Hà Nội: Chuỗi công trình ngày đêm thi công tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn

Chuỗi nhiều công trình ngày đêm thi công đang tàn phá khu rừng phòng hộ ở Sóc Sơn, nhưng không được chính quyền ngăn chặn xử lý kịp thời, triệt để. Tuy nhiên cán bộ huyện lại tỏ ra thờ ơ trước thông tin, khi báo chí phản ánh....
Hà Nội: Chuỗi công trình ngày đêm thi công tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn
Một công trình đang được xây dựng mới tại rừng phòng hộ ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn nhưng không được ngăn chặn.

Nhận được phản ánh của bạn đọc về chuỗi nhiều công trình đang ngày đêm xây dựng trên khu rừng phòng hộ ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Phóng viên Tầm Nhìn điện tử đã về địa phương để ghi nhận.

Tại hiện trường, ghi nhận, chuỗi nhiều công trình đang được công nhân thi công, đổ bê tông mái, cột và xây tường, nhiều công trình đã được xây dựng hoàn thiện kiên cố nằm ngay trên cánh rừng thông có tác dụng phòng hộ của thành phố, xa xa là các công trình lâu đài bề thế có quy mô hàng nghìn m2 và rất nhiều homstay đang hoạt động ngày đêm đón khách du lịch nhưng không có điểm quét mã QR đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid -19.....

Theo người dân sinh sống ở khu vực cho biết, toàn bộ các Homstay và những ngôi nhà kiên cố được xây dựng trên khu đất rừng phòng hộ, là của người từ dưới Hà Nội, hoặc các địa phương khác, về mua đất để xây dựng Homstay kinh doanh du lịch. Mấy ngày nay những điểm du lịch này cho khách hoạt động đến tận 2 giờ đêm đã ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình nhất là các cháu nhỏ sáng hôm sau phải dậy sớm để học....

Hà Nội: Chuỗi công trình ngày đêm thi công tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn
Một trong rất nhiều công trình đang tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn.

Hộ dân khác thì cho biết, chuổi công trình 2 lâu đài rộng hàng nghìn m2, được xây dựng trên khu đất mua lại của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên diện tích đất của các hộ thì ít, chủ yếu là đất rừng. Ngay ở tận trên cao nằm sâu vào rừng cũng đã được mua bán và có nhiều công trình xây dựng để làm điểm du lịch nghỉ dưỡng, chụp ảnh ......

Từ những nội dung ghi nhận tại hiện trường, phóng viên đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo xã Minh Trí. Tại buổi làm việc, ông Đinh Văn Bảo - Chủ tịch UBND xã Minh Trí thừa nhận, khu vực phóng viên ghi nhận được quy hoạch rừng phòng hộ, việc nhiều người ở địa phương khác về mua đất ở đây và xây dựng nhà ở kiên cố, hoặc các Homstay địa phương cũng đã nắm được.

Trước câu hỏi địa phương biết rất rõ khu vực được phản ánh là rừng phòng hộ vậy tại sao vẫn để các công trình tồn tại, hiện có rất nhiều công trình đang xây dựng mới, chủ những công trình này đều không phải của người địa phương ? ông Bảo cho biết, mình mới nhận công tác nên nhiều nội dung vẫn còn đang nắm bắt. Đối với những công trình đang xây dựng xã cũng đang thiết lập hồ sơ để xử lý các công trình này theo quy định.

Hà Nội: Chuỗi công trình ngày đêm thi công tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn
Mặc dù đã cắm biển báo rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhưng công tác quản lý ở Sóc Sơn có phần buông lỏng.

Ngoài ra ông Bảo cũng thông tin thêm, ở khu vực Hồ Đồng Đò từ năm 1985 thực hiện chính sách của nhà nước di dân vào các vùng đồi núi trọc để làm kinh tế, nên ở khu vực này người dân đã vào sinh sống từ năm đó. Hiện khu vực người dân đang sinh sống cũng được quy hoạch là đất rừng nên đang bị trồng lấn vì người dân sinh sống từ năm 1985. Địa phương và huyện cũng đã có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền để điều chỉnh quy hoạch nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh.

Về nội dung phóng viên đề nghị được tiếp cận hồ sơ xử lý các công trình mới đang thi công ở khu rừng thông phòng hộ và những chủ nhân của các công trình này không phải là của người địa phương sinh sống từ năm 1985 ? ông Bảo cho biết, hiện địa phương đang thiết lập hồ sơ để xử lý và sẽ trả lời báo sau....

Xã Minh Trí và chính quyền huyện Sóc Sơn thơi gian dài đã buông lỏng quản lý, dẫn đến xuất hiện rất nhiều công trình bề thế được xây dựng công khai trên khu rừng thông có tác dụng phòng hộ, nhưng không được xử lý dứt điểm. Trong khi hiện tại lại tiếp tục xuất hiện nhiều công trình mới đang thi công, nhưng không được ngăn chặn kịp thời kiến công luận không khỏi băn khoăn liệu có sự tiếp tay ở Sóc Sơn?!

Sau khi ghi nhận và làm việc tại xã Minh Trí, phóng viên đã liên hệ với chính quyền huyện Sóc Sơn, để đặt lịch làm việc cùng giấy giới thiệu, kèm thẻ căn cước công dân và nội dung làm việc, về nhiều công trình đang được xây dựng mới trên đất rừng phòng hộ ở địa bàn xã Minh Trí.

Hà Nội: Chuỗi công trình ngày đêm thi công tàn phá rừng phòng hộ ở Sóc Sơn
Chuổi 2 công trình bề thế được người dân ở đây cho biết của đại gia ở khu vực khác về thu mua đất rừng để xây dựng, nhưng không được chính quyền ngăn chặn.

Tuy nhiên, thay vì cầu thị tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí, thì vị cán bộ công chức văn phòng huyện tên là Mạnh lại tỏ ra thờ ơ, coi thường và có nhiều lời lẽ xúc phạm phóng viên và cơ quan báo như: dấu củ khoai, giấy giới thiệu nhặt ở ngoài đường...., ngoài ra vị này còn khoe khoang là có thể làm được giấy giới thiệu giống như giấy giới thiệu mà báo cấp cho phóng viên.... không chỉ vậy, vị này đã từ chối tiếp nhận nội dung làm việc kèm giấy giới thiệu....

Mặc dù phóng viên đã kiên trì quay lại lần 2 để tiếp tục đặt lịch làm việc để làm rõ những vấn đề bạn đọc phản ánh và nội dung vị công chức huyện có phát ngôn xúc phạm tới phóng viên và cơ quan báo. Tuy nhiên, một lần nữa cán bộ văn phòng huyện Sóc Sơn đã từ chối tiếp nhận lịch làm việc, mặc dù vẫn trong giờ hành chính (16 giờ 15).

Trước sự việc xúc phạm phóng viên và cơ quan báo của vị công chức huyện. Phóng viên đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Thu Hương - Chánh Văn phòng huyện Sóc Sơn, phản ánh sự việc và để nghị được làm rõ. Vị này cho biết hiện đang đi công tác, nên chưa nắm được tình hình, huyện sẽ kiểm tra và kiểm điểm cán bộ vi phạm. Trước sự thờ ơ từ cán bộ xã đến cán bộ huyện, phải chăng đang củng cố thêm nghi vấn dư luận cho rằng có sự tiếp tay của cán bộ huyện, nên mới có tình trạng tàn phá rừng phòng hộ - lá phổi xanh của thành phố một cách không thương tiếc ?

Đề nghị chính quyền Hà Nội và huyện Sóc Sơn vào cuộc làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công chức huyện có lời lẽ xúc phạm phóng viên và cơ quan báo. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ việc xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở địa bàn huyện Sóc Sơn....

Tầm Nhìn điện tử sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
4 lần nhận hối lộ hơn 51 tỷ của ông Nguyễn Thanh Long khi đương kim Bộ trưởng Y tế  diễn ra thế nào?

4 lần nhận hối lộ hơn 51 tỷ của ông Nguyễn Thanh Long khi đương kim Bộ trưởng Y tế diễn ra thế nào?

Bộ Công an kết luận Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thư ký đã can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm Covid-19, hiệp thương giá trái quy định. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Thanh Long tội Nhận hối lộ, số tiền 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51 tỷ đồng).
Điều chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn NSNN phòng, chống COVID-19 sang phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Điều chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn NSNN phòng, chống COVID-19 sang phục vụ công tác khám, chữa bệnh

Chính phủ cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch COVID-19, nhưng chưa sử dụng hết để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Các tin khác

Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 – Bộ Nông nghiệp và PTNT đang gấp rút hoàn thành những công việc tại công trình Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk.
Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Chị Đàm Thị Hoài (SN1976, ở thôn Phai Làng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, Lạng Sơn) đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, trở thành hộ gia đình khá giả của xã và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chị đã trở thành nông dân duy nhất của tỉnh Lạng Sơn lọt vào top 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.
Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Liên quan đến việc mua giống khoai sắn (mì) HN3 chưa được công bố lưu hành đưa vào "sản xuất thí điểm” tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mà Tầm Nhìn-Tri thức & Cuộc sống đã phản ánh, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Bộ NN&PTNN đã kết luận Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp vi phạm Luật trồng trọt.
Cấu trúc lại ngành  kinh tế thủy sản bền vững

Cấu trúc lại ngành kinh tế thủy sản bền vững

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư để giảm gánh nặng nhà nước về xây dựng cảng cá, hướng tới mục tiêu lâu dài là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng, có tính cạnh tranh cao.
Hà Tĩnh: Nạn sâu róm “bùng phát” tàn phá hàng nghìn ha rừng thông

Hà Tĩnh: Nạn sâu róm “bùng phát” tàn phá hàng nghìn ha rừng thông

Hơn 2.000ha rừng thông ở Hà Tĩnh nhiều tháng qua bị sâu róm gây hại với mật độ lên đến 400 con sâu/cây. Sâu róm phá hoại gây trụi lá, có thể khiến cây thông bị khô chết.
Giá gạo tăng nhanh, Việt Nam nâng diện tích sản xuất lúa

Giá gạo tăng nhanh, Việt Nam nâng diện tích sản xuất lúa

Cục Trồng trọt cho biết đã bố trí nâng diện tích sản xuất lúa gạo vụ Thu Đông ở ĐBSCL từ 650.000 lên 700.000 ha. Các bộ, ngành và địa phương sẽ tập trung các giải pháp về kỹ thuật, hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nông dân để tăng xuất khẩu gạo.
Nghệ An: Đang neo đậu ở cảng, nhiều tàu cá bất ngờ bốc cháy dữ dội

Nghệ An: Đang neo đậu ở cảng, nhiều tàu cá bất ngờ bốc cháy dữ dội

Khoảng 6 tàu cá đang neo đậu tại cảng cá Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì một chiếc tàu bỗng nhiên bốc cháy và cháy lan sang các tàu khác neo đậu cùng.
Nghệ An: Chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Nghệ An: Chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi

Việc ban hành Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi của HĐND tỉnh Nghệ An nhằm giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong điều kiện chi phí chuyến biển tăng cao hiện nay, đồng thời động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.
Nghệ An: Phát hiện xác cá mập voi dài 8m nặng hơn 2 tấn dạt vào bờ biển

Nghệ An: Phát hiện xác cá mập voi dài 8m nặng hơn 2 tấn dạt vào bờ biển

Một tàu đánh bắt cá gần bờ phát hiện xác một con cá mập voi dài khoảng 8m, nặng khoảng 2 tấn đang trôi dạt vào bờ biển.
Vụ phá rừng thông tại xã Đạ Quyn – Đức Trọng – Lâm Đồng: Vì sao chưa khởi tố vụ án? (kỳ 2)

Vụ phá rừng thông tại xã Đạ Quyn – Đức Trọng – Lâm Đồng: Vì sao chưa khởi tố vụ án? (kỳ 2)

Mặc dù đã phát hiện vụ phá rừng và tịch thu tang vật là hàng chục khối gỗ thông tại xã Đạ Quyn, nhưng cho đến nay cơ quan chức năng huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa khởi tố vụ án để điều tra. Vì sao?
Cả nước có thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Cả nước có thêm 22 sản phẩm đạt OCOP 5 sao

Cả nước vừa có thêm 22 sản phẩm OCOP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là sản phẩm 5 sao. Nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia lên 42 sản phẩm.
Nóng: Thêm một vụ phá rừng thông rất nghiêm trọng tại Lâm Đồng

Nóng: Thêm một vụ phá rừng thông rất nghiêm trọng tại Lâm Đồng

Hàng chục cây thông nhiều năm tuổi tại xã Đạ Quyn huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng bị đốn hạ, trên gốc cây tại hiện trường có vết kiểm đếm của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, cơ quan Kiểm lâm của địa phương lại im lặng một cách đầy “bí ẩn” khi Pv liên hệ và hỏi về số lượng gỗ tang vật này?
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam làm gì để bảo đảm an ninh lương thực và lợi ích của người nông dân

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Việt Nam làm gì để bảo đảm an ninh lương thực và lợi ích của người nông dân

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân.
Quốc Oai, Hà Nội: Xây dựng xã Sài Sơn đạt NTM nâng cao năm 2023

Quốc Oai, Hà Nội: Xây dựng xã Sài Sơn đạt NTM nâng cao năm 2023

Đến nay, qua rà soát, đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội có 12 tiêu chí đạt, 07 tiêu chí cơ bản đạt. Từ nay đến cuối năm, xã tiếp tục phát huy các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thục hiện các tiêu chí NTM nâng cao.
Xã Hương Ngải huyện Thạch Thất: Tập trung xây dựng NTM kiểu mẫu

Xã Hương Ngải huyện Thạch Thất: Tập trung xây dựng NTM kiểu mẫu

Hương Ngải là vùng đất danh thơm với truyền thống khoa bảng. Những năm gần đây, cùng với những chuyển động của Chương trình nông thôn mới (NTM) Thủ đô, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất có nhiều chuyển biến tích cực.
Xem thêm
Các chất gây ô nhiễm trong nước có thể gây rủi ro cho sức khỏe sinh sản

Các chất gây ô nhiễm trong nước có thể gây rủi ro cho sức khỏe sinh sản

Nhiều cuộc hội thảo và các hội nghị môi trường đã nhận định, chất gây ô nhiễm có trong nước có thể làm suy giảm sự phát triển, khả năng sinh sản và chức năng sinh sản ở người, như khó thụ thai, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và các khuyết tật ống thần kinh ở thai...
Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Rác thải và lựa chọn công nghệ xử lý hiện đang trở thành bài toán nan giải với các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trước thực trạng đó, UBND huyện Tân Kỳ đã tổ chức lựa chọn doanh nghiệp có năng lực là Công ty CP xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải với công nghệ hiện đại thuộc hàng “top” hiện nay ở Việt Nam.
"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Lợi dụng các lối công vụ thi công kè chống sạt lở sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) cát tặc tìm đủ mọi cách để khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản trên lòng sông Trà Khúc.
Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Doanh nghiệp khai thác, vận chuyển đất từ mỏ đất khu Trới 2, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long cố tình để xe đi trái tuyến, phớt lờ các quy định của UBND TP Hạ Long.
Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên, để xảy ra một số thiếu sót… Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc, tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm quy chế làm việc.