Giải thưởng vinh danh các công trình khoa học tái thiết đời sống sau đại dịch COVID-19

4 công trình khoa học xuất sắc được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng khoa học, công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ hai năm 2022 đều thuộc các lĩnh vực đã và đang tác động hàng ngày tới đời sống của hàng tỷ người trên thế giới, gồm: Công nghệ, Y sinh học, Nông nghiệp và Môi trường.

Tối 20/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ trao Giải thưởng khoa học, công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ hai, được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Dự Lễ trao Giải thưởng còn có nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam và thế giới.

Vượt qua 970 đề cử đến từ 71 quốc gia, 4 công trình khoa học xuất sắc được vinh danh năm 2022 đều thuộc các lĩnh vực đã và đang tác động hàng ngày tới đời sống của hàng tỷ người trên thế giới, gồm: Công nghệ, y sinh học, nông nghiệp và môi trường. Điểm chung xuyên suốt nổi bật của tất cả các đề án là đã tạo ra sự "hồi sinh và tái thiết", góp phần xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho nhân loại trong tương lai.

Giáo sư Richard Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết, Giải thưởng nhận được số lượng đề cử với chất lượng vượt trội từ khắp nơi trên thế giới trong rất nhiều lĩnh vực. Những đề án đoạt giải đều là các công trình nghiên cứu đã và đang thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người và sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hội đồng Giải thưởng VinFuture đã tiến hành quy trình đánh giá nhiều vòng nghiêm ngặt để lựa chọn, tôn vinh những trí tuệ vĩ đại cùng những phát minh kiệt xuất.

Giáo sư Richard Friend khẳng định, Giải thưởng Chính đầu tiên trao tặng Tiến sĩ Katalin Kariko, Giáo sư Drew Weissman và Giáo sư Pieter Cullis với thành tựu của mình đã minh họa rõ nét cho hành trình đi từ những đổi mới sáng tạo cơ bản để tạo ra tác động toàn cầu – giá trị mà giải thưởng VinFuture vinh danh. Vaccine mRNA phòng chống dịch COVID-19 thực sự đã thay đổi thế giới: Cứu mạng người dân, phục hồi nền kinh tế và khôi phục những tương tác xã hội.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, điều khác biệt của Giải thưởng VinFuture 2022 so với mùa giải trước là sự thoải mái, an toàn khi COVID-19 gần như đã được kiểm soát hoàn toàn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Giải thưởng vinh danh các công trình khoa học tái thiết đời sống sau đại dịch COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng: VinFuture là nhịp cầu để các nhà nghiên cứu, phát minh trên toàn cầu hiện thực hoá những khát vọng khoa học để phụng sự nhân loại. Ảnh: VGP.

Điều này có được là nhờ sự đóng góp quan trọng của các công trình nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống COVID-19. Trong đó, nổi bật là công trình phát triển công nghệ mRNA, nền tảng của vaccine phòng COVID-19. Công trình được chứng minh sức ảnh hưởng với hơn 150 quốc gia hưởng lợi từ nghiên cứu này và các nhà khoa học là tác giả của công trình khoa học này đã được vinh danh với Giải thưởng Chính tại Lễ trao Giải thưởng VinFuture 2021.

Theo Chủ tịch quốc hội, nếu bảo vệ sức khỏe là thách thức của nhân loại năm 2021 thì "tái thiết và hồi sinh" là vấn đề cấp thiết mà thế giới phải đối mặt năm 2022 và trong tương lai. Đây cũng là chủ điểm VinFuture 2022 đặt ra hậu COVID-19, thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh "Khoa học phụng sự nhân loại" nhất quán của giải thưởng.

Đánh giá cao số hồ sơ tham dự tăng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, một trong những điểm khác biệt nổi bật của VinFuture là tác động lan toả toàn cầu và truyền cảm hứng tới cộng đồng khoa học ở khắp nơi trên thế giới. Cụ thể, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ các nhà khoa học châu Á đạt 34,6%. Đặc biệt, tỉ lệ đối tác đề cử đến từ châu Phi cũng đạt 12,4%, tăng hơn 6 lần so với năm 2021.

"Những con số này góp phần chứng minh nguồn cảm hứng mạnh mẽ từ giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu do người Việt Nam khởi xướng, đồng thời, mang tới niềm hy vọng về những công trình khoa học hữu ích với cuộc sống của hàng triệu người, hướng tới một thế giới phát triển công bằng hơn", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định.

Qua đây, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao sáng kiến, những nỗ lực của Quỹ VinFuture và người sáng lập Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Phạm Thu Hương khi góp phần tôn vinh giá trị của khoa học công nghệ.

Nhịp cầu hiện thực hóa những khát vọng phụng sự nhân loại

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, VinFuture là sợi dây bền chặt gắn bó các nhà khoa học Việt Nam và thế giới và cũng là nhịp cầu để các nhà nghiên cứu, phát minh trên toàn cầu hiện thực hoá những khát vọng khoa học để phụng sự nhân loại.

Thay mặt Ban Tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Giải thưởng Chính VinFuture 2022 cho 5 nhà khoa học: Sir Timothy John Berners-Lee, Tiến sĩ Vinton Gray Cerf, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire, Tiến sĩ Robert Elliot Kahn và Giáo sư Sir David Neil Payne với các phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu.

Công nghệ mạng toàn cầu là kết quả của nhiều phát minh vĩ đại phục vụ nhân loại với hành trình phát triển và hoàn thiện suốt nhiều thập kỷ của nhiều thế hệ nhà khoa học đến từ Vương quốc Anh, Pháp và Hoa Kỳ, tạo ra nền tảng của kinh tế tri thức và là bệ phóng cho các công nghệ đột phá tiếp theo như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn. Đặc biệt, suốt thời gian thế giới bị chia cắt do đại dịch, công nghệ mạng toàn cầu đã trở thành nền tảng kết nối nhân loại, thay đổi toàn diện phương thức giao tiếp và làm việc của hàng tỷ người trên khắp hành tinh.

Khởi đầu của Công nghệ mạng toàn cầu là phát minh về Giao thức điều khiển truyền dẫn và Giao thức Internet (TCP/IP) - cơ sở cho Internet hiện tại của Tiến sĩ Vinton Gray Cerf và Tiến sĩ Robert Elliot Kahn. Tiếp theo là phát minh về Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium (EFDA) của Giáo sư Sir David Neil Payne và Tiến sĩ Emmanuel Desurvire giúp việc dẫn truyền Internet với tốc độ ổn định trở nên khả thi trên phạm vi toàn thế giới nhờ thiết kế sợi quang, bộ khuếch đại quang học, sợi chuyên dụng, bộ laser và khuếch đại công suất cao. Cuối cùng là phát minh của Sir Timothy John Berners-Lee. Ông là tác giả của trình duyệt web đầu tiên World Wide Web, là người thiết lập ba tiêu chuẩn Internet quan trọng bao gồm: HTML, HTTP và URIs, giúp việc chia sẻ và sử dụng tài nguyên thông tin trên toàn thế giới trở nên liền mạch nhờ Internet.

Giải thưởng vinh danh các công trình khoa học tái thiết đời sống sau đại dịch COVID-19

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao Giải thưởng Chính VinFuture 2022 cho 5 nhà khoa học với các phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu. Ảnh: VGP.

Bên cạnh Giải thưởng Chính, VinFuture 2022 cũng trao 3 giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500.000 USD dành cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới, nhà khoa học nữ và nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Trong đó, Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho Tiến sĩ Demis Hassabis (Vương quốc Anh) và Tiến sĩ John Jumper (Hoa Kỳ) với công trình tiên phong về hệ thống trí tuệ nhân tạo giải mã protein AlphaFold 2, tạo nên cuộc cách mạng trong mô hình hóa cấu trúc protein, thúc đẩy những phát triển đột phá trong lĩnh vực y sinh, y tế và nông nghiệp.

Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển đã vinh danh Giáo sư Thalappil Pradeep (Ấn Độ) với hệ thống lọc nước nhiễm asen và kim loại nặng chi phí thấp, góp phần mang lại nguồn nước sạch cho hàng trăm triệu người sinh sống tại các khu vực có nguồn nước ô nhiễm trên thế giới.

Cuối cùng, Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho nhà khoa học nữ đã ghi nhận công trình nghiên cứu đột phá của Giáo sư Pamela Christine Ronald (Hoa Kỳ) trong việc phân lập gen Sub1A tạo điều kiện phát triển các giống lúa chịu ngập úng dài hạn.

Từ gen lúa Sub1, Giáo sư Ronald và các cộng sự đã tạo ra các giống lúa biến đổi gen sinh trưởng tốt trong điều kiện ngập úng lâu ngày và cho năng suất cao. Đây là nghiên cứu quan trọng, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu lương thực cho hàng trăm triệu người mà còn mang tới giải pháp bền vững cho những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên thế giới.

Giải thưởng vinh danh các công trình khoa học tái thiết đời sống sau đại dịch COVID-19

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho Nhà khoa học nữ. Ảnh: VGP.

Thay mặt cho những chủ nhân giải thưởng, Giáo sư Sir David Neil Payne chia sẻ: "Vượt qua mục đích vinh danh các phát minh khoa học công nghệ, giải thưởng còn là một cầu nối giữa các trí tuệ kiệt xuất để cùng nhau tạo ra những đột phá có ý nghĩa và thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Được ghi nhận cùng Tim Berners-Lee, Vinton Cerf và những chủ nhân khác của giải thưởng VinFuture thực sự là một điều tuyệt vời đối với bản thân tôi. Ở thời điểm hiện tại của sự nghiệp, tôi tự hào khi mình đã làm được một điều gì đó góp phần thay đổi thế giới".

Bày tỏ sự xúc động khi nhận Giải Đặc biệt VinFuture 2022 dành cho nhà khoa học nữ, Giáo sư Pamela Christine Ronald gửi lời cảm ơn đến nhóm sinh viên đã cùng làm việc ngày đêm trong phòng thí nghiệm cùng bà với sự nhiệt huyết và sáng tạo.

Theo Giáo sư Pamela Christine Ronald, Giải thưởng VinFuture đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp để giải quyết một trong những thách thức lớn nhất là làm sao nuôi sống lượng người càng gia tăng nhưng không ảnh hưởng tới môi trường. Bà hy vọng Giải thưởng sẽ thúc đẩy và truyền cảm hứng cho các thế hệ nhà khoa học nữ.

Giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ thường niên có giá trị lớn trên thế giới, được trao bởi Quỹ VinFuture, ra mắt tháng 12/2020. Quỹ VinFuture do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, và phu nhân sáng lập.

Hệ thống giải thưởng gồm có Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỷ đồng) là một trong các giải thưởng khoa học thường niên lớn nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.

Cùng với VinFuture Grand Prize, VinFuture còn có 3 Giải đặc biệt (mỗi giải 500.000 USD - khoảng 11,5 tỷ đồng) gồm: Giải thưởng cho nhà khoa học nữ; Giải thưởng cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển; Giải thưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.

PV

Có thể bạn quan tâm

Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022"

Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022"

Tối 23/3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022".
Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Chiều 23/3, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát về việc phối hợp tổng kết công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học lý luận chính trị vào phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hà Nội.
Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 23/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.

Các tin khác

Bài 8: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII

Bài 8: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII

Ngày 24 và 25/12/2020, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 2020-2025 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với chủ đề: “Phát huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Bài 7: Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VII

Bài 7: Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VII

Trong 2 ngày 02 -03/6/2015, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015-2020). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Bài 6: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VI

Bài 6: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VI

Ngày 27-28/4/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2010-2015) Liên hiệp Hội Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham gia của 677 đại biểu đại diện cho 125 hội thành viên (gồm 55 Liên hiệp hội địa phương và 70 hội ngành toàn quốc, trong đó có 4 tổng hội với hơn 80 hội thành viên hoạt động trong phạm vi cả nước)
Bài 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần V Liên hiệp Hội Việt Nam

Bài 5: Đại hội đại biểu toàn quốc lần V Liên hiệp Hội Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần V Liên hiệp Hội Việt Nam với tinh thần “Trí tuệ - Hợp tác - Phát triển” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) trong 2 ngày 27 và 28 - 12 - 2004.
Bài 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp Hội Việt Nam

Bài 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp Hội Việt Nam

Trong 2 ngày (08 và 09 - 01 - 1999) tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp Hội Việt Nam đã được tổ chức trọng thể. Tham dự Đại hội có 213 đại biểu thay mặt cho 40 hội ngành toàn quốc và 19 liên hiệp hội địa phương.
Bài 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam

Bài 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp hội Việt Nam

Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sau khi Liên Xô tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nước ta đứng trước những khó khăn vô cùng to lớn. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và sự phát triển của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên…
Bài 2: Đại hội lần thứ hai của Liên hiệp Hội Việt Nam

Bài 2: Đại hội lần thứ hai của Liên hiệp Hội Việt Nam

Với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy trong lĩnh vực kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước. Từ đây, không những sản xuất được mở mang, mà một luồng gió mới cũng được thổi vào đời sống xã hội, tạo những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển các tổ chức nhân dân, trong đó có các hội KHCN.
Bài 1: Quá trình vận động thành lập và Đại hội lần thứ nhất của Liên hiệp Hội Việt Nam

Bài 1: Quá trình vận động thành lập và Đại hội lần thứ nhất của Liên hiệp Hội Việt Nam

Song song với sự ra đời của các hội hoạt động trong các ngành khoa học-công nghệ khác nhau là xu thế tập hợp các hội khoa học và công nghệ ngành thành một tổ chức chung thống nhất. Tháng 3 năm 1965, Ủy ban Liên lạc lâm thời các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam được thành lập. Các nhà khoa học của Thủ đô Hà Nội đã đi tiên phong thực hiện chủ trương này với việc thành lập Hội Liên hiệp khoa học-kĩ thuật Hà Nội (1982), sau này đổi tên thành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, liên hiệp hội địa phương đầu tiên trong cả nước.
GS.VS. Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

GS.VS. Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa là một giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, vị Tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam, người đã đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam, và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam. Ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Việt Nam có 13 nhà khoa học vào bảng xếp hạng thế giới

Việt Nam có 13 nhà khoa học vào bảng xếp hạng thế giới

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới vừa cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học được Research.com thực hiện hàng năm, ở 24 lĩnh vực.Trong đó có 13 nhà khoa học Việt có mặt trong danh sách xếp hạng của Research.com năm 2023.
Ea Súp – Đắk Lắk: Không xảy ra tai nạn giao thông trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Ea Súp – Đắk Lắk: Không xảy ra tai nạn giao thông trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão 2023, huyện Ea Súp không xảy ra tai nạn giao thông.
Đại sứ quán Ba Lan trao tặng trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Đại sứ quán Ba Lan trao tặng trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Đoàn công tác Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam đã có chuyến thăm, làm việc, kí kết và viện trợ thêm 1 lồng ấp và 3 máy đo hô hấp cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Công bố Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023

Công bố Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023

Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam) cùng Đại học Bách khoa Hà Nội vừa tổ chức Họp báo công bố hợp tác tổ chức Giải vô địch VEX IQ Robotics toàn quốc năm 2023.
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đợt 6 được trao cho đại diện các tác giả của 29 công trình.
GS.TS Vũ Thị Thu Hà: Khoa học cũng giống như nghệ thuật, cần thông thoáng

GS.TS Vũ Thị Thu Hà: Khoa học cũng giống như nghệ thuật, cần thông thoáng

Chia sẻ những điều nhận được từ đam mê khoa học, GS.TS Vũ Thị Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam cho rằng, chỉ riêng đam mê đã là phần thưởng.
Xem thêm
Hà Tĩnh: Kỹ sư mỏ bỏ việc về quê xây dựng thương hiệu lưỡi cưa Phong Hoa "độc quyền”

Hà Tĩnh: Kỹ sư mỏ bỏ việc về quê xây dựng thương hiệu lưỡi cưa Phong Hoa "độc quyền”

Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của gia đình, phát triển kinh tế và tạo thương hiệu riêng, chàng kỷ sư trẻ Nguyễn Minh Phong ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) bỏ công việc ổn định về quê mạnh dạn đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để mua sắm máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào sản xuất, tạo nên thương hiệu lưỡi cưa "độc quyền”.
Rapando-bé gái gốc Việt 9 tuổi phát minh ra Bot Trading Hunter: giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset

Rapando-bé gái gốc Việt 9 tuổi phát minh ra Bot Trading Hunter: giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset

Lần đầu tiên trên thị trường đầu tư tài chính Việt Nam, một em bé 9 tuổi người Việt quốc tịch Singapore, được gọi là Rapando (còn được biết đến với cái tên Panadol), đã phát triển và xây dựng được một con Robot Experts có tên gọi là Bot Trading Hunter.
“Cậu bé trong cái hộp” hay “Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ” vừa được định danh sau 65 năm

“Cậu bé trong cái hộp” hay “Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ” vừa được định danh sau 65 năm

Mới đây, ngày 8/12/2022, Cảnh sát bang Philadelphia - Mỹ công bố, nhờ công nghệ ADN phả hệ di truyền mới, đã giúp phát hiện danh tính một cậu bé 4 tuổi bị sát hại 65 năm trước. Cậu bé bị sát hại dã man, thi thể đựng trong cái hộp các-tông, nên gọi là "Cậu bé trong cái hộp"...
Những quy định mới có hiệu lực trong năm 2023 người sở hữu ô tô cần biết

Những quy định mới có hiệu lực trong năm 2023 người sở hữu ô tô cần biết

Từ năm 2023, một số chính sách, quy định mới liên quan đến ô tô sẽ được triển khai... Dưới đây là những quy định người có dự định và đang sở hữu ô tô cần chú ý.
Hà Tĩnh: Khởi công Dự án nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP 275 triệu USD

Hà Tĩnh: Khởi công Dự án nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP 275 triệu USD

Sáng 18/11, Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Công ty Gotion, Inc (thành viên Gotion High-Tech) tổ chức động thổ Dự án Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Hơn 400 xe Honda Civic và HR-V đời 2022 bị triệu hồi

Hơn 400 xe Honda Civic và HR-V đời 2022 bị triệu hồi

408 xe Honda Civic 2022 và HR-V 2022 do Honda Việt Nam nhập khẩu, phân phối vừa “lãnh án” triệu hồi do mối hàn tại khung đệm ghế lái có thể bị bong tróc.
Hà Nội: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Hà Nội: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giải quyết công việc thường xuyên của Sở.
Minh bạch, công khai thông tin đất đai để giảm bức xúc, tham nhũng

Minh bạch, công khai thông tin đất đai để giảm bức xúc, tham nhũng

Qua nghiên cứu, Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) cho rằng: “Người dân, báo chí và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy minh bạch thông tin, trong đó có thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất. Thông tin đất đai càng minh bạch sẽ giúp cho Nhà nước quản trị nguồn tài nguyên quan trọng này tốt hơn và tăng niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước.”
Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá, chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “chuyển đổi kép”, tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, đã được nhiều quốc gia đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai.
Hà Tĩnh: Kỹ sư mỏ bỏ việc về quê xây dựng thương hiệu lưỡi cưa Phong Hoa "độc quyền”

Hà Tĩnh: Kỹ sư mỏ bỏ việc về quê xây dựng thương hiệu lưỡi cưa Phong Hoa "độc quyền”

Với mong muốn phát triển nghề truyền thống của gia đình, phát triển kinh tế và tạo thương hiệu riêng, chàng kỷ sư trẻ Nguyễn Minh Phong ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) bỏ công việc ổn định về quê mạnh dạn đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để mua sắm máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào sản xuất, tạo nên thương hiệu lưỡi cưa "độc quyền”.
Rapando-bé gái gốc Việt 9 tuổi phát minh ra Bot Trading Hunter: giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset

Rapando-bé gái gốc Việt 9 tuổi phát minh ra Bot Trading Hunter: giúp kiểm soát rủi ro đầu tư bằng mindset

Lần đầu tiên trên thị trường đầu tư tài chính Việt Nam, một em bé 9 tuổi người Việt quốc tịch Singapore, được gọi là Rapando (còn được biết đến với cái tên Panadol), đã phát triển và xây dựng được một con Robot Experts có tên gọi là Bot Trading Hunter.
“Cậu bé trong cái hộp” hay “Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ” vừa được định danh sau 65 năm

“Cậu bé trong cái hộp” hay “Đứa trẻ vô danh của nước Mỹ” vừa được định danh sau 65 năm

Mới đây, ngày 8/12/2022, Cảnh sát bang Philadelphia - Mỹ công bố, nhờ công nghệ ADN phả hệ di truyền mới, đã giúp phát hiện danh tính một cậu bé 4 tuổi bị sát hại 65 năm trước. Cậu bé bị sát hại dã man, thi thể đựng trong cái hộp các-tông, nên gọi là "Cậu bé trong cái hộp"...