Minh bạch, công khai thông tin đất đai để giảm bức xúc, tham nhũng

Qua nghiên cứu, Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) cho rằng: “Người dân, báo chí và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy minh bạch thông tin, trong đó có thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất. Thông tin đất đai càng minh bạch sẽ giúp cho Nhà nước quản trị nguồn tài nguyên quan trọng này tốt hơn và tăng niềm tin của người dân vào các cơ quan nhà nước.”
Minh bạch, công khai thông tin đất đai để giảm bức xúc, tham nhũng

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc chia sẻ thông tin không công bằng giữa các nhóm đối tượng về kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) và bảng giá đất (BGĐ) là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần cải thiện việc công khai thông tin đất đai thông qua xây dựng hoàn thiện và đồng bộ quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về đất đai.

Pháp luật về đất đai và tiếp cận thông tin của Việt Nam đã quy định cụ thể trách nhiệm, quy trình, hình thức và thời hạn công khai thông tin BGĐ cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) cấp huyện và KHSDĐ cấp huyện cũng như cung cấp những nội dung thông tin này theo yêu cầu của người dân.

Nhiều cơ quan Nhà nước ở địa phương đã thực hiện đăng tải công khai bảng giá đất cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và đã cung cấp thông tin về kế hoạch sử dụng đất theo yêu cầu của công dân. Tuy nhiên, thông tin cung cấp chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, đồng thời tỷ lệ các tổ chức thực hiện tốt các quy định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đây là một số kết quả từ “Nghiên cứu thực chứng hướng tới thúc đẩy việc tiếp cận thông tin đất đai của người dân” do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) phối hợp thực hiện từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022.

Nghiên cứu của Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) về nội dung công khai thông tin KHSDĐ cấp huyện và BGĐ cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2022 cho thấy, người sử dụng, người dân khó khăn trong tìm kiếm thông tin về BGĐ; việc công khai thông tin KHSDĐ cấp huyện và BGĐ cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2022 chậm cải thiện tại các địa phương so với năm 2021.

Theo đó, tính tới ngày 6/10/2022, có 41/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm 65%) đã đăng tải công khai BGĐ trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tăng 22,2% so với kết quả rà soát năm 2021. Đối với việc công khai KHSDĐ cấp huyện, trong số 705 UBND cấp huyện được khảo sát, có 55,2% đã công khai KHSDĐ trên cổng thông tin điện tử cấp huyện, tăng khoảng 7% so với kết quả rà soát năm 2021. Trong đó, chỉ có 19 đơn vị ban hành KHSDĐ đúng thời hạn.

Về phản hồi cung cấp thông tin, tính đến ngày 21/2/2023, có 146/561 UBND cấp huyện đã phản hồi theo yêu cầu của công dân. Trong đó, 108 cơ quan phản hồi cung cấp thông tin (chiếm 19%), 6 cơ quan từ chối cung cấp thông tin (chiếm 1%), 32 phản hồi khác (chiếm gần 6%) và 415 cơ quan (tương ứng 74%) không phản hồi. Kết quả này cho thấy, số lượng các cơ quan nhà nước không phản hồi yêu cầu cung cấp thông tin KHSDĐ của người dân ở mức cao.

Cần thiết quy định đồng bộ, cụ thể

Minh bạch, công khai thông tin đất đai để giảm bức xúc, tham nhũng

Tại Tọa đàm “Đánh giá vòng 2 việc công khai thông tin KHSDĐ cấp huyện và BGĐ cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2022” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và CEPEW tổ chức, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, nơi nào thông tin đất đai được chia sẻ công khai, minh bạch và người dân có cơ hội cho ý kiến vào các dự thảo quy hoạch, KHSDĐ, BGĐ, thì nơi đó kiểm soát tốt hơn nguy cơ tham nhũng liên quan đến đất đai, giảm thiểu những bức xúc liên quan đến đất đai, từ đó niềm tin của người dân với chính quyền được cải thiện. Việc chia sẻ thông tin không công bằng cho các nhóm đối tượng về KHSDĐ và BGĐ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.

Việc chậm công bố bảng giá đất, thông tin quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất làm hạn chế việc theo dõi, giám sát từ các bên liên quan, đặc biệt là người dân, dư luận, báo chí.

Lý giải một số nguyên nhân chậm hoặc không công khai thông tin, bà Hoàng Thị Vân Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nhận thức về vai trò, vị trí của việc công khai thông tin này ở một số địa phương có lúc còn chưa tốt; chế tài xử lý chưa trực diện, tính răn đe không cao. Pháp luật về đất đai cũng chưa quy định đầy đủ các tài liệu cụ thể cần công bố, hướng dẫn kỹ thuật đối với các thông tin buộc phải công khai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trong quá trình lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bà Vân Anh cho rằng, cần thắt chặt mối quan hệ giữa Luật Tiếp cận thông tin và Luật Đất đai theo hướng pháp luật về tiếp cận thông tin quy định khung pháp lý về tiếp cận thông tin; còn việc cung cấp thông tin như thế nào, nội dung, trình tự, thủ tục cung cấp đối với các loại thông tin (miễn phí, trả phí) nên được quy định rõ và cụ thể tại Luật Đất đai. Hiện pháp luật đất đai chỉ yêu cầu công bố đầy đủ nội dung quy hoạch nhưng nội dung đó gồm những gì thì chưa nêu rõ. BGĐ cũng như vậy, cần quy định rõ những tài liệu cần công bố để có cơ sở triển khai thực tiễn.

Về phía CEPEW, cơ quan này khuyến nghị, bổ sung thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin 2016 vào các bộ thủ tục hành chính hiện hành của tất cả các ngành và lĩnh vực (trong đó có đất đai). Bổ sung quy định về thời điểm phê duyệt QHSDĐ cấp huyện trong quy định của pháp luật về đất đai để đảm bảo tính kịp thời và đồng bộ của các quy hoạch và KHSDĐ. Có quy định về việc cơ quan nắm giữ thông tin đất đai có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người dân yêu cầu.

Riêng đối với quy định về thời điểm công khai thông tin đất đai, CEPEW và nhiều chuyên gia tại Hội thảo thống nhất đề xuất giữ nguyên quy định về thời điểm công khai thông tin đất đai (là 15 ngày) như quy định hiện hành (Luật Đất đai 2013) thay vì 30 ngày như trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các chuyên gia cho rằng, việc công khai thông tin đất đai càng sớm sẽ càng đảm bảo minh bạch, giảm bức xúc cho người dân và giảm tham nhũng trong bộ máy công quyền.

Công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử

Hội nghị “Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức, đơn vị về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức
Hội nghị “Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các tổ chức, đơn vị về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên hiệp hội Việt Nam phối hợp tổ chức

ThS Nguyễn Đình Phúc, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội cho rằng, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) có nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm.

Cụ thể, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai tại Điều 19, ông Phúc cho rằng, nội dung trong Dự thảo Luật là chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng các yêu cầu của xã hội về minh bạch trong quản lý và sử dụng đất đai.

Trong Luật Tiếp cận thông tin 2016 đã có quy định về thông tin công dân được tiếp cận và không được tiếp cận tại điều 5,6,7.

Theo đó, toàn bộ thông tin do Nhà nước tạo ra trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, bao gồm: các quyết định hành chính, văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền liên quan đến các dự án có sử dụng đất, quyết định trúng đấu thầu, đấu giá, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt tài chính về đất đai, báo cáo kết luận thanh tra, kiểm tra, xử phạt, tất cả phải được công khai rộng rãi, đảm bảo minh bạch trong quản lý, sử dụng đất. Đồng thời, việc công khai cần đảm bảo khả năng tiếp cận tối đa cho người có nhu cầu tiếp cận thông tin.

Thông tin càng được công khai bao nhiêu, thì sức ép yêu cầu cung cấp thông tin càng giảm bấy nhiêu, minh bạch tăng đồng nghĩa với khiếu kiện, khiếu nại giảm.

Ở nước ta, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ra đời đã cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp về quyền tiếp cận thông tin. Đến năm 2021, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về đã khẳng định: “Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình” là một trong mười hai định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030.

Do đó, đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai là cần thiết và phải được nhấn mạnh hàng đầu trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Theo ông Phúc, cần bổ sung các khoản 4, 5 vào Điều 19 Dự thảo Luật về Trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai. Cụ thể như sau:

Toàn bộ thông tin do Nhà nước tạo ra trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, bao gồm các quyết định hành chính, văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền liên quan đến các dự án có sử dụng đất, quyết định trúng đấu thầu, đấu giá, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt tài chính về đất đai, báo cáo kết luận thanh tra, kiểm tra, xử phạt phải được công khai rộng rãi, đảm bảo minh bạch trong quản lý, sử dụng đất.

Ngoài các hình thức công khai khác theo pháp luật về tiếp cận thông tin, cơ quan ban hành phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.

“Trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật về đất đai, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình các thông tin do mình tạo ra theo phân công, phân cấp", ông Phúc cho hay./.

Quang Thành

Có thể bạn quan tâm

Cho thôi chức, bố trí công tác khác 14 cán bộ diện Trung ương quản lý có liên quan đến tham nhũng

Cho thôi chức, bố trí công tác khác 14 cán bộ diện Trung ương quản lý có liên quan đến tham nhũng

Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ liên quan đến tham nhũng sau khi bị kỷ luật.
"Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa"

"Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa"

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực diễn ra ngày 10/5 tại Hà Nội.
Quảng Ninh: Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Quảng Ninh: Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Các tin khác

Đắk Lắk: Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc đe dọa giết cả gia đình nhà báo

Đắk Lắk: Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc đe dọa giết cả gia đình nhà báo

Lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Công an huyện Cư Kuin trích xuất các dữ liệu, vào cuộc điều tra vụ việc phóng viên báo Tiền Phong bị doạ giết cả gia đình trong quá trình tác nghiệp báo chí.
Tiền Giang: Tranh chấp xây nhà, em trai chém chị ruột trọng thương

Tiền Giang: Tranh chấp xây nhà, em trai chém chị ruột trọng thương

Công an thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ một vụ em trai dùng dao chém chị ruột gây thương tích nặng.
Đắk Lắk: Hành trình 21 năm trốn truy nã của người vợ ham cờ bạc giết chồng bằng axít

Đắk Lắk: Hành trình 21 năm trốn truy nã của người vợ ham cờ bạc giết chồng bằng axít

Do "ham cờ bạc" bị chồng phát hiện vào đêm mồng 2 Tết, bực tức vị bị chồng chửi và tát 3 cái vào mặt, Trần Thị Huyền (SN 1965, quê huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) về nhà cầm 1 ca axít đến đổ lên mặt và người ông T., chồng Hiền, lúc nửa đêm nạn nhân đang ngủ, khiến ông T. tử vong tại chỗ.
Đắk Lắk: Nữ đối tượng bị truy nã đặc biệt "sa lưới" sau hơn 21 năm

Đắk Lắk: Nữ đối tượng bị truy nã đặc biệt "sa lưới" sau hơn 21 năm

Sau hơn 21 năm bị truy nã đặc biệt về tội giết người, nữ đối tượng quê ở Kiên Giang bị bắt giữ tại Đắk Lắk.
Hoà Bình: Hàng loạt dự án đầu tư tại huyện Mai Châu chậm tiến độ

Hoà Bình: Hàng loạt dự án đầu tư tại huyện Mai Châu chậm tiến độ

Thanh tra tỉnh Hòa Bình vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, tài chính, xây dựng để thực hiện các dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, doanh nghiệp trê
Đà Nẵng: Bắt giam 3 thiếu niên vác dao phóng lợn chém người trong quán sữa

Đà Nẵng: Bắt giam 3 thiếu niên vác dao phóng lợn chém người trong quán sữa

Tối 26/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) bắt tạm giam 3 tháng đối với 3 thiếu niên để điều tra về hành vi “Giết người”.
Đắk Lắk: Xác minh "đất tặc", phóng viên Báo Tiền Phong bị doạ

Đắk Lắk: Xác minh "đất tặc", phóng viên Báo Tiền Phong bị doạ 'giết cả nhà'

Trong quá trình tác nghiệp thực tế đồng thời xác minh sự việc để viết bài về vấn nạn "đất tặc", nhà báo Tuấn Nguyễn (báo Tiền Phong) bị một số đối tượng gọi điện đe doạ giết cả nhà.
Ai lắp "chui" biểu tượng nút Like ở Công viên Thống Nhất?

Ai lắp "chui" biểu tượng nút Like ở Công viên Thống Nhất?

Công ty TNHH Dịch vụ quảng cáo Gennext chuyên về quảng cáo, nhưng đã lắp "chui" biểu tượng check-in ở Công viên Thống Nhất.
Hà Tĩnh: Vụ hóa đơn ghi "phong bì cho đăng kiểm" lỗi do nhân viên đánh máy?

Hà Tĩnh: Vụ hóa đơn ghi "phong bì cho đăng kiểm" lỗi do nhân viên đánh máy?

Quá trình điều tra, xác minh thông tin vụ việc tờ hóa đơn có ghi mục "Phong bì cho đăng kiểm", cơ quan chức năng Hà Tĩnh
Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vẫn chưa “chốt” được phương án khắc phục sự cố sạt lở

Vẫn chưa “chốt” được phương án khắc phục sự cố sạt lở

Đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án khắc phục sự cố sạt lở tại tại cụm công trình Công sở xã Trung Thành và Trường phổ thông DTBT THCS Trung Thành, song, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá cho rằng, các phương án đưa ra chưa đủ cơ sở để lựa chọn.
Thành phố Thanh Hoá lý giải việc chậm nộp tiền sử dụng đất của Hoàng Gia Group TH

Thành phố Thanh Hoá lý giải việc chậm nộp tiền sử dụng đất của Hoàng Gia Group TH

Trước chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, mới đây, UBND thành phố Thanh Hoá đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo, lý giải việc Hoàng Gia Group TH chậm nộp tiền sử dụng đất.
Phá đường dây mua bán, vận chuyển 9kg ma túy từ Quảng Trị về Đà Nẵng

Phá đường dây mua bán, vận chuyển 9kg ma túy từ Quảng Trị về Đà Nẵng

Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (Cảnh sát ma túy) - Công an TP Đà Nẵng cùng các lực lượng vừa triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép 9kg ma túy từ Quảng Trị về Đà Nẵng. Đây được xem là chuyên án thu giữ số lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn.
Bắc Giang: Khai thác đất san lấp trái phép, giám đốc doanh nghiệp TNHH bị bắt

Bắc Giang: Khai thác đất san lấp trái phép, giám đốc doanh nghiệp TNHH bị bắt

Ngày 25/5, Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố, bắt tạm giam một giám đốc doanh nghiệp về hành vi khai thác đất trái phép ở huyện Lục Nam.
Hải Dương: Vụ thai phụ bị bạo hành dã man, khởi tố, bắt giam người chồng

Hải Dương: Vụ thai phụ bị bạo hành dã man, khởi tố, bắt giam người chồng

Trần Văn Luân (37 tuổi, ở Kim Thành, Hải Dương) bị Cơ quan điều tra Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi
Xem thêm
Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với chủ đề “Hà Tĩnh - hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” đã cung cấp những thông tin cơ bản về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, giới thiệu và quảng bá tiềm năng cũng như các lợi thế, danh mục dự án ưu tiên, chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Tĩnh tới các nhà đầu tư.
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học huyện Thường Tín, Hà Nội

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học huyện Thường Tín, Hà Nội

Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trao tặng máy tính bảng, học bổng và quà cho 20 em học sinh học giỏi, học sinh nghèo hiếu học, đồng thời, trao tặng 200 triệu đồng cho Quỹ Khuyến học xã Ninh Sở và xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Siêu bão Mawar có vào Biển Đông không?

Siêu bão Mawar có vào Biển Đông không?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nhận định mới nhất cho thấy bão ít có khả năng tác động đến Biển Đông.
Thái Nguyên: Cần xem lại việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công?

Thái Nguyên: Cần xem lại việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công?

Chỉ được 1/13 phiếu tín nhiệm nhưng ông Trần Văn Thắng vẫn được Đảng ủy xã Thành Công giới thiệu, đề nghị chỉ định giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công (thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên) theo trường hơp “đặc biệt”. Trong khi đó Hội Cựu chiến binh TP Phổ Yên ra Quyết định bổ nhiệm ông Thắng lại “đổ” do Đảng ủy xã Thành Công giới thiệu, đề nghị.
Bình Phước: Tin lời mua hàng phế liệu tại Công ty Điện lực, một người dân bị lừa hàng tỷ đồng

Bình Phước: Tin lời mua hàng phế liệu tại Công ty Điện lực, một người dân bị lừa hàng tỷ đồng

Một người dân ở tỉnh Bình Dương vừa có đơn gửi đến cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, để tố cáo một nhóm người đã có hành vi giới thiệu bán hàng phế liệu là dây đồng tại Công ty Điện lực và sau đó chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền đặt cọc của nạn nhân.
Viện dưỡng lão S-Merciful Đà Nẵng dừng hoạt động: Khách hàng đòi tiền, nhân viên đòi lương

Viện dưỡng lão S-Merciful Đà Nẵng dừng hoạt động: Khách hàng đòi tiền, nhân viên đòi lương

Ngày 23/5, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, công an địa phương đang xác minh vụ việc Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful dừng hoạt động đột ngột không hoàn trả tiền cho khách hàng, không trả lương cho nhân viên.
Ai chịu trách nhiệm cho hàng loạt sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa?

Ai chịu trách nhiệm cho hàng loạt sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa?

Mới đây Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa…
Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Bộ Tài chính vừa có văn bản phản hồi đến UBND tỉnh Quảng Trị, xác định Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng Phòng hộ (JICA 2) tại huyện Hướng Hóa không đủ điều kiện thanh toán từ nguồn vốn của nhà tài trợ, vì lý do chỉ định thầu trái quy định trước đó.
Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm tra đối với hàng loạt sai phạm tại dự án Sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.
Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

doanh nhân Phạm Thanh Hải Chủ tịch HĐQT IDT bị Công an Hà Nội bắt gian ngày 19/10/2015 đến nay đã gần 8 năm với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

Trong các vụ án kinh tế, vụ Tiến sỹ vật lý Phạm Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty IDT - thu hút sự chú ý của hơn Tòa án
Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 23/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.