lở đất ven sông uy hiếp tài sản và tính mạng người dân

Cà Mau: Sạt lở đất ven sông uy hiếp tài sản và tính mạng người dân

Một khu vực tại xã Tam Giang huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vừa xảy ra 2 vụ sạt lở đất ven sông, làm hư hỏng nhiều nhà cửa và thiệt hại tài sản người dân.
Kon Tum: Có dung túng cho hành vi đổ thải xây dựng tràn lan ở Mường Hoong?

Kon Tum: Có dung túng cho hành vi đổ thải xây dựng tràn lan ở Mường Hoong?

Sau những lình xình trong việc chỉ định thầu đối với công trình chưa được sáng tỏ, thì tại Dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei), nhà thầu thi công công trình này đã đổ hàng nghìn m3 đất thải không đúng với thiết kế phê duyệt, tại nhiều khu đất của người dân, thậm chí là đổ cả ra sông suối, đất rừng.
Nghệ An: Dân kêu cứu vì tiếng ồn và bụi đá

Nghệ An: Dân kêu cứu vì tiếng ồn và bụi đá 'siêu khủng' từ nhà máy chế biến bột đá

Tiếng rít chát chúa xen lẫn tiếng máy nổ sầm sầm suốt ngày đêm cùng với lớp lớp bụi trắng bay lên mù mịt từ Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu mịn của Công ty Cổ phần Khoáng sản Đông Á đang là nỗi khiếp đảm đến hoảng loạn của hàng chục hộ dân xóm Đột Vả, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) trong suốt nhiều năm qua.
Thanh Trì – Hà Nội: Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ

Thanh Trì – Hà Nội: Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ

Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thực trang đang rất cần sự nhắc nhở, xử lý của chính quyền đối với nhà thầu khi công dự án.
Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Theo quy định, các mỏ được cấp phép khai thác cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, bến cát thuộc các Công ty TNHH VLXD Sông Núi, Công ty CP Đoàn Chính Nghĩa... hoạt động trên địa bàn huyện Cư Kuin lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó
Cam Lộ - Quảng Trị: Xuất hiện trang trại nuôi heo ngay trên đầu nguồn hồ nước Phan Xá

Cam Lộ - Quảng Trị: Xuất hiện trang trại nuôi heo ngay trên đầu nguồn hồ nước Phan Xá

Một trang trại chăn nuôi heo với quy mô rất lớn, đang dần được hình thành ngay trên đầu nguồn của hồ chứa nước Phan Xá tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Theo quy định, các mỏ khai thác đá, cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó.
Kon Tum: Phá rừng để làm đường cho dự án?

Kon Tum: Phá rừng để làm đường cho dự án?

Tại huyện Đăk Glei, một phần diện tích rừng chưa được chuyển đổi đã bị ủi trắng để làm đường phục vụ cho Dự án Sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong…
Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Sáng ngày 09/5, Phóng viên (PV) Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với đại diện UBND huyện Krông Nô sau bài viết “Krông Nô – Đắk Nông: Băm nát quả đồi để khai thác đất trái phép tại xã Nam Xuân” được đăng tải vào ngày 07/5. Theo đại diện UBND huyện Krông Nô, ông Trần Đăng Ánh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết đã có chỉ đạo và sẽ xử lý triệt để tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn xã Nam Xuân và các xã lân cận.
Hà Tĩnh: Xác minh nguyên nhân cá chết trắng tại hồ điều hòa Bồng Sơn

Hà Tĩnh: Xác minh nguyên nhân cá chết trắng tại hồ điều hòa Bồng Sơn

Những ngày qua, tại hồ điều hòa Bồng Sơn (Hà Tĩnh) đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng trên mặt nước gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Công ty Nhật Linh Phú Thọ “huy động” tàu tự hành, khai thác cát cả ban đêm

Công ty Nhật Linh Phú Thọ “huy động” tàu tự hành, khai thác cát cả ban đêm

Mặc dù chỉ được cấp phép 2 tàu cuốc (hút) công suất 25m3/giờ hoặc 02 cẩu gầu dây dung tích gầu 0,8 m3 thế nhưng thời gian gần đây Công ty Nhật Linh Phú Thọ lại “huy động” cả tàu tự hành để khai thác cát. Chưa dừng lại ở đó công ty này cũng ngang nhiên khai thác cát cả vào ban đêm.
Liên tiếp xảy ra tình trạng khai thác đất ruộng trái phép: UBND huyện Buôn Đôn nói gì ?

Liên tiếp xảy ra tình trạng khai thác đất ruộng trái phép: UBND huyện Buôn Đôn nói gì ?

Người dân, báo chí liên tiếp phản ánh về tình trạng khai thác đất ruộng trái phép để trục lợi đến cơ quan chức năng huyện Buôn Đôn. Tuy nhiên cách xử lý của chính quyền sở tại mang nhiều “bất cập”?!
Krông Nô – Đắk Nông: Băm nát quả đồi để khai thác đất trái phép tại xã Nam Xuân

Krông Nô – Đắk Nông: Băm nát quả đồi để khai thác đất trái phép tại xã Nam Xuân

Một quả đồi nằm cách UBND xã Nam Xuân (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) không xa bị đất tặc mang máy xúc cỡ lớn vào băm nát, lấy đất đi lấp mặt bằng tại nhiều vị trí khác nhau, sự việc diễn trong một thời gia dài, tuy nhiên, không hiểu tại sao hành vi này vẫn đang diễn ra hằng ngày mà chính quyền địa phương lại chẳng thể ngăn chặn.
Buôn Đôn – Đắk Lắk: Ngang nhiên khai thác, vận chuyển đất ruộng trái phép tại xã Cuôr Knia

Buôn Đôn – Đắk Lắk: Ngang nhiên khai thác, vận chuyển đất ruộng trái phép tại xã Cuôr Knia

“Đất tặc” ngang nhiên mang máy móc, trang thiết bị đào xới đất ruộng mang đi tiêu thụ trong thời gian dài và quy mô lớn, tuy nhiên chính quyền không hề hay biết?
Xem thêm
Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Bộ Tài chính vừa có văn bản phản hồi đến UBND tỉnh Quảng Trị, xác định Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng Phòng hộ (JICA 2) tại huyện Hướng Hóa không đủ điều kiện thanh toán từ nguồn vốn của nhà tài trợ, vì lý do chỉ định thầu trái quy định trước đó.
Quảng Ninh: Cần nâng cao hơn nữa giá trị cho vải chín sớm Phương Nam

Quảng Ninh: Cần nâng cao hơn nữa giá trị cho vải chín sớm Phương Nam

Những ngày gần đây trên con đường của phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tấp nập những chuyến xe chở nặng trĩu những chùm vải chín sớm của người dân đem bán. Bên đường hàng chục ô tô tải từ Bắc Giang, Hải Dương đổ về thu mua.
Hai thuyền viên tử vong nghi do ngộ độc khí hầm cá tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hai thuyền viên tử vong nghi do ngộ độc khí hầm cá tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hai bạn thuyền lao xuống cứu một thuyền viên cùng tàu đang bị ngạt khí dưới hầm cá thì bị trúng khí độc và tử vong.
Thạch Thành – Thanh Hóa: Tận thu hơn 44.000 m3 đất tại mỏ đá Spilit xã Thành Long đến khi nào?

Thạch Thành – Thanh Hóa: Tận thu hơn 44.000 m3 đất tại mỏ đá Spilit xã Thành Long đến khi nào?

Tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ trên bề mặt mỏ tại mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An khai thác đến khi nào?
Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Theo quy định, các mỏ được cấp phép khai thác cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, bến cát thuộc các Công ty TNHH VLXD Sông Núi, Công ty CP Đoàn Chính Nghĩa... hoạt động trên địa bàn huyện Cư Kuin lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó
Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Theo quy định, các mỏ khai thác đá, cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó.