Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới

Ngày 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhằm đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, những tháng đầu năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh Hà Giang.

Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến-Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Cũng trong chuyến công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên; dự lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang; dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang (giai đoạn 1).

Tiềm năng, dư địa phát triển còn rất lớn

Báo cáo của tỉnh Hà Giang và các ý kiến tại cuộc làm việc cho rằng với những tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của mình, Hà Giang hoàn toàn có thể phát triển nhanh, xanh, bền vững, là "phên giậu" vững chắc của Tổ quốc.

Hà Giang có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh; là vùng đất địa đầu, biên cương Tổ quốc. Tỉnh có diện tích tự nhiên gần 8.000 km2 (thứ 14/63 cả nước); dân số hơn 900.000 người (thứ 47/63) với 19 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 88% dân số.

Về tiềm năng nông nghiệp, Hà Giang có diện tích đất rừng lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt gần 59%, có tiềm năng về mua bán tín chỉ carbon; có tính đa dạng sinh học cao với gần 1.500 loài thực vật; hơn 460 loài động vật với trên 100 loài động vật trong sách đỏ và trên 100 loài thực vật quý hiếm. Tỉnh có nguồn dược liệu đa dạng, phong phú (trên 1.100 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loại cây thuốc quý). Có hệ thống sông, suối dày đặc; diện tích hồ gần 8.900 ha.

Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang - Ảnh: VGP.

Về tiềm năng công nghiệp, tỉnh nhiều sông thuận lợi cho phát triển thủy điện; tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như quặng sắt, quặng chì, kẽm, quặng mangan, quặng antimon…

Về tiềm năng du lịch, Hà Giang có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, môi trường trong lành, nhiều địa điểm đã được biết đến nhiều trong nước, quốc tế như cao nguyên đá Đồng Văn - công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của đất nước; sông Nho Quế, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, cổng Trời, núi đôi Quản Bạ, Mã Pì Lèng - một trong "tứ đại đỉnh đèo" đẹp nhất của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú... Hà Giang là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á 2023 do World Travel Awards bình chọn.

Con người Hà Giang giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, đôn hậu, mến khách; văn hóa các dân tộc đặc sắc với nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, nhiều lễ hội độc đáo, văn hóa ẩm thực các dân tộc phong phú. Tỉnh có có 1 di sản văn hóa, 1 di sản thiên nhiên được UNESCO ghi danh, 31 di tích xếp hạng cấp quốc gia…

Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Tại cuộc làm việc, các đại biểu cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Hà Giang - Ảnh: VGP.

Đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Năm 2022, tỉnh đạt và vượt 29/36 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GRDP tăng 7,62% (vượt mục tiêu đề ra là 7,5%); GRDP bình quân đầu người tăng 3,66 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước vượt 32,7% dự toán. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 18,5%.

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực, năng suất, chất lượng được nâng lên; các cây trồng chủ lực (như cam, chè...) phát triển theo hướng tiêu chuẩn, chất lượng cao. Giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân/ha đất canh tác năm 2022 ước đạt 59,5 triệu đồng/ha, tăng 3,3 triệu đồng/ha so với năm 2021.

Công nghiệp tăng trưởng tốt; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,8%; có thêm 6 dự án thủy điện đi vào hoạt động. Dịch vụ, du lịch phục hồi tốt; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng gần 20,6%; đón 2,2 triệu lượt khách du lịch, gấp 2,4 lần năm 2021. Cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.

Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh có nhiều điểm sáng. GRDP quý I tăng trưởng dương (đạt 2,65%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng gần 18,3% so với cùng kỳ.

Nông nghiệp tiếp tục khởi sắc. Dịch vụ, du lịch tiếp tục phục hồi; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng gần 17,2%, tổng lượng khách du lịch tăng 26% so với cùng kỳ.

Công tác lập quy hoạch được triển khai đảm bảo tiến độ. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện, dự án cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang được khởi công.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm; chính sách cho đồng bào dân tộc, giảm nghèo được triển khai đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,4%/năm trong giai đoạn 2021-2022. Hà Giang là một trong 3 tỉnh được Trung ương bố trí nguồn vốn lớn nhất để để triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc phòng, an ninh, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động hợp tác, giao lưu với các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) được đẩy mạnh.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hà Giang, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra, làm thay đổi diện mạo, vị thế Hà Giang - Ảnh: VGP.

Hạ tầng giao thông vẫn là điểm nghẽn

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến của các đại biểu; ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hà Giang, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra, làm thay đổi diện mạo, vị thế Hà Giang, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng và các đại biểu cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Hà Giang, cần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa. Quy mô kinh tế còn nhỏ; GRDP bình quân đầu người còn thấp; thu ngân sách Nhà nước chưa đủ chi.

Tỉnh cần đẩy mạnh sản xuất, tạo sinh kế cho người dân bằng nhiều hình thức khác nhau, với các ngành nghề mới, không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu dịch vụ mới và đặc biệt là khí thế mới của nhân dân, với việc xây dựng hạ tầng chiến lược (giao thông, điện, nước, viễn thông). Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vẫn là điểm nghẽn của Hà Giang.

Thủ tục hành chính, môi trường đầu tư cần thông thoáng hơn; năng lực cạnh tranh, các chỉ số về cải cách hành chính cần được cải thiện hơn; coi trọng hơn nữa việc phát triển đội ngũ doanh nhân, kinh tế tư nhân. Chú trọng hơn nữa việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc và bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Việc phát triển văn hóa, xã hội có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề vệ sinh, môi trường cho nhân dân, nâng cao ý thức người dân, đẩy lùi, xóa bỏ các hủ tục… Chênh lệch giàu nghèo còn lớn, đời sống nhân dân nhiều nơi khó khăn; tỉ lệ nghèo còn cao (năm 2022 là 37,08%, cao nhất nước); còn 7/10 huyện là huyện nghèo.

Biến tiềm lực thành nguồn lực; biến di sản thành tài sản

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay, Thủ tướng đề nghị Hà Giang cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, tự tin, càng áp lực lại càng nỗ lực bởi "non cao cũng có đường trèo, đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi".

Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm, định hướng lớn trong thời gian tới. Theo đó, phải luôn phải ghi nhớ và thực hiện 8 lời dạy quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khi Người đến thăm Hà Giang năm 1961; giữ vững, củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong hệ thống chính trị, đoàn kết toàn dân.

Quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; chú trọng vận dụng sáng tạo, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, từ khung trời, mảnh đất, cửa khẩu với núi sông hùng vĩ của mình, vươn lên bằng sức mạnh nội sinh, biến tiềm lực thành nguồn lực, biến di sản thành tài sản.

Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình thực tiễn, có sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được.

Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và khuynh hướng an phận, sợ trách nhiệm, sợ sai; không mất tự tin khi gặp khó khăn, không quá lạc quan khi có điều kiện thuận lợi.

Phát triển nhanh và bền vững, toàn diện, bao trùm, hiệu quả, bảo đảm sự hài hòa, gắn kết giữa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Với đường biên giới 277km với Trung Quốc, Hà Giang cần giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển; luôn chủ động, không để bị động, bất ngờ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị, trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu có phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, vì nhân dân phục vụ.

Đẩy mạnh liên kết vùng theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, mạnh dạn kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Giang

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực phát triển; đẩy mạnh triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển.

Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu đổi mới cách thức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, thiết kế quy trình, thủ tục thông thoáng, nhanh chóng.

Thủ tướng đề nghị Hà Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng - coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng tiến độ, chất lượng trong quý III/2023 với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, khắc phục được các khó khăn, thách thức của địa phương.

Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực). Rà soát các vướng mắc về thể chế và nêu rõ cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết, xây dựng cơ chế, chính sách mở đường cho phát triển, thu hút đầu tư.

Đặc biệt chú trọng phát triển, tăng cường hệ thống trường dân tộc nội trú; nghiên cứu xây dựng Trường Đại học Hà Giang đa ngành, đa cấp (đào tạo cả trình độ cao đẳng, trung cấp), đảm bảo tốt nhất việc tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Quyết tâm, tập trung thực hiện đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; đồng thời chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số.

Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu). Phát triển đồng bộ, cân bằng, hài hòa giữa các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thường xuyên lắng nghe, nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển. Cải thiện mạnh mẽ các chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), các chỉ số về cải cách hành chính (Papi, Par Index), chỉ số về chuyển đổi số (DTI).

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943, đường lối Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, các chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng "dân tộc, khoa học, đại chúng", đưa văn hóa trở thành động lực, nguồn lực nội sinh của phát triển; phát triển văn hóa số, phát huy truyền thống văn hóa của 19 dân tộc trên địa bàn.

Thủ tướng nhắc lại phát triển văn hóa cũng chính là để góp phần củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa cần theo hướng chuyên nghiệp, thương mại, phù hợp với bản sắc dân tộc.

Thủ tướng lưu ý Hà Giang chú trọng đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên cơ sở xây dựng, phát triển các mô hình sinh kế cho người dân, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Thủ tướng yêu cầu Hà Giang phối hợp với các tỉnh miền núi phía bắc để xây dựng, triển khai đề án cụ thể nhằm đẩy mạnh rà phá bom mìn và tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đồng thời, giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; làm tốt công tác đối ngoại với 2 tỉnh biên giới của Trung Quốc; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu và các hoạt động hợp tác, giao lưu khu vực biên giới.

Thủ tướng đề nghị Hà Giang đẩy mạnh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu sóng viễn thông bằng mọi giải pháp, kêu gọi, huy động các nguồn lực cho nhiệm vụ này.

Triển khai rà phá bom mìn trên 3.000 ha tuyến biên giới

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành đã cho ý kiến về các kiến nghị của Hà Giang.

Trong đó, về dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cân đối bố trí đủ vốn ngân sách địa phương để tập trung đầu tư dự án cao tốc Hà Giang – Tuyên Quang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Việc đầu tư hoàn chỉnh, nâng quy mô lên 4 làn xe với dự án cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang (giai đoạn 1) và đầu tư đoạn từ Tân Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (giai đoạn 2) với quy mô 4 làn xe là cần thiết, Thủ tướng giao UBND tỉnh Hà Giang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, lập dự án cụ thể, chủ động bố trí nguồn lực và nghiên cứu hình thức hợp tác công tư, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

"Việc xây dựng tuyến đường này sẽ mở ra không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, khu dịch vụ mới, khu đô thị mới và đặc biệt là mở ra lòng dân, mở ra khí thế phát triển mới", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đồng ý việc hỗ trợ một phần kinh phí để rà phá bom mìn, vật nổ kết hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, giải phóng đất đai tạo sinh kế cho nhân dân với diện tích hơn 3.000 ha trên tuyến biên giới; yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang chủ trì, thống nhất với Bộ Quốc phòng để rà soát, xác định các khu vực cần triển khai thực hiện khẩn cấp theo thứ tự ưu tiên và đề xuất nhu cầu vốn, gửi các bộ ngành tổng hợp, đề xuất.

Về ngân sách để giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt tại 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc, Thủ tướng nêu rõ đây là nhiệm vụ ưu tiên. UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan rà soát, đánh giá hiện trạng, hiệu quả hoạt động của các công trình hiện hữu, nhu cầu cấp nước sinh hoạt, khả năng đáp ứng nguồn nước và nguồn vốn để xác định quy mô hỗ trợ đầu tư phù hợp, lập dự án cụ thể, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về 200 thôn chưa có điện, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang rà soát, ưu tiên sử dụng số vốn đầu tư công đã được giao trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng các công trình cấp điện cho các thôn, bản khó khăn nhất.

Bộ Công Thương tổng hợp kiến nghị của tỉnh Hà Giang, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ nghiên cứu về nguồn vốn, cơ chế tài chính thực hiện Chương trình "Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025", báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chính sách đặc thù, triển khai một loạt dự án quan trọng để Nghệ An phát triển bứt phá

Xây dựng chính sách đặc thù, triển khai một loạt dự án quan trọng để Nghệ An phát triển bứt phá

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/CP đã đề xuất triển khai 16 dự án đầu tư và hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An phấn đấu hoàn thành trước năm 2030 để phát triển bứt phá.
Em bé ống nghiệm có lớn lên bình thường như trẻ sinh ra qua thụ thai tự nhiên?

Em bé ống nghiệm có lớn lên bình thường như trẻ sinh ra qua thụ thai tự nhiên?

Năm 1978, thế giới đã "nín thở" theo dõi con người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm-IVF (In Vitro Fertilization). Sau nửa thế kỷ, nhiều nghiên cứu theo dõi, đánh giá sức khỏe cho thấy rằng các em bé sinh ra từ IVF phát triển hoàn toàn bình thường giống như những đứa trẻ khác.
Hà Giang: Bắt Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú buôn bán ma túy

Hà Giang: Bắt Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú buôn bán ma túy

Tại cơ quan Công an, Ngô Hải Nam (SN 1973, Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh) khai mua bán ma túy để kiếm lời.

Các tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong hai ngày 19 và 20/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 32 dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel

Nhân dịp tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, chiều 20/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel.
Chủ tịch Quốc hội: Rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với phương châm không hợp thức hoá chung cư mini

Chủ tịch Quốc hội: Rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với phương châm không hợp thức hoá chung cư mini

Đó là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/9, khi trao đổi về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Bộ GTVT: Tạo môi trường pháp lý phát triển vận tải vùng đồng bằng sông Hồng

Bộ GTVT: Tạo môi trường pháp lý phát triển vận tải vùng đồng bằng sông Hồng

Bộ GTVT vừa ban hành kế hoạch phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên

Sáng 20/9, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất.
Công an TP Hà Nội kết luận: Cháy chung cư mini là do bình ắc quy xe xăng

Công an TP Hà Nội kết luận: Cháy chung cư mini là do bình ắc quy xe xăng

Công an TP Hà Nội kết luận nguyên nhân cháy là do chập mạch điện trên đường dây dẫn điện bình ắc quy thuộc phần đầu xe mô tô sử dụng động cơ xăng (loại xe tay ga) đặt giáp tường gây cháy.
Lạng Sơn: Phân luồng xe chở hàng xuất khẩu lên cửa khẩu

Lạng Sơn: Phân luồng xe chở hàng xuất khẩu lên cửa khẩu

Từ đầu tháng 9/2023 đến nay, nông sản, hoa quả tươi được đưa lên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu có chiều hướng tăng, đặc biệt là tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ùn ứ phương tiện, gây mất an ninh trật tự và khó quản lý lượt xe ra, vào khu vực cửa khẩu.
Thủ tướng: Đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp phần ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"

Thủ tướng: Đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp phần ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"

Dự "Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp phần hiện thực hóa sự ủng hộ của Hoa Kỳ về một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".
Phó Thủ tướng: Việt Nam và Cuba nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm

Phó Thủ tướng: Việt Nam và Cuba nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm

Đây là một trong nhiều nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz thống nhất trong cuộc hội đàm tại Trụ sở Chính phủ Cuba, thủ đô La Habana, chiều 18/9 (giờ địa phương).
Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam 2023 có 7 nước tham gia

Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam 2023 có 7 nước tham gia

Sáng 18/9, tại Hà Nội, Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) tổ chức gặp gỡ báo chí giới thiệu Liên hoan Phim tài liệu Việt Nam - châu Âu diễn ra từ ngày 22 - 28/9, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc hội thi giảng viên các trường Đảng

Khai mạc hội thi giảng viên các trường Đảng

Sáng 18/9, tại Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thứ VIII năm 2023. Hội thi do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy TPHCM tổ chức, diễn ra từ ngày 18-20/9.
Tổ chức trọng thể Lễ tang cấp cao Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Tổ chức trọng thể Lễ tang cấp cao Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Sáng 18/9, lễ tang của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được tổ chức trọng thể theo nghi thức Lễ tang cấp cao tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5, Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội.
Thủ tướng: Mong người Việt Nam tại Hoa Kỳ  tiếp tục đóng góp cho đất nước và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước

Thủ tướng: Mong người Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục đóng góp cho đất nước và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh; đề nghị đại diện cộng đồng 2,2 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ tiếp tục đồng hành cùng đất nước và đóng góp cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ấn tượng báo Nhân Dân tại Hội báo Nhân đạo Pháp 2023

Ấn tượng báo Nhân Dân tại Hội báo Nhân đạo Pháp 2023

Đã thành truyền thống, cứ đến trung tuần tháng 9, Hội báo Nhân đạo (Fête de l’Humanité) của Đảng Cộng sản Pháp lại được tổ chức với sự hưởng ứng của đông đảo giới trẻ và những người yêu chuộng hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội. Và cũng như mọi năm, gian hàng báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nơi thu hút đông đảo bạn bè Pháp yêu quý Việt Nam.
Thủ tướng: Mong muốn Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc

Thủ tướng: Mong muốn Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc

Sáng 17/9, sau khi dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai trương khu gian hàng thương mại của Việt Nam tại Hội chợ.
Xem thêm
Thiết kế Công viên bờ biển TP.Nha Trang: Ý tưởng táo bạo mà khả thi!

Thiết kế Công viên bờ biển TP.Nha Trang: Ý tưởng táo bạo mà khả thi!

Ôm gọn mặt tiền TP.Nha Trang với gần 20 km chiều dài, ý tưởng thiết kế công viên bờ biển trở thành một khu vực hiện đại, đáng sống, mang tầm quốc gia và quốc tế, bắt đầu thu hút sự chú ý của cán bộ, nhân dân cũng như du khách khắp mọi miền đất nước.
Hà Nội: Giáo viên đạt IELTS 6.5 trở lên được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Hà Nội: Giáo viên đạt IELTS 6.5 trở lên được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 4526/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình “Bồi dưỡng nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp” (Chương trình).
Hà Nội: Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Hà Nội: Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND về việc hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2023.
Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Khách hàng đang phải nghe những đoạn nhạc chờ “câu giờ” vô bổ, thậm chí phải trả cả tiền cho các cuộc gọi tới hotline Tổng đài chăm sóc khách hàng.Tổng đài dịch vụ chăm sóc khách hàng (hotline) với đầu số “1900…”, là hoạt động rất quen thuộc, thường xuyên thấy ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực được các nhà mạng viễn thông cung cấp nhiều năm nay.
Thanh Hoá: Vợ, con trai Chủ tịch Công ty Sông Chu được bổ nhiệm là chưa khách quan, trái quy định!

Thanh Hoá: Vợ, con trai Chủ tịch Công ty Sông Chu được bổ nhiệm là chưa khách quan, trái quy định!

Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh này kết quả Kết quả kiểm tra xác minh nội dung theo báo chí và đơn công dân phản ánh tại Công ty TNHH một thành viên Sông Chu Thanh Hóa.
Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Công ty CP BĐS Thế Kỷ và Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành bị khách hàng “tố” có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Công ty CP BĐS Thế Kỷ và Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành bị khách hàng “tố” có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Công ty CP BĐS Thế Kỷ và Công ty CP Hồng Lam Xuân Thành bị khách hàng “tố” có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hải Dương: Kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh vụ 6 cựu CSGT bị bắt

Hải Dương: Kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh vụ 6 cựu CSGT bị bắt

Liên quan vụ 6 CSGT bị bắt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh.
Thanh Hóa: Hai cán bộ của Sở LĐ-TB-XH tỉnh bị bắt vì tham ô

Thanh Hóa: Hai cán bộ của Sở LĐ-TB-XH tỉnh bị bắt vì tham ô

Trong thời gian giữ chức Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (đơn vị trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa), Lê Chí Cường đã chỉ đạo Đỗ Thị Dung lập khống hồ sơ, chứng từ lấy hơn 900 triệu đồng sử dụng vào mục đích cá nhân
Nguyên Bí thư Hà Nội: Cán bộ địa phương phạt cho chung cư mi ni xây vượt tầng để tồn tại là đồng phạm với sai phạm

Nguyên Bí thư Hà Nội: Cán bộ địa phương phạt cho chung cư mi ni xây vượt tầng để tồn tại là đồng phạm với sai phạm

Trước những sai phạm của chung cư mi ni vừa xẩy ra hỏa hoạn nghiêm trọng ở Khương Đình và hiện trạng hàng nghìn toà chung cư mini mọc nhan nhản tại Hà Nội, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho hay: Đằng sau mỗi toà chung cư mini xây dựng sai phép là có người "chống lưng…"
Australia - Mùa Xuân đến

Australia - Mùa Xuân đến

Nhiều người thích trải nghiệm đất nước Australia nhộn nhịp và đầy nắng vàng vào mùa Hè nhưng tôi lại chọn đến đây vào Mùa Xuân
Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

doanh nhân Phạm Thanh Hải Chủ tịch HĐQT IDT bị Công an Hà Nội bắt gian ngày 19/10/2015 đến nay đã gần 8 năm với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

Trong các vụ án kinh tế, vụ Tiến sỹ vật lý Phạm Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty IDT - thu hút sự chú ý của hơn Tòa án