Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện của mỗi học sinh

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc sống không ngừng biến đổi và bên cạnh cơ hội, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài việc không ngừng học hỏi để tích lũy kiến thức cho bản thân thì con người cần có kỹ năng sống tốt để tồn tại, để chung sống và để ứng phó linh hoạt với những tình huống. Kỹ năng sống không phải do bẩm sinh di truyền mà được hình thành và phát triển qua quá trình sống, học tập, lao động trải nghiệm.

Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong học đường hiện nay và thời gian tới đối với ngành Giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; những kỹ năng mềm đã góp phần hình thành nên những con người có ích cho cộng đồng và nếu điều đó được rèn luyện cho các em học sinh ngay tại trên ghế nhà trường sẽ giúp cho các em có được những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống trang bị cho học sinh kiến thức, thái độ và kỹ năng phù hợp, từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải học, học không chỉ để biết (Learn to Know), để hành( Learn to Do) mà còn để tự khẳng định (Learn to Be) và đặc biệt - học để cùng chung sống (Learn to Live together).

Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với tình huống nguy hiểm
4 trụ cột của giáo dục thế kỷ 21 theo UNESCO

Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống

Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa... và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, kỹ năng sống chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, kỹ năng sống là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại.

Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với tình huống nguy hiểm
Cậu bé Nguyễn Ngô Hiền Minh, (10 tuổi) người thoát khỏi vụ cháy chung cư phố Khương Hạ (12/9/2023) an toàn nhờ kỹ năng sống được học ở trường. Ảnh: VOV

Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kỹ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh.

Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, kỹ năng sống cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,..

Có thể kể đến các kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian…

Những nguyên tắc tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

• Tương tác: Kỹ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Nhiều kỹ năng sống được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả.

• Trải nghiệm: Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác.

Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ứng phó với tình huống nguy hiểm
Hoạt động ngoại khoá về Kỹ năng an toàn cho học sinh được triển khai tại một trường Tiểu học ở Quảng Ninh.

• Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong "ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ – thay đổi hành Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó, nhà giáo dục có thể có tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

• Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ hành động của mình. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.

• Thời gian – môi trường giáo dục: Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục kỹ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể – xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác.

Quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một quá trình suốt đời. Do đó, điều quan trọng là chúng ta nên bắt đầu quá trình này càng sớm càng tốt. Nếu bạn không dạy con những kỹ năng sống nhất định, chúng sẽ phải học một cách khó khăn khi trưởng thành. Điều này sẽ khiến các em mất nhiều thời gian, tiền bạc và thậm chí có thể mất cả công việc . Vai trò của những người làm giáo dục cần giúp cho học sinh phải hiểu rằng không chỉ việc học mới mang lại cho họ thành công mà họ còn phải phát triển các kỹ năng của mình./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Sáng ngày 23/09/2023, tại Hội trường Thống Nhất, Dinh Độc Lập, 108 Nguyễn Du, Q1, TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu – ra mắt sách Giáo dục hiện đại của GS Hồ Ngọc Đại do Viện CGD, Anbooks và CLB Cafe Số - Hội truyền thông Số Việt Nam tổ chức.
Quảng Ninh: Sử dụng ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực trọng điểm

Quảng Ninh: Sử dụng ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực trọng điểm

Chuyển đổi số đang là xu thế chung tất yếu và với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật, trong đó có ứng dụng CNTT càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn Quảng Ninh đã được quan tâm, triển khai đồng bộ ở các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.

Các tin khác

Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Trong khi Bộ GDĐT đang kiến nghị tăng học phí đại học và nhiều tỉnh thành giữ nguyên mức học phí cho các bậc học thì 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nam) lại miễn học phí 100% cho học sinh trong năm học 2023-2024 với số tiền dự tính hàng trăm tỷ đồng.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Bước vào đầu năm học, nhiều địa phương yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc. Các nhà khoa học được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN từ 3 tỷ đồng trong 3 năm và được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.
Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Sáng ngày 23/09/2023, tại Hội trường Thống Nhất, Dinh Độc Lập, 108 Nguyễn Du, Q1, TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu – ra mắt sách Giáo dục hiện đại của GS Hồ Ngọc Đại do Viện CGD, Anbooks và CLB Cafe Số - Hội truyền thông Số Việt Nam tổ chức.
5 bài học kinh nghiệm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

5 bài học kinh nghiệm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Bộ GDĐT đã ban hành Quy chế thi, thực hiện ra đề thi và thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu thi đồng bộ và thuận lợi cho nhiều mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm.
Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc và đại diện Tập đoàn Intel đã trao biên bản ghi nhớ về về việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao.
Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Trao 39 giải Nhất tại Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp tại Đà Nẵng

Hội giảng toàn quốc ngành nông nghiệp Bộ NN&PTTT năm 2023 đã bế mạc sau 5 ngày tổ chức tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục quốc gia

Ngày 14/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 tại Đại học Thái Nguyên.
Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Bộ GDĐT thăm hỏi học sinh, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

Sáng 14/9, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng, đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tới thăm, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: 29 học sinh là nạn nhân

Tối 13/9, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin, thống kê sơ bộ có 29 học sinh và 1 giáo viên là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân.
Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Đà Nẵng

Trong 5 ngày (từ ngày 10 - 14/9) tại Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm (TP Đà Nẵng), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2023.
Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Phát huy tiềm năng của mô hình giáo dục khai phóng

Hai bên cùng bàn bạc, trao đổi xung quanh giải pháp nhằm giúp Trường ĐH Fullbright Việt Nam phát huy được tối đa tiềm năng theo mô hình giáo dục khai phóng.
Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Sự "xoay chiều" về quy mô đào tạo giữa bậc đại học và sau đại học

Một số khối ngành được coi là "hot" và cơ bản được đào tạo tại các trường đại học, học viện... đang có sự chuyển dịch về quy mô, số lượng người học ở bậc đại học và sau đại học.
“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

“Ôm” 14 tỷ học phí, Trường quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots Hội An bất ngờ đóng cửa

Ngày 7/9, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho biết đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc Trường quốc tế Chồi Xanh (tên tiếng Anh là Green Shoots) – Hội An bất ngờ đóng cửa.
Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

Ngày 5/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội Trung Thu phố cổ Hà Nội

Theo thông lệ hàng năm, xung quanh khu vực các tuyến phố cổ ở Hà Nội thu hút rất đông người dân, du khách đến thưởng thức không khí Trung Thu. Để tránh ùn tắc giao thông phục vụ người dân vui chơi Trung thu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành kế hoạch phân luồng, bố trí các điểm giao thông phục vụ Lễ hội Trung thu phố cổ 2023 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã trình phương án về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo 2 phương án đề xuất thì người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp.
Festival Thu Hà Nội năm 2023:  Thu Hà Nội- Đến để yêu

Festival Thu Hà Nội năm 2023: Thu Hà Nội- Đến để yêu

Lần đầu tiên TP Hà Nội tổ chức Festival Thu Hà Nội. Sự kiện này có quy mô lên đến 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác.
Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Giữa trùng dương sóng vỗ, tiếng đàn violon của nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã ngân vang đầy hào hứng như sức mạnh của tuổi trẻ vượt muôn trùng sóng gió để đến với những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nghệ sĩ violon Trịnh Minh Hiền luôn có cách rất riêng để thể hiện trọn vẹn tình yêu với đất nước của mình. MV “Sóng Trường Sa" là một minh chứng tiếp nối cho tình yêu ấy.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 1)

Tại kỷ niệm 20 năm giải thưởng Cánh Diều Vàng - một giải thưởng lớn của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim tài liệu "Mắt bão" của đạo diễn - NSƯT Nguyễn Quang Tuấn đã được trao tặng Giải Vàng "Quay phim xuất sắc nhất".
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?