Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương

Có thể mở cơ chế thoáng để nhà trường hợp đồng, mời chuyên gia từ Bảo tàng, Sở Văn hóa tỉnh... về thỉnh giảng với chủ đề phù hợp nội dung môn học Giáo dục địa phương sẽ thu hút học sinh hơn.

Với đặc thù cần sắp xếp nhiều giáo viên giảng dạy, hoạt động kiểm tra, đánh giá Nội dung giáo dục địa phương tại các trường trung học còn khó khăn.

Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương
Tập huấn sử dụng tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp năm 2022

Tuy nhiên, có trường đã đưa ra được giải pháp giúp triển khai hoạt động này hiệu quả.

Nhiều giáo viên cùng phối hợp

Theo thầy Lê Xuân Thiều, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Ea Trol (Sông Hinh, Phú Yên), tài liệu giáo dục địa phương THCS tại Phú Yên có 7 chủ đề, liên quan đến 7 nội dung học khác nhau là: Ngữ văn; Giáo dục công dân; Âm nhạc, Mĩ thuật (môn Nghệ thuật); Lịch sử, Địa lý (môn Lịch sử và Địa lí) và Công nghệ. Nhà trường phân công 7 giáo viên có chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nội dung này.

“Với kiểm tra định kỳ, nhà trường phân công tổ trưởng tổ chuyên môn chịu trách nhiệm phân nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ cùng giảng dạy Nội dung giáo dục địa phương để xây dựng đề kiểm tra giữa và cuối kì. Ra đề kiểm tra chung khó vì phải phân bố số câu hỏi tương ứng với từng chủ đề một cách hợp lý.

Chấm bài cũng khó, vì 1 bài chuyển cho 7 giáo viên chấm, sau đó mới cộng điểm. Chưa kể, chỉ 35 tiết/năm học, nên có thể khoảng cách dạy học giữa các chủ đề cách xa nhau, khi kiểm tra học sinh dễ quên kiến thức. Do đó, trước kiểm tra, giáo viên phải ôn tập lại cho học sinh từ đầu đến cuối”, thầy Lê Xuân Thiều chia sẻ.

Trường Tiểu học và THCS Ea Trol xây dựng kế hoạch triển khai việc giảng dạy môn Giáo dục địa phương tại đơn vị. Theo đó đề ra 2 phương án trong kiểm tra, đánh giá Nội dung giáo dục địa phương: Hoặc kiểm tra, đánh giá từng chủ đề riêng, sau đó tính trung bình để lấy điểm; hoặc giáo viên cùng phối hợp để làm 1 bài kiểm tra để có đủ 7 chủ đề, giáo viên phụ trách chủ đề nào chấm điểm chủ đề đó và tổng hợp lại để tính điểm. Hiện tại, điểm thường xuyên trường sử dụng phương án 1; điểm định kì sử dụng phương án 2.

Thầy Nguyễn Văn Vỹ, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Nếnh (Việt Yên, Bắc Giang) cho biết: Do khó khăn chung về đội ngũ nên nhà trường hiện tại chỉ bố trí được 2 giáo viên dạy giáo dục địa phương. Kế hoạch giảng dạy bám đúng theo cấu trúc sách giáo khoa. Tổ chức đánh giá bảo đảm ra đề đúng cấu trúc môn học. Nhà trường xây dựng ngân hàng đề kiểm tra có sự tham gia của tất cả giáo viên thuộc bộ môn chương trình yêu cầu với ma trận, bảng đặc tả, đề và đáp án... Tổ chức đánh giá ở 2 mức: Đạt, Chưa đạt theo đúng yêu cầu.

Nói về khó khăn, theo thầy Nguyễn Văn Vỹ, do thiếu giáo viên nên chưa phân công cụ thể, đầy đủ được giáo viên tương ứng chuyên môn ở từng phần học. Việc thay đổi, sắp xếp thời khóa biểu theo từng phần học cũng khó cho nhà quản lý, giáo viên. Khi kiểm tra đánh giá cuối kì, nội dung kiến thức nhiều phân môn, bố trí ôn tập trong thời gian có hạn nên việc củng cố kiến thức chuyên sâu cho học sinh còn bất cập. Tài liệu, minh chứng của môn Giáo dục địa phương có hạn chế…

Giải pháp linh hoạt

Năm đầu tiên nhưng Trường THPT Yên Thế (Bắc Giang) triển khai Nội dung giáo dục địa phương khá trơn tru, trong đó có kiểm tra, đánh giá. Kinh nghiệm cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Hạnh chia sẻ là lên kế hoạch sớm, chỉ đạo sát sao, giáo viên phối hợp nhuần nhuyễn.

“Trường phân công đủ giáo viên đảm nhiệm các nội dung giáo dục địa phương. Việc kiểm tra, đánh giá không có khó khăn vì thầy cô cùng phối hợp. Cả 4 bài kiểm tra lấy điểm thường xuyên, định kì của môn đều tổng hợp từ các chủ đề (tính đến thời điểm kiểm tra) và câu hỏi có cả hình thức trắc nghiệm, tự luận. Căn cứ vào số tiết từng chủ đề, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề, cụ thể mỗi chuyên đề có bao nhiêu câu, nên có được đề kiểm tra thuận lợi. Riêng cán bộ quản lý vất vả hơn chút ít ở sắp xếp thời khóa biểu”, cô Hoàng Thị Hạnh chia sẻ.

Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên - Huế) bắt đầu triển khai Nội dung giáo dục địa phương từ học kỳ II với lớp 10. Chia sẻ của thầy Hà Văn Trí, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tài liệu Giáo dục địa phương lớp 10 của Thừa Thiên - Huế có các chuyên đề: Lịch sử và Văn hóa; Địa lí - kinh tế - chính trị - xã hội; Hướng nghiệp địa phương; Nghệ thuật; Văn học. Căn cứ vào đó, nhà trường phân công giáo viên 3 tổ: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cùng phụ trách môn học. Như vậy, mỗi lớp có 3 giáo viên dạy Nội dung giáo dục địa phương, tổng số giáo viên dạy môn này của trường là 15 người.

Việc kiểm tra, đánh giá Nội dung giáo dục địa phương, theo thầy Hà Văn Trí không gặp nhiều khó khăn bởi nhà trường chỉ đạo 1 bài kiểm tra thường xuyên do giáo viên Lịch sử, 1 bài do giáo viên Địa lí thực hiện. Bài kiểm tra định kì được giáo viên tổ Lịch sử đảm nhiệm trên cơ sở phối hợp với giáo viên tổ Địa lí trong công tác ra đề kiểm tra cuối học kỳ I. Trong học kỳ II, chỉ đạo tổ Ngữ văn thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên và định kì.

Để triển khai giảng dạy nội dung này, thầy Hà Văn Trí mong được cung cấp tài liệu sớm để lên kế hoạch phân công giảng dạy đầu năm học. Đây là môn ít tiết, nhưng nhiều giáo viên phụ trách, nên việc phân công có khó khăn trong công tác xếp thời khóa biểu. Ví dụ, hiện trường có 12 lớp 10/521 học sinh, nhưng tổ Lịch sử chỉ có 3 giáo viên, tổ Địa lí tương tự nên phải thực hiện đan xen khi phân công giảng dạy.

Nêu kiến nghị, đề xuất, thầy Lê Xuân Thiều mong muốn tổ chức bồi dưỡng giáo viên để mỗi thầy cô có thể đảm nhiệm được Nội dung giáo dục địa phương cho một lớp trong suốt năm học. Làm được việc này thuận tiện kể cả ở cấp độ quản lý đến triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá học sinh sát sao.

Bên cạnh đó, có thể mở cơ chế thoáng để nhà trường hợp đồng, mời chuyên gia về thỉnh giảng với chủ đề phù hợp nội dung này sẽ thu hút học sinh hơn. Ví dụ, chủ đề Mĩ thuật mời người có chuyên môn từ Bảo tàng, Sở Văn hóa tỉnh để trao đổi chỉ 4 tiết là hoàn thành. Tất nhiên, khi chuyên gia nhận lời thỉnh giảng nội dung nào thì phải chịu trách nhiệm liên quan đến kiểm tra, đánh giá nội dung đó.

Thầy Lê Xuân Thiều cho biết: Nội dung giáo dục địa phương, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt và Chưa đạt. Vì có 35 tiết/năm học, nên đánh giá thường xuyên với Nội dung giáo dục địa phương không giới hạn số lần, nhưng chỉ lấy 2 đầu điểm. Đánh giá định kì có 2 bài/học kì. Các lần đánh giá phải có sự phối hợp của các giáo viên./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm học sinh vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm học sinh vùng khó khăn tỉnh Đắk Nông

Trước thềm năm học mới, sáng 30/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm, động viên học sinh, giáo viên một số trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Bộ Công Thương gỡ khó cho xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương gỡ khó cho xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để theo dõi sát tình hình thị trường, kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gạo nhằm phối hợp đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm.
Quảng Ninh: TP Uông Bí thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: TP Uông Bí thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tp Uông Bí tổ chức chương trình Tọa đàm, trao đổi, thảo luận tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Các tin khác

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp Bộ NN&PTTT năm 2023 đã bế mạc sau 5 ngày tổ chức tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.
Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Sáng 14/9, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tới thăm, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Tối 13/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin, thống kê sơ bộ có 29 học sinh và 1 giáo viên là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Trong 5 ngày (từ ngày 10 - 14/9) tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (TP Đà Nẵng), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2023.
Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Hai bên cùng bàn bạc, trao đổi xung quanh giải pháp nhằm giúp Trường ĐH Fullbright Việt Nam phát huy được tối đa tiềm năng theo mô hình giáo dục khai phóng.
Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Một số khối ngành được coi là "hot" và cơ bản được đào tạo tại các trường đại học, học viện... đang có sự chuyển dịch về quy mô, số lượng người học ở bậc đại học và sau đại học.
“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

Ngày 7/9, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc Trường quốc tế Chồi Xanh (tên tiếng Anh là Green Shoots) – Hội An bất ngờ đóng cửa.
Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Ngày 5/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức (Long An) do VPBank tài trợ khánh thành ngay ngày đầu năm học mới

Trường THPT Nguyễn Trung Trực – Bến Lức (Long An) do VPBank tài trợ khánh thành ngay ngày đầu năm học mới

Hòa trong không khí tựu trường hân hoan khắp cả nước, ngày 6/9, tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức (Long An), UBND tỉnh Long An cùng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực – Bến Lức do VPBank tài trợ với số tiền 150 tỷ đồng.
Lãnh đạo TP Hà Nội làm việc với huyện Phú Xuyên về công tác Giáo dục và Đào tạo

Lãnh đạo TP Hà Nội làm việc với huyện Phú Xuyên về công tác Giáo dục và Đào tạo

Ngày 5/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã có buổi làm việc với UBND huyện Phú Xuyên để lắng nghe những khó khăn trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.
Năm học mới, cô hiệu trưởng ở Hà Thành chia sẻ năm bài học thành công cho học sinh

Năm học mới, cô hiệu trưởng ở Hà Thành chia sẻ năm bài học thành công cho học sinh

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2023 - 2024, trong bài diễn văn khai giảng, cô giáo Nguyễn Lan Phương, Hiệu trưởng THCS Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chia sẻ năm bài học thành công tới học trò của mình.
Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn tỉnh Gia Lai

Trao tặng 18.722 bộ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn tỉnh Gia Lai

Ngày 5/9, nhân dịp khai giảng năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tặng sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dự buổi lễ.
Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của thầy, trò trường PTCS Xã Đàn
Xem thêm
Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Bản sắc văn hóa Việt tại sự kiện “Ngày Việt Nam tại Nam Phi 2023”

Không gian văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Pretoria nhân chuyến thăm chính thức của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến Nam Phi từ ngày 14-17/9/2023 đã thể hiện sâu sắc với thông điệp "Nguồn cội, sức sống và sự tiếp nối".
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang (Bài 3): Khi người dân Hà Giang biết làm du lịch

Ngoài thiên nhiên, núi non hùng vỹ được tạo hóa ban tặng, cao nguyên đá Đồng Văn còn có một bề dày văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em quy tụ, hình thành tại đây nhiều nét văn hóa rất khác biệt so với những vùng miền quê khác.
Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Ký sự trên cao nguyên đá Hà Giang(Bài 2): Con đường huyền thoại trên cao nguyên đá Đồng Văn

Sau khi kính cẩn dâng lên các Anh hùng Liệt sỹ nén hương lòng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đầy nhọc nhằn lên với cao nguyên đá Hà Giang.
Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm "Nắng về ngang phố": 100% đấu giá tranh giúp đỡ nạn nhân cháy chung cư mini Khương Đình

Triển lãm cá nhân “Nắng về ngang phố” của hoạ sĩ Văn Quân trưng bày 33 tác phẩm về Phố, chất liệu sơn dầu, sáng tác trong thời gian gần đây, ra mắt tại 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tuần cuối tháng 9. Tâm nguyện của tác giả: Dùng 100% tiền đấu giá tranh giúp đỡ các nạn nhân vụ hỏa hoạn chung cư mini Khương Đình, Hà Nội.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?