![]() |
Họa sĩ Trần Lê Khả.xúc động kể lại con đường đến với hội họa và nguồn cảm hứng từ những tác phẩm của mình. |
Người họa sĩ cao tuổi sống trọn với đam mê hội họa
Chúng tôi tìm về thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) hỏi thăm ông Trần Lê Khả vẽ tranh, không ai là không biết. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đi hết ngõ thì dừng lại trước một ngôi nhà 2 tầng với khu vườn rộng, có không gian thoáng đãng. Trước mắt chúng tôi là một cụ ông với mái tóc trắng, lưng còng nhưng vẫn đi lại nhanh nhẹn và đang cầm bút ngồi vẽ tranh.
![]() |
Cuốn sách tâm đắc mang tên “Trần Lê Khả Họa & Thơ” |
Ông là con cả trong một gia đình thuần nông nghèo, đông con ở vùng quê Thượng Can - Hà Tĩnh. Năm 1956 đi học và làm ở Viện Thiết kế Giao thông thủy bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Ông tham gia xây dựng hệ thống cầu đường suốt một giải miền Trung, phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông còn tham gia lớp học Mỹ Thuật của Quân khu 4 thời kì trong quân ngũ. Thời gian này, được những họa sĩ nổi tiếng dạy học và tham gia nhiều cuộc triển lãm Quân đội với những đề tài quen thuộc vẽ về người lính và quê hương. Năm 1968 ông là họa sĩ của phòng Văn nghệ.
Được biết, trước đây ông theo học trường Đại học Văn hóa nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp ông đã xin vào làm việc tại Bộ Văn hóa, sau này ông đã đầu quân vào Hội Văn Nghệ tỉnh Nghệ An. Họa sĩ Trần Lê Khả thuộc nhóm những người thành lập Hội Văn nghệ Hà Tĩnh cùng Nhạc sĩ Lê Hàm, nhà nghiên cứu Nguyễn Hưu, Thái Kim Đỉnh, Họa sĩ Phạm Lê Khang, nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ, Phan Lương Hảo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan,…
Nguồn cảm hứng sáng tác và những tác phẩm để đời
Ngoài vẽ tranh, sáng tác thơ, ông Khả còn thích đàn guitar dù không học qua một trường lớp nào. Đến với nghệ thuật đến nay đã có gia tài tranh đồ sộ với khoảng gần 70-80 bức vẽ kí họa và tranh lớn. Tranh của ông không chỉ tham gia nhiều triển lãm mà còn được tặng kỉ niệm chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, huy chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng của bộ Văn Hóa – Thông tin.
Bên cạnh giá trị nghệ thuật tự thân, dường như mỗi tác phẩm của ông còn là câu chuyện về sức sáng tạo không mệt mỏi của một họa sĩ tóc bạc, da mồi về thời kì chiến tranh để lại hay là cuộc sống con người, khung cảnh quê hương hết sức đơn giản nhưng hàm chứa ý nghĩa to lớn. Những tác phẩm được vẽ bằng cả linh hồn của một người họa sĩ yêu nước, tác phẩm vẽ theo chủ đề và thời gian thì không gò bó. Cuộc đời vẽ tranh, làm thơ của ông rất khiêm tốn, không ồn ào hay phô trương, nhưng những tác phẩm hiện hữu của ông thật đáng trân trọng.
![]() |
Những tác phẩm vẽ bằng sơn dầu của họa sĩ Trần Lê Khả. |
“Cả cuộc đời ông gắn bó với hội họa, niềm đam mê đó đã ăn sâu vào cuộc đời của tôi, tôi muốn vẽ cái gì đó chân thật bằng màu, nhờ cái tay điểu khiển não của mình”, ông Khả nói.
Ông Khả chia sẻ thêm: “Tác phẩm vẽ của ông có thời gian khác nhau, kí họa có thể được vẽ ít nhất trong vòng 1 tiếng đồng hồ còn tranh lớn có thể đến 2 năm, tùy thuộc vào nội dung, đối tượng mà mình hướng đến.” Họa và Thơ của ông tuy giản dị nhưng cũng khá thâm thúy có lẽ do vốn Hán tự từ con người ông.
Ông chia sẻ: “Tôi cứ vẽ theo sở thích, vẽ những gì gần gũi, thân thuộc, cũng chẳng nghĩ sau này mình lại được nhiều người biết đến”.
Những tác phẩm đó nhìn đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩ sâu xa với một mong muốn, mục đích nào đó. Vẽ những người cầm quốc cầm xẻng không chỉ đơn giản là lao động chân tay của người dân mà nó có một ý nghĩ là công cuộc xây dựng nông thôn mới của người dân.
![]() |
Một trong những giải thưởng danh giá mà họa sĩ Trần Lê Khả được cấp tặng. |
Họa sĩ Trần Lê Khả chia sẻ thêm về nguồn cảm hứng trỗi dậy trong những tác phẩm vẽ về cuộc kháng chiến chống Mĩ, Pháp, bởi thời kì đó nước ta bị thực dân xâm lược, cuộc sống con người khó khăn, ông vẽ bằng linh hồn của một người họa sĩ yêu nước. Con đường hội họa cũng như làm thơ của ông rất khiêm tốn, không ồn ào, không phô trương, nhưng những tác phẩm hiện hữu của ông thật đáng trân trọng.
Tác phẩm vẽ của ông có thời gian khác nhau, kí họa có thể được vẽ ít nhất trong vòng 1 tiếng đồng hồ còn tranh lớn có thể đến 2 năm, tùy thuộc vào nội dung, đối tượng muốn hướng đến.
Với niềm đam mê của mình, họa sỹ Trần Lê Khả dù tuổi đã cao nhưng ông không ngừng miệt mài, nhiều đêm thức trắng cặm cụi bên những bảng màu để cho ra đời những tác phẩm hội họa có giá trị, với những nét vẽ bằng linh hồn của mình ông đã khắc họa và lột tả lại một cách đa dạng công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, lao động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến./.