Hà Nội: Bảo đảm đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, kết quả bước đầu tương đối tốt khi Hà Nội luôn đứng đầu về học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, tăng 7 bậc xếp loại chung về giáo dục đào tạo toàn quốc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận buổi làm việc
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận buổi làm việc

Chiều 23/3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Cùng tham dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà báo cáo tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà báo cáo tại buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cho biết, thành phố Hà Nội là địa phương có quy mô mạng lưới giáo dục lớn nhất cả nước. Đến năm 2023, Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Năm học 2022 - 2023, toàn thành phố có 2.840 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên với 64.792 lớp, 2.177.000 học sinh, 122.968 giáo viên, 65.264 phòng học. Trong đó, công lập có 2.255 trường, 48.550 lớp, 1.855.307 học sinh, 89.078 giáo viên, 46.962 phòng học; Tư thục có 537 trường, 15.580 lớp, 300.860 học sinh, 32.225 giáo viên, 17.582 phòng học; có 120 trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn Thành phố với gần 1 triệu sinh viên.

Kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố chủ động rà soát, sắp xếp lại chương trình, kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Phương pháp kiểm tra, đánh giá được đổi mới. tổ chức tập huấn đánh giá học sinh các cấp theo quy định; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học. Thành phố cũng quan tâm, thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác quản lý và đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục; chú trọng quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng đầu ra.

Thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình bảo đảm đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Từ năm 2018 đến năm 2022, thành phố Hà Nội đã bố trí, cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo gần 109 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi dưỡng cho gần 362.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên. Về việc tập huấn thay sách giáo khoa, trong 3 năm (từ 2020 đến 2023), thành phố Hà Nội đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về việc sử dụng sách giáo khoa mới cho gần 80.000 cán bộ quản lý, giáo viên.

Thành phố Hà Nội thực hiện công tác hướng dẫn đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm đúng quy trình, công khai, minh bạch. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa thành phố thành lập hoạt động đúng quy định và tham mưu Thành phố ban hành các Quyết định phê duyệt danh mục sách. Các nhà trường đều được sử dụng đúng bộ sách đã lựa chọn.

Thành phố đánh giá, về cơ bản giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, mức thu nhập của người dân. Một số trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các nhà xuất bản phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã có chính sách tặng sách giáo khoa cho các em, giúp các em yên tâm học tập.

Về biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Đến nay, bản thảo tài liệu giáo dục địa phương đã hoàn thành việc biên soạn, thẩm định và đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc đầu tư nguồn lực, chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14. Bên cạnh đó, Đoàn giám sát và UBND thành phố Hà Nội đã trao đổi, làm rõ thêm 9 vấn đề liên quan đến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; việc thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa; tài liệu giáo dục địa phương; bảo đảm đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học…

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, Thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, kết quả bước đầu tương đối tốt khi Hà Nội luôn đứng đầu về học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, tăng 7 bậc xếp loại chung về giáo dục đào tạo toàn quốc.

Bí thư Thành ủy nhìn nhận, với công tác giáo dục đào tạo của Thủ đô, thực tế yêu cầu rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện nay còn hạn chế, thể hiện ở việc thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên, thiếu thiết bị về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nhận thức Hà Nội là trung tâm lớn về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của đất nước, đồng chí Đinh Tiến Dũng khẳng định Thành phố bảo đảm về kinh phí đầu tư dành cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển lâu dài của Thủ đô.

Về giải pháp trước mắt và lâu dài của Thành phố, Bí thư Thành ủy cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ xem xét ban hành Chỉ thị riêng cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tập trung giải quyết những tồn tại, hạn chế hiện nay. Bên cạnh đó, Thành phố tăng cường phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cho các quận, huyện, thị xã; yêu cầu các dự án xây dựng về nhà ở cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng xã hội, trường học trước khi cho người dân vào ở.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng thông tin, Thành phố đang triển khai xây dựng cơ chế tự chủ theo đơn giá, định mức và cơ chế đặt hàng trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề thiếu giáo viên sẽ được hạn chế, cũng là điều kiện để thu hút đầu tư của xã hội cho giáo dục. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị cần quy định tỷ lệ trường học, biên chế giáo viên theo tình hình dân cư và tăng cường ứng dụng phương thức dạy học trực tuyến để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị UBND thành phố Hà Nội rà soát, đánh giá quy hoạch cơ sở giáo dục trên địa bàn để xem xét, điều chỉnh từng bước đáp ứng nhu cầu người học, tăng cường đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục công lập, khuyến khích phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế. Thành phố bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện tốt chương trình; quan tâm bố trí ngân sách để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,... bảo đảm đủ điều kiện để triển khai chương trình có hiệu quả.

Hà Nội cũng cần nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên; rà soát, đánh giá thực trạng để bố trí giáo viên dạy các môn học mới phù hợp. Phát huy sự chủ động của các cơ sở giáo dục và các nhà giáo trong xây dựng kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giáo dục và đổi mới đánh giá chất lượng giáo dục để đạt được mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và xã hội về việc triển khai thực hiện chương trình; sơ kết đánh giá, nhân rộng mô hình, cách làm hay đối với việc triển khai thực hiện nghị quyết.

Tiếp thu đầy đủ ý kiến kiến nghị, đề xuất của Đoàn giám sát, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề xuất Chính phủ mạnh dạn phân cấp, ủy quyền trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tạo sự đa dạng, sáng tạo, linh hoạt trong chỉnh thể thống nhất giúp địa phương chủ động hơn về cơ sở vật chất, kinh phí, mô hình./.

Quang Thành

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát; phối hợp tuyên truyền, phổ biến tác hại cùa thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện tại một cơ sở nằm sâu trong thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hà Nội: Làm rõ thông tin 'hồ cạn, cây chết ở công viên Bách Thảo'

Hà Nội: Làm rõ thông tin 'hồ cạn, cây chết ở công viên Bách Thảo'

UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương làm rõ 7 vấn đề, vụ việc bức xúc báo chí nêu; báo cáo trước ngày 5/6/2023.

Các tin khác

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 1/6, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhận định, giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận. Qua đó, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới.
Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Sáng hôm nay 1/6, hơn 15.000 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024.
Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Tình trạng trường học thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn phổ biến, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Một số bộ môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học… còn thiếu thiết bị dạy thực hành nên ảnh hưởng đến tiếp thu của học sinh.
Trường Phan xứ Nghệ: Một năm học gặt hái nhiều thành quả

Trường Phan xứ Nghệ: Một năm học gặt hái nhiều thành quả

Năm học 2022-2023, thầy trò trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã “gặt hái” nhiều thành quả trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Toàn trường có 320 em học sinh Giỏi cấp Tỉnh, 87 em đạt học sinh Giỏi cấp Quốc gia, 11 học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh Giỏi Quốc tế...
Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 sẽ diễn ra tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và Liên hoan do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tỉnh An Giang tổ chức.
Tham vấn hướng nghiệp sớm: giải bài toán "thừa thầy thiếu thợ"

Tham vấn hướng nghiệp sớm: giải bài toán "thừa thầy thiếu thợ"

Tham vấn hướng nghiệp sớm mang lại những giá trị to lớn đối với kinh tế - xã hội như giúp tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn lực, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Công tác này còn góp phần cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động với sức ép cạnh tranh lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay
Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Ngày 29/5, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của cơ quan Công an về việc tạm giam ông Đậu Bình (47 tuổi, là thầy giáo dạy Toán, Trường THCS Mỹ Duệ, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) để điều tra hành vi dâm ô với nữ sinh lớp 6.
Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.
Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Đại diện Bộ Y tế vừa lên tiếng chính thức về việc một số cơ sở giáo dục có sử dụng tổ hợp môn Văn để xét tuyển vào ngành y khoa.
Nghệ An: Chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án cô giáo Lê Thị Dung

Nghệ An: Chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án cô giáo Lê Thị Dung

Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An chốt lịch xét xử phúc thẩm vụ án Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vào 8h ngày 12/6/2023.
Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Ngày 24/5, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ trao học bổng lần thứ 1 năm 2023 cho 17 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế.
Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Một cô giáo tại trường mầm non ở TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bị tạm đình chỉ công tác, vì đã có hành vi tát bé trai 31 cái trong bữa ăn.
Xem thêm
Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội Tình yêu” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp, nhân văn của truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” trên mảnh đất Hồng Vân (huyện Thường Tín) ca ngợi tình yêu ngọt ngào, lãng mạn của đôi lứa; tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Trong 03 ngày 19-21/5/2023, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển du lịch xã Hồng Vân đã long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Tình yêu năm 2023.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 21/5, quận Tây Hồ, Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 995 Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu” Đền Đồng Cổ, phường Bưởi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.
Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 sẽ diễn ra tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và Liên hoan do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tỉnh An Giang tổ chức.
3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

Mùa hè 2023, độc giả Việt Nam được thưởng thức ba tác phẩm của nhà văn Annie Ernaux, gồm “Một người phụ nữ”, “Cơn cuồng si” và “Nỗi nhục”. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.
Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ được dịch của tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu, phát hiện thêm nhiều bản dịch "Nhật ký trong tù" ở các nước Băc Âu và châu Âu.
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 1/6, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhận định, giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận. Qua đó, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới.
Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Sáng hôm nay 1/6, hơn 15.000 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024.
Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Tình trạng trường học thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn phổ biến, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Một số bộ môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học… còn thiếu thiết bị dạy thực hành nên ảnh hưởng đến tiếp thu của học sinh.