![]() |
Đến xã Nam Sơn những ngày này, nhiều cỗ máy để tời gỗ, vận chuyển gỗ đang xếp dọc trên các cung đường vào rừng, nhiều gốc cây gỗ táu xanh, rẻ, mang... có đường kính 30 đến 60 cm với tuổi thọ từ 50 đến 60 tuổi, đã bị đốn hạ không thương tiếc, ngổn ngang như bãi chiến trường.
![]() |
Anh Lê Văn Thành, người dân ở xã Nam Sơn cho biết “Tôi được nhà nước giao cho quản lý và phát triển rừng sản xuất có nguồn gốc là rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ cao. Thế nhưng sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý rừng tại địa phương đã khiến cho lâm tặc ở đây vô cùng manh động, chúng hoạt động như chẳng có phép tắc gì, phá hoại rừng trở nên tan hoang. Chính tôi đang cảm thấy xấu hổ vì không hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ rừng mà nhà nước giao phó".
Cán bộ bảo vệ rừng làm ngơ trước sự điên cuồng chặt phá của lâm tặc
Người dẫn đường đã chỉ cho phóng viên thấy không ít những bãi gỗ mà lâm tặc vừa đốn hạ đang còn ngổn ngang, dọc tuyền đường, những khúc gỗ tròn vẫn đang vứt ngổn ngang chờ tiêu thụ. Dường như việc chặt phá rừng ở đây không còn có sự quản lý của bất cứ cơ quan chức năng nào.
![]() |
Người dẫn đường ngao ngán cho hay “Lâm tặc, cứ như được bảo kê vậy, chúng đốn hạ hết cây này cho đến khác, dân chúng tôi báo cán bộ họ cứ làm thinh”.
Theo đơn phản ánh đến các cơ quan báo chí của anh Lê Văn Thành chủ rừng tại xã Nam Sơn cho biết; ngày 20 tháng 8 trong lúc đi rừng, anh phát hiên gần 50 khúc gỗ có đường kính từ 30 đến 50 cm, thuộc nhóm gỗ đang có giá trị kinh tế cao, đã bị lâm tặc đốn hạ, và kéo ra bìa rừng nằm chờ đi tiêu thụ. Ngay lập tức gia đình anh Thành đã goi điện trình báo chính quyền xã, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn, cụ thể là Hạt Kiểm Lâm huyện Quỳ Hợp. Nhưng sau rất nhiều lần gọi điện thoại thúc dục, kiểm đếm điều tra xử lý các đối tượng phá hoại rừng thì lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương này vẫn im ắng, như không có gì xảy ra. Sau 11 ngày kiên quyết đấu tranh với lâm tặc để giữ hiện trường, bố anh Thành là ông Lương Văn Phành tiếp tục đến UBND xã Nam Sơn để kiến nghị xã này mau chóng giải quyết sự việc, thay vì coi đây là môt sự việc nóng cần phải giải quyết, thì chính quyền xã này lại đòi vô số những thủ tục rườm rà mới nhận đơn của ông Phành, nhưng sự việc lại bị bỏ đó. Anh Thành chủ rưng sau rất nhiều cố gắng nhưng đã bất lực trong việc trông chờ cơ quan chức năng bảo vệ rừng, anh thốt lên; " Người dân chúng tôi được nhà nước giao để phát triển rừng, không quyền lợi, cũng như công cụ để chống trả lâm tặc, vì thế việc chúng tôi làm chỉ là phát hiện rồi báo cáo, nhưng những báo cáo lại không được lắng nghe, ghi nhận, họ những người bảo vệ rừng luôn tỏ ra dửng dưng vô cảm với nỗi đau của rừng" .
Hành động khó hiểu của kiểm lâm huyện Quỳ Hợp
Ngày 1.9 phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn có mặt tại xã Nam Sơn, không có một bóng dáng người trực bảo vệ rừng nào, vì tất cả đều bận nghỉ lễ. Ngày 3.9 muốn thấu hiểu nỗi khó khăn của chủ rừng trong hành trình đi trình báo kiểm lâm, về việc rừng bị tàn phá. Phóng Viên đã cùng với anh Lê Văn Thành đến Hạt Kiểm Lâm huyện Quỳ Hợp, để gặp ông Trần Đức Lợi, Hạt Trưởng.
![]() |
Ông Lợi tiếp người dân phản ánh trong sự cẩn trọng đến khó hiểu, đầu tiên ông Lợi đuổi người đi cùng đến trình báo ra ngoài, tiếp theo ông Lợi lại viện đủ thứ cớ lung tung để tránh tiếp người phản ánh thông tin rừng đang bị chặt hạ. Sau một hồi bực dọc, ông Lợi đuổi cả hai người đi trình báo về với lý do chưa có đơn. Trên đường về, ông Lợi lại gọi hai người đến trình báo quay lại để làm việc. Không hiểu ông Lợi nghĩ gì? lại bảo cả hai người ra về và hẹn ngày 7.9 đến trình báo. Chiều cùng ngày anh Lê Văn Thành đã có đơn trình báo các cơ quan chức năng và Hạt Kiểm Lâm Quỳ Hợp. Ông Lợi nhận được đơn, ngay lập tức gọi điện cho anh Thành với thái độ bực dọc " Tôi bảo ông viết đơn báo chính quyền địa phương, ai bảo ông viết đơn trình báo vượt cấp, các cơ quan để làm gì để làm gì? tôi bảo anh chỉ báo cáo để tôi có thông tin xử lý, sao ông lại viết các cơ quan lung tung thế này...?
![]() |
Chúng tôi không muốn bình luận gì thêm về cách hành xử, có phần khó hiểu của kiểm lâm Trần Đức Lợi, Hạt trưởng hạt kiểm Lâm Quỳ Hợp. Thế nhưng hàng chục thân cây đã bị đốn hạ, hàng chục khối gỗ đang ngổn trong rừng kia, đã phải đợi hàng trăm cán bộ được trả lương để bảo vệ rừng ở Quỳ Hợp, Nghệ An suốt 18 ngày qua. Chúng tôi tha thiết đề nghị những người có trách nhiệm ở tỉnh Nghệ An cần sớm có biện pháp bảo vệ rừng, vì mới hôm nay, ở xã Nam Sơn người dân lại báo, có thêm một cánh rừng nữa bị tàn phá.