![]() |
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sau chiến tranh, trao hỗ trợ sinh kế cho các nạn nhân tại tỉnh Gia Lai. |
Đoàn đã tổ chức trao hỗ trợ sinh kế cho 35 nạn nhân bị tai nạn bom mìn tỉnh Gia Lai bằng nguồn Quỹ Hội với mức hỗ trợ 6 triệu/1 nạn nhân (TP Pleiku: 15 nạn nhân, huyện Chư Prông:15 nạn nhân, huyện Đức Cơ: 5 nạn nhân) với tổng số tiền 210 triệu đồng; Tặng 30 xe đạp cho 30 cháu học sinh nghèo vượt khó, giá trị 2 triệu đồng/ 1 xe (TP Pleiku: 10 xe, huyện Chư Prông: 10 xe, huyện Đức Cơ: 10 xe) với số tiền 60 triệu đồng do Qũy Hoa Hòa Bình trực tiếp tặng bằng hiện vật; Tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh con em Bộ đội Biên phòng với số tiền 30 triệu đồng và tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh nghèo là con em các dân tộc thiểu số thuộc lực lượng Công an nhân dân tỉnh Gia Lai với số tiền 30 triệu đồng, tổng số tiền là 60 triệu đồng do Qũy Hoa Hòa bình trao tặng; Tặng 15 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, giá trị 2 triệu đồng/ 1 học sinh (TP Pleiku: 5 suất; huyện Chư Prông: 5 suất; huyện Đức Cơ: 5 suất) với số tiền là 30 triệu đồng. Tặng 15 suất học bổng cho 15 cháu học sinh nghèo là con em các dân tộc thiểu số thuộc lực lượng Công an nhân dân tỉnh Gia Lai với số tiền 30 triệu đồng, do bà Mai Thị Hạnh phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhóm “Chia sẻ” TP. Hồ Chí Minh tài trợ, với số tiền 60 triệu đồng; Tặng cho chương trình nâng bước em đến trường và con nuôi Đồn Biên phòng Lệ Thanh, huyện Đức Cơ với số tiền 50 triệu đồng, do bà Mai Thị Hạnh và nhóm “Chia sẻ” TP. Hồ Chí Minh tài trợ; Tổ chức khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 500-700 người nghèo thuộc huyện Chư Prông, do Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh thực hiện.
![]() |
Trung tướng Nguyễn Đức Soát chia sẻ về công tác khắc phục hậu quả bom mìnViệt Nam sau chiến tranh. |
Trung tướng Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sau chiến tranh chia sẻ: "Chúng tôi đã đi giúp đỡ hỗ trợ nhiều nơi, có khoảng hơn 6.000 nạn nhân bom mìn trong cả nước đã được hỗ trợ trong suốt 9 năm vừa qua. Trong hoạt động của mình, trước kia chúng tôi xác định hỗ trợ là trọng tâm. Song gần đây phát hiện năng lực của Hội có hạn mà số nạn nhân nhiều quá. Chúng ta mới đi hỗ trợ khắc phục hậu quả, nhưng quan trọng hơn nữa là đừng để hậu quả xảy ra thì công tác tuyên truyền lại là quan trọng hàng đầu...".
![]() |
Các tuyên truyền viên đang làm công tác truyền thông. |
Vì hiểu tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, Hội đã xây dựng nhiều hình thức chuyển tải thông điệp, thông tin cần thiết tới bà con nhân dân qua các ấn phẩm, clip âm thanh, hình ảnh và cả tuyên truyền trực quan. Đối tượng hướng tới là các học sinh ở các trường học nhằm phổ biến kiến thức về phòng tránh bom mìn còn sót lại trên địa bàn.
Trung tướng Nguyễn Đức Soát nói: "Hai huyện Chư Prông và Đức Cơ chính là chiến trường rất ác liệt ngày xưa. Đồng bào các dân tộc đã rất kiên cường, có nhiều công lao đóng góp to lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp cũng như đễ quốc chống Mỹ ngày xưa. Hiện cuộc sống của nhân dân đã nâng lên rất nhiều như đồng chí bí thư Đinh Văn Dũng đã trao đổi. Các đơn vị bộ đội và doanh nghiệp đã giúp cho địa phương rất nhiều. Tuy nhiên là địa bàn biên giới, trọng điểm còn nhiều khó khăn thì yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ cũng rất là cao. Và khắc phục hậu quả bom mìn là trách nhiệm chung của Đảng, nhà nước, chính quyền, quân đội, nhân dân và mọi lực lượng. Mong rằng những nụ cười trên môi sẽ nở ở cả người được hỗ trợ và người hỗ trợ…".
![]() |
Trung tướng Phạm Ngọc Khóa, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam sau chiến tranh, Phó Chủ tịch quỹ Hoa Hòa Bình cùng bà con tại Trung tâm Y tế huyện Chư Prông, giúp bà con khám bệnh và nhận quà. |
Được biết, tiền hỗ trợ của các đợt trao sinh kế là từ nguồn vận động các cơ quan, đơn vị như trong quân đội như Viettel, Ngân hàng cổ phần quân đội, Tổng công ty trực thăng của Quân chủng Phòng không Không quân. Các nguồn xã hội hóa từ các đơn vị dân sự có Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Công ty TASECO. Có những tổ chức rất đặc biệt và độc đáo như Bồ đề đạo tràng Long Biên cũng đã tích cực vận động, chung tay cùng Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.
![]() |
Trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong tuyên truyền và hỗ trợ khắc phục hâu quả bom mìn. |
Đem niềm vui cho người có hoàn cảnh khó khăn chính là hạnh phúc của người làm thiện nguyện. Bà Trương Ngọc Thủy, Chủ tịch Quỹ Hoa Hòa Bình, Phó Chủ tịch Hội hỗ trợ nạn nhân bom mìn Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi hoạt động cũng nhiều năm rồi. Ngay cái tên của quỹ cũng nói lên chúng tôi muốn cùng đóng góp vào xã hội những ý tưởng về hòa bình, giúp đỡ những nạn nhân trước đây đã chịu nhiều bom đạn chiến tranh ở những vùng biên cương xa xôi. Chúng tôi muốn đem những hình ảnh kêu gọi hòa bình, ủng hộ hòa bình, giúp đỡ những vùng khó khăn do chiến tranh bom đạn. Và chúng tôi hoạt động trên toàn đất nước Việt Nam từ vùng núi xa xôi, vùng đồng bằng, các nơi có chiến tranh trước đây, làm sao đóng góp cùng các tổ chức xã hội, các đoàn thể khác, góp phần đem lại cuộc sống ổn định, tươi đẹp hơn".
Là một trong những nạn nhân được hỗ trợ sinh kế trong đợt này, ông Phan Mỹ, 63 tuổi ở Thành phố Pleiku, bị tai nạn khi đi làm rẫy vô tình chọc phải quả đạn, kể: "Tôi chọc cái nổ luôn, đứt tay phải, 1/3 chân trái. Thời bao cấp đời sống rất khó khăn, bị tai nạn càng khó khăn chồng chất, rất vất vả, không lao động được. Mong rằng bà con gặp vật gì giống bom đạn thì đừng đụng tới vì rất nguy hiểm. Được hỗ trợ sinh kế, trong lòng tôi rất vui vì có thể chăn nuôi gia cầm, gia súc đời sống khá hơn".
Cũng tại chương trình, Ban Chấp hành Trung ương Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã trao Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiểu đóng góp cho công tác tuyên truyền và khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam thuộc một số cơ quan Trung ương và địa phương./.