Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 14/6, tại Hà Nội, Viện Địa lý Nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo "Xã hội hóa thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Hiện trạng và giải pháp".

Tham dự có: Đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tỉnh, thành phố trên cả nước và đông đảo các nhà khoa học.

Hội thảo nhằm làm rõ những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy và nhân rộng các mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các Chính sách liên quan và Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Địa lý, Tiến sĩ Nguyễn Song Tùng cho biết, trong thời gian qua, vấn đề về chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương trên cả nước. Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt này không được phân loại tại nguồn. Vì vậy tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa... còn thấp và chủ yếu tự phát.

Toàn cảnh nghị hội nghị
Quang cảnh nghị hội nghị

Xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, đang được triển khai ở nhiều địa phương nhưng hoạt động chưa hiệu quả và không bền vững, là do những hạn chế về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa. Việc huy động các nguồn lực tham gia công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn nông thôn còn gặp nhiều khó khăn như: thu nhập của người thu gom rác ở nông thôn rất thấp; chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhiều nơi chưa có bảo hộ lao động...

Bên cạnh đó, các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn chưa đủ năng lực để giải quyết trọn vẹn các vấn đề quản lý chất thải. Hầu hết các tổ chức xã hội ở nông thôn mới chỉ thực hiện được các nội dung về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức thu gom chất thải mà chưa có các biện pháp xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng. Việc quản lý chất thải rắn chưa có chính sách để thu hút các nhà đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước tham gia; chưa tạo được cho người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi trường...

Bàn về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và vai trò cộng đồng dân cư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, những Quy định, Nghị định và Thông tư về Quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nêu rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn.

Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội

Để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi Luật, cần nâng cao năng lực thực hiện của địa phương; vai trò đồng thuận của người dân và xã hội trong việc cùng thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật; tăng cường hạ tầng kỹ thuật và công nghệ đảm bảo thực hiện tốt cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là công tác giám sát, thanh tra... Hàng năm cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước nên có đánh giá về thực hiện pháp luật Bảo vệ môi trường đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất là đối với quy định trong các nghị định và thông tư.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ về các vấn đề xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt; đề xuất các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện; quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có chế tài với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho công nhân...

Theo báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phần lớn dân số Việt Nam vẫn tập trung sống và sản xuất ở khu vực nông thôn với khoảng 63 triệu người, chiếm 65,6% dân số cả nước. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước năm 2019 là 65.658 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị là 35,625 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.392 tấn/ngày tương đương với 10,4 triệu tấn/năm).

M.H (T.h)

Có thể bạn quan tâm

TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

Dự án 152 Trần Phú là “đất kim cương” nằm trong khu vực sầm uất bậc nhất TP HCM. Hơn một thập kỷ được cấp phép, dự án 3,1ha đến nay vẫn là bãi đất trống. Hành trình sang tên đổi chủ hơn 30.000m2 đất Kim cương 'rẻ như bèo' của Vinataba được xem là một câu chuyện dài, và ai đang là chủ nhân thật sự của nó?
Thanh tra Bộ TN và MT: Nhiều sai phạm tại dự án Five Star Eco City của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao

Thanh tra Bộ TN và MT: Nhiều sai phạm tại dự án Five Star Eco City của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao

Theo Kết luận Thanh tra của Bộ TN&MT, Công ty Năm Sao đã để xảy ra loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án Five Star Eco City, điển hình là việc chiếm 2,16ha đất.
Nhiều "ông lớn" ngành xi măng sẽ bị thanh tra trong năm 2023

Nhiều "ông lớn" ngành xi măng sẽ bị thanh tra trong năm 2023

Nhiều "ông lớn" trong ngành xi măng như: Công ty Cổ phần xi măng Xuân Thành, Xi măng Vicem Bút Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Thành Thắng Group, Công ty Cổ phần Vissai Hà Nam, Công ty Cổ phần xi măng Hoàng Long sẽ bị Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra năm trong 2023.

Các tin khác

Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Rác thải và lựa chọn công nghệ xử lý hiện đang trở thành bài toán nan giải với các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trước thực trạng đó, UBND huyện Tân Kỳ đã tổ chức lựa chọn doanh nghiệp có năng lực là Công ty CP xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải với công nghệ hiện đại thuộc hàng “top” hiện nay ở Việt Nam.
"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng Tây Nguyên

Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng Tây Nguyên

Hội thảo "Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng gắn với sinh kế cộng đồng ở vùng lưu vực sông SREPOK, Tây Nguyên: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách" vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Từ 15-9: Không được mang túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần ra đảo Cô Tô

Từ 15-9: Không được mang túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần ra đảo Cô Tô

Từ ngày 15-9, tất cả người dân, khách du lịch không được mang túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần ra đảo Cô Tô.
Môi trường Ở Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Có gì đáng ngại?

Môi trường Ở Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Có gì đáng ngại?

Nói đến Nhà máy (NM) nhiệt điện, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là môi trường. Tuy nhiên, với các NM nhiệt điện ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận trong đó có NM nhiệt điện Vĩnh Tân 4 lại không như thế.
Công tác bảo vệ môi trường của Công ty Cp Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh

Công tác bảo vệ môi trường của Công ty Cp Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh

Công ty Cp Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh nhận được văn bản của UBND phường Phương Nam về việc ý kiến của người dân kiến nghị công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, sau đó phía đơn vị cũng đã có báo cáo phản hồi của sự việc.
Quảng Ninh: Cơ sở giết mổ gia súc xây trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản tại Tx Quảng Yên

Quảng Ninh: Cơ sở giết mổ gia súc xây trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản tại Tx Quảng Yên

Cơ sở giết mổ gia súc có diện tích gần 3000 m2 xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản tại xã Sông Khoai, Tx Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, gây ô nhiễm môi trường, làm tăng nguy cơ cao đào thải mầm bệnh, dịch bệnh ra môi trường bên ngoài.
Quảng Ninh: Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở khu khai thác nước biển

Quảng Ninh: Ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn ở khu khai thác nước biển

Tại khu vực bến phà cũ phường Bãi Cháy, Tp Hạ Long (Quảng Ninh) 1 tủ điện 3 pha dùng đấu nối máy bơm khai thác nước biển được lắp đặt ngay lan can nơi công cộng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn cũng như mỹ quan đô thị ở một thành phố du lịch nổi tiếng.
Nghệ An: Hàng loạt nhà nổi xây dựng và kinh doanh trái phép ở đập Phà Lài sông Giăng

Nghệ An: Hàng loạt nhà nổi xây dựng và kinh doanh trái phép ở đập Phà Lài sông Giăng

Thấy khách du lịch ngày càng đông, một số hộ dân đã tự ý lắp đặt hệ thống nhà nổi trái phép trên sông Giăng (đoạn qua đập Phà Lài, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) để kinh doanh. Mặc dù UBND huyện này đã nhiều lần yêu cầu các nhà hàng nổi nói trên phải dừng mọi hoạt động và tháo dỡ nhà bè trước ngày 10/7/2023, nhưng các hộ dân này vẫn “ngoan cố” hoạt động.
Lâm Đồng: Hồ thủy lợi Đông Thanh sụt lún nghiêm trọng

Lâm Đồng: Hồ thủy lợi Đông Thanh sụt lún nghiêm trọng

Sáng 8/8, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn, đã tới kiểm tra thực tế tại hồ thủy lợi Đông Thanh, huyện Lâm Hà trước tình tạng sụt lún nghiêm trọng tại đây.
Đồng Nai: Lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án thủy điện

Đồng Nai: Lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án thủy điện

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở, ngành để rà soát và lựa chọn nhà đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn.
Công điện 726/CĐ-TTg ngày 6/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ

Công điện 726/CĐ-TTg ngày 6/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ: Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 726/CĐ-TTg ngày 6/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc: "Nhân loại đang ngồi trên ghế nóng"

Tổng thư ký Liên hợp quốc: "Nhân loại đang ngồi trên ghế nóng"

"Nhân loại đang ngồi trên ghế nóng." - Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhận định trong cuộc họp vào hôm 27/07.
Tây Ninh: Phạt 1,6 tỷ đồng đối với 2 doanh nghiệp xả thải trái phép ra sông Vàm Cỏ

Tây Ninh: Phạt 1,6 tỷ đồng đối với 2 doanh nghiệp xả thải trái phép ra sông Vàm Cỏ

UBND tỉnh Tây Ninh vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 1,6 tỷ đồng đối với 2 doanh nghiệp có hành vi lắp đặt đường ống xả thải ngầm trái quy định ra sông Vàm Cỏ.
Hà Nội tăng cường hoạt động có hiệu quả các đội "bắt chó thả rông"

Hà Nội tăng cường hoạt động có hiệu quả các đội "bắt chó thả rông"

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thành lập, duy trì, tăng cường hoạt động có hiệu quả các đội bắt chó thả rông; có cơ chế, chính sách cho các đội này.
Xem thêm
Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 – Bộ Nông nghiệp và PTNT đang gấp rút hoàn thành những công việc tại công trình Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk.
Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Chị Đàm Thị Hoài (SN1976, ở thôn Phai Làng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, Lạng Sơn) đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, trở thành hộ gia đình khá giả của xã và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chị đã trở thành nông dân duy nhất của tỉnh Lạng Sơn lọt vào top 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.
Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Liên quan đến việc mua giống khoai sắn (mì) HN3 chưa được công bố lưu hành đưa vào "sản xuất thí điểm” tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mà Tầm Nhìn-Tri thức & Cuộc sống đã phản ánh, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Bộ NN&PTNN đã kết luận Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp vi phạm Luật trồng trọt.
Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Lợi dụng các lối công vụ thi công kè chống sạt lở sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) cát tặc tìm đủ mọi cách để khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản trên lòng sông Trà Khúc.
Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Doanh nghiệp khai thác, vận chuyển đất từ mỏ đất khu Trới 2, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long cố tình để xe đi trái tuyến, phớt lờ các quy định của UBND TP Hạ Long.
Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên, để xảy ra một số thiếu sót… Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc, tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm quy chế làm việc.