Tập đoàn Dấu khí Quốc gia Việt Nam (PVN):

Petrovietnam và 4 chữ “An”

Với sứ mệnh góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước, sau 47 năm xây dựng và trưởng thành (3/9/1975 - 3/9/2022), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện, khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn, lãnh đạo Petrovietnam luôn khẳng định: Thông qua quản trị hiệu quả trên cơ sở thực hiện đồng bộ chuyển đổi số, quản trị biến động, quản trị danh mục đầu tư, quản trị chuỗi liên kết; Tập đoàn đã thực sự trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong nước và quốc tế, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, giữ vai trò xương sống về an ninh năng lượng (thăm dò khai thác, chế biến dầu - khí), an ninh lương thực (sản xuất, cung ứng phân bón phục vụ nông nghiệp), an ninh kinh tế (đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia) và cả cho an ninh quốc phòng (tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển).

An ninh năng lượng

Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội”.

Dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính đảm bảo cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Một trong những thành tựu lớn nhất mà Petrovietnam đạt được trong nhiều năm qua là không ngừng tích cực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và gia tăng trữ lượng dầu khí nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp, đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Tại Lễ khánh thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 vào giữa tháng 7/2022 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, Petrovietnam có đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thông qua các dự án nhiệt điện trọng điểm mà NMNĐ Sông Hậu 1 là minh chứng mới nhất; đảm bảo 1 trong 5 cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện, phục vụ đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất điện, hiện Petrovietnam đã đưa vào vận hành an toàn, ổn định 2 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 2.400 MW (Sông Hậu 1 và Vũng Áng 1); 4 nhà máy nhiệt điện khí với tổng công suất 2.700 MW (Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2); 2 nhà máy thủy điện với tổng công suất 305 MW (Hủa Na, Đakđrinh). Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện của Petrovietnam tới 5.405 MW, chiếm hơn 7% tổng công suất lắp đặt và chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện phát trong toàn hệ thống điện quốc gia. Kết quả đó khẳng định vững chắc vai trò và vị thế của Petrovietnam với tư cách là nhà sản xuất điện lớn thứ hai tại Việt Nam.

Petrovietnam và 4 chữ “An”
Toàn cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao, nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, thì việc xây dựng và quản trị chuỗi liên kết trong ngành Dầu khí càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất dưới sự phối hợp hỗ trợ của các đơn vị từ khâu đầu đến khâu cuối thuộc Petrovietnam luôn đảm bảo được cung cấp đủ dầu thô để vận hành liên tục, an toàn và hiệu quả ở mức 100 - 110% công suất, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển - Phó Ban Kinh tế Trung ương thì ngày nay an ninh năng lượng đã được tiếp cận hiểu theo cách phi truyền thống. Nghĩa là cần hiểu trên bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có như cách tiếp cận an ninh năng lượng truyền thống; mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường. Dựa vào những tiêu chí này, NMLD Dung Quất đang thể hiện tốt vai trò của mình trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Trước đây, khi chưa có NMLD Dung Quất thì sau khi khai thác được dầu thô, Việt Nam sẽ phải bán cho các nước có ngành lọc, hóa dầu phát triển và mua lại các sản phẩm xăng, dầu… đã được lọc từ họ. Việc này giống như việc “bán thô, mua tinh”, đồng nghĩa với việc bán rẻ, mua đắt, gây khó khăn trong việc dự trữ ngoại hối của đất nước và quan trọng hơn là không tự chủ được an ninh năng lượng quốc gia. Nếu một ngày đất nước có chiến tranh hoặc biến động về địa chính trị; nguồn cung xăng, dầu từ bên ngoài bị gián đoạn thì vai trò của NMLD lại càng rất quan trọng.

Đến nay, Petrovietnam đã khai thác cả trong và ngoài nước được 441,5 triệu tấn dầu và 174,7 tỷ m3 khí, để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 triệu tấn sản phẩm dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu xăng dầu), đáp ứng 70% nhu cầu LPG, 90% condensate. Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam chiếm bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 - nay.

Số liệu mới nhất tiếp tục cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm nghiêm trọng thì ngành dầu khí vẫn duy trì tăng trưởng: Khai thác dầu thô trong toàn Tập đoàn đạt 0,9 triệu tấn, vượt 19% kế hoạch (KH) tháng 7; tính chung 7 tháng đạt 6,38 triệu tấn, vượt 22% KH 7 tháng và bằng 73% KH năm 2022. Cùng với đó, sản xuất xăng dầu 7 tháng vượt 8% KH, sản xuất đạm vượt 9% KH. Sản xuất, cung ứng khí, điện, các sản phẩm năng lượng khác của Tập đoàn đều ở mức cao, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

An ninh lương thực

Nếu nói thăm dò khai thác là nền tảng thì ngành chế biến dầu khí là “đỉnh” của chuỗi giá trị dầu khí. Chế biến dầu khí cung cấp các sản phẩm thiết yếu, giá trị cao cho nền kinh tế đất nước như xăng dầu, hóa chất, nhựa, xơ sợi… Đặc biệt, công nghệ chế biến dầu khí đã góp phần sản xuất ra hàng triệu tấn phân đạm, urê chất lượng cao đảm bảo hỗ trợ người nông dân có được những vụ mùa bội thu.

Với sứ mệnh tiên phong, Petrovietnam chính là cổ đông sáng lập và sở hữu hai nhà máy sản xuất phân đạm lớn nhất nước ta hiện nay, gồm Nhà máy Đạm Phú Mỹ (Tổng công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) và Nhà máy Đạm Cà Mau (Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau - PVCFC). Trong những năm qua, cả hai nhà máy đều vận hành ổn định với tổng công suất vào khoảng 1,6 triệu tấn phân đạm (urê)/năm, đảm bảo cung cấp hơn 70% nhu cầu phân đạm (ure) của cả nước. Không dừng lại ở đó, PVFCCo và PVCFC luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón mới chất lượng cao như NPK, hữu cơ vi sinh, đạm màu… mang đến nhiều loại phân bón dành cho đa dạng cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu trên các vườn cây, cánh đồng, trang trại.

Petrovietnam và 4 chữ “An”

Công đoạn sản xuất phân bón tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Hai nhà máy sản xuất phân bón nói trên thuộc khâu cuối trong chuỗi giá trị dầu khí - chế biến dầu khí - một trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi của Petrovietnam, mắt xích cuối cùng tạo nên chuỗi giá trị gia tăng hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm, thăm dò - khai thác - chế biến - phân phối sản phẩm và dịch vụ dầu khí. Hàng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20 - 25% tổng doanh thu của toàn Petrovietnam. Điều này được minh chứng rõ ràng, kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, giá khí tăng cao (nguồn cung đầu vào của sản phẩm phân đạm) đã dẫn đến khủng hoảng giá, nguồn cung phân bón trên thị trường và hệ lụy là khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi đó, với sự phát triển ổn định và bền vững của lĩnh vực chế biến dầu khí nói chung và sản xuất phân bón dầu khí nói riêng, Petrovietnam không chỉ góp phần hỗ trợ bà con nông dân cả nước có một nguồn phân bón ổn định, chất lượng cao, giá thành phù hợp, thực sự góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giúp đời sống hàng chục triệu người nông dân Việt Nam ngày càng ấm no, thịnh vượng.

An ninh kinh tế

Trong những năm qua, Petrovietnam luôn tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Tập đoàn luôn chủ động tổ chức thực hiện kịp thời các chủ trương của Đảng và Chính phủ đối phó với những biến động phức tạp của nền kinh tế đất nước. Các sản phẩm chiến lược của Tập đoàn như dầu thô, xăng dầu, đạm, điện, khí, LPG... đã và đang góp phần tích cực chủ động bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế đất nước.

Petrovietnam và 4 chữ “An”
Hoạt động khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ

Vững vàng vượt qua thử thách và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế ngay trong những giai đoạn khó khăn nhất, để từng bước, Petrovietnam phục hồi tăng trưởng một cách ngoạn mục, nỗ lực đóng góp cao nhất cho nền kinh tế đất nước. 2020 - một năm có thể nói là năm khó khăn nhất trong lịch sử Petrovietnam, vừa phải tập trung ứng phó với đại dịch Covid-19, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí (có thời điểm xuống -37 USD/thùng). Vượt qua khó khăn, Petrovietnam đóng góp vào NSNN 83 nghìn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2020, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước và cân đối ngân sách nhà nước.

Năm 2021, đại dịch Covid -19 diễn biến càng phức tạp, lan rộng trên toàn thế giới, nước ta cũng gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Cuộc khủng hoảng giá dầu cộng với Covid -19 khiến nhiều công ty, tập đoàn dầu khí lớn thế giới rơi vào tình trạng khốn đốn, thua lỗ nặng nề, thậm chí phá sản. Trong bối cảnh đó, Petrovietnam vẫn tiếp tục vững vàng vượt qua sóng gió, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), nộp ngân sách Nhà nước đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết quả SXKD của Petrovietnam đã dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh thị trường năng lượng có nhiều biến động do cuộc xung đột Nga - Ukraine, các mỏ dầu khí hiện hữu sau thời gian dài khai thác đều có xu hướng suy giảm sản lượng lớn, song Petrovitnam đã nỗ lực duy trì, gia tăng sản lượng khai thác để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế đất nước. Nộp NSNN toàn Tập đoàn 7 tháng ước đạt 79,6 nghìn tỷ đồng, vượt 74% so với KH 7 tháng, vượt 23% KH năm 2022 và tăng 47% so với cùng kỳ 2021.

An ninh quốc phòng

Không chỉ đóng góp về kinh tế, mà sự xuất hiện, hoạt động của những đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân và mỗi một giàn khoan của ngành dầu khí trên biển chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Nơi những dự án dầu khí đang triển khai, những giàn khai thác, giàn khoan, tàu thăm dò địa chấn, tàu trực mỏ đều là những “vọng gác tiền tiêu”, là cột mốc chủ quyền trên Biển Đông, cũng là điểm tựa cho ngư dân bám biển…

Những năm qua, ngành Dầu khí đã tự lực và phối hợp với các công ty dầu khí nước ngoài triển khai hàng loạt các dự án địa chấn 2D, 3D, khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh việc chủ động đầu tư vào công tác khảo sát, điều tra cơ bản, đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí, Petrovietnam còn chú trọng tính toán các cơ hội đầu tư vào vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm, làm căn cứ pháp lý về chủ quyền biển đảo.

Petrovietnam và 4 chữ “An”

Người lao động Dầu khí làm việc trên Biển Đông

Trong lập các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài, mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, Petrovietnam luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ban, ngành liên quan để thẩm định dự án; trên cơ sở đó, thống nhất xây dựng kế hoạch, phương án hiệp đồng bảo đảm an toàn các công trình dầu khí và các hoạt động dầu khí trên biển. Qua đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, với các đơn vị hoạt động trên biển chăm lo xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc.

Vừa qua, làm việc với Petrovietnam tại Quảng Ngãi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế đất nước. Trước đây, từng có thời điểm Petrovietnam đóng góp đến gần 25% cho kinh tế quốc gia. Petrovietnam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Ngoài đóng góp lớn cho NSNN, Petrovietnam còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - đối ngoại của quốc gia, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm dầu khí, tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế; đóng góp quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Có thể khẳng định, trải qua chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, Petrovietnam cùng nhiều thế hệ người lao động dầu khí luôn vững vàng vượt qua thử thách, khó khăn để ngành dầu khí có được những bước phát triển mạnh mẽ. Sức mạnh đó có được là nhờ sự đúc kết truyền thống và văn hóa của những người đi tìm lửa, đồng thời không ngừng bồi đắp, gìn giữ giá trị cốt lõi “Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình”, giữ lửa nhiệt huyết trong tim, thực hiện quản trị hiệu quả, làm tròn trách nhiệm tìm dầu, phát triển chuỗi giá trị năng lượng, giữ vững 4 chữ “An” cho sự phát triển vững mạnh, hùng cường của Tổ quốc./.

Có thể bạn quan tâm

Mộ Đức thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp

Mộ Đức thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp

Thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp tại các huyện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương. Chính quyền huyện Mộ Đức cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp, trong đó, ưu tiên các dự án đảm bảo môi trường.
Quy hoạch điện VIII và hành lang pháp lý cho các dự án truyền tải

Quy hoạch điện VIII và hành lang pháp lý cho các dự án truyền tải

Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII sau 2 năm rà soát sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các dự án truyền tải điện để giúp giải toả công suất cho các dự án điện tái tạo khu vực miền Trung và miền Nam, cũng như các tuyến đường dây 500 kV giúp cân đối cung cầu giữa 3 miền Bắc - Trung – Nam.
Năng lượng sạch chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn điện mới

Năng lượng sạch chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn điện mới

Cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII sẽ thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than.

Các tin khác

CEO Tesla Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới

CEO Tesla Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới

Elon Musk đã chính thức giành lại danh hiệu người giàu nhất thế giới từ tay "ông trùm" hàng xa xỉ Bernard Arnault.
Tổ hợp sân gôn Kings Island Golf Resort chào đón tuổi 30 với sự kiện “30th Anniversary Championship”

Tổ hợp sân gôn Kings Island Golf Resort chào đón tuổi 30 với sự kiện “30th Anniversary Championship”

Sân gôn Lakeside – sân gôn lâu đời nhất miền Bắc Việt Nam – nằm trong tổ hợp sân gôn Kings Island Golf Resort vừa đánh dấu cột mốc 30 năm hoạt động (1993-2023) với sự kiện đặc biệt mang tên “30th Anniversary Championship”.
OPES, MIC và PJICO ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE

OPES, MIC và PJICO ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE

Ngày 25/05/2023, Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex vừa ký kết thành công Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE. Chương trình là sự kết hợ
Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội: Kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế

Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội: Kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế

Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội với những doanh nhân tự hào là những người con Xứ Nghệ, những người con quê hương Bác Hồ, chung một bóng cờ trên đất Thủ đô, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông và mạch nguồn Văn hiến từ núi Hồng sông Lam địa linh nhân kiệt, đã đoàn kết, vượt lên muôn thử thách để SX-KD, xung kích trên mặt trận kinh tế, vươn lên kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô và quê hương đất nước.
Nhiều ưu đãi cho khách hàng cá nhân khi mở thẻ tín dụng quốc tế SHB

Nhiều ưu đãi cho khách hàng cá nhân khi mở thẻ tín dụng quốc tế SHB

Nhân dịp hè 2023, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình khuyến mại “Ưu đãi thả ga – Xài thẻ cực đã” với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mở mới thẻ và đăng ký trả góp bằng thẻ tín dụng quốc tế SHB.
Rộn ràng mua sắm tại “Lễ hội táo Pháp 2023”

Rộn ràng mua sắm tại “Lễ hội táo Pháp 2023”

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt – Pháp, Đại sứ quán Pháp; hệ thống siêu thị BRGMart, tưng bừng khai mạc “Lễ hội táo Pháp 2023”, giới thiệu dòng táo Red Crisp Joya, tươi ngon được BRGMart nhập khẩu trực tiếp về Việt N
Le Grand Jardin – căn hộ mới cao cấp sẵn sàng trao tay người mua nhà

Le Grand Jardin – căn hộ mới cao cấp sẵn sàng trao tay người mua nhà

Tọa lạc tại toạ độ vàng, trái tim của khu đô thị Sài Đồng, thời gian qua, tổ hợp căn hộ Le Grand Jardin đang trở thành tâm điểm thu hút của nhiều người mua nhà, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện không có nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp sẵn sàng bàn gi
Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Xu thế dịch chuyển nguồn thu từ lãi sang phí đang dần định hình tại các ngân hàng trong những năm gần đây, trở thành nguồn thu có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Nhiều ngân hàng nội nổi lên trong xu thế này với nguồn thu nhập dịch vụ vượt trung bình n
VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank đã nhận khoản đặt cọc 10% từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho SMBC và dự kiến sẽ nhận nốt 90% còn lại trong quý 2 và 3 năm nay. Nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sử dụng để mở rộng phân khúc chiến lược bán lẻ và SME, trong khi tiến sâu hơn vào mảng k
Bảo hiểm OPES và Công ty Sapiens ký kết hợp đồng triển khai dự án Core

Bảo hiểm OPES và Công ty Sapiens ký kết hợp đồng triển khai dự án Core

Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES và Công ty Giải pháp Phần mềm Sapiens (Sapiens Software Solutions) đã ký kết hợp đồng triển khai dự án Core.
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm nhà máy pin lưu trữ năng lượng tại Hải Dương

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm nhà máy pin lưu trữ năng lượng tại Hải Dương

Công ty Xiamen Hithium Energy Storage Technology (Trung Quốc) là doanh nghiệp sản xuất pin lithium đứng đầu thị trường Trung Quốc muốn đầu tư xây dựng nhà máy pin lưu trữ năng lượng tại tỉnh Hải Dương.
Thế Giới Di Động: Lợi nhuận chạm đáy lịch sử, giảm gần 6.000 nhân sự?

Thế Giới Di Động: Lợi nhuận chạm đáy lịch sử, giảm gần 6.000 nhân sự?

Quý I/2023, Thế Giới Di Động ghi nhận 21,28 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, chạm đáy lịch sử kể từ khi niêm yết năm 2014.
Long An: Thu hồi và chấm dứt 35 dự án đầu tư trong và ngoài nước

Long An: Thu hồi và chấm dứt 35 dự án đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Long An vừa quyết định thu hồi 35 dự án, trong số các dự án đầu tư bị thu hồi trên, có 27 dự án có sử dụng đất thu hồi chủ trương đầu tư, hoặc tự chấm dứt dự án, với tổng diện tích 205,7ha.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Lãnh đạo Bộ "mất ăn mất ngủ

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Lãnh đạo Bộ "mất ăn mất ngủ'' mỗi khi Lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp sự cố

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm tới 35% - 40% nhu cầu của thị trường nội địa. Do đó, mỗi khi nhà máy gặp sự cố, lãnh đạo Bộ lại "mất ăn mất ngủ".
Khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La

Khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La

Sáng 19/5, Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Sơn La.
Xem thêm
Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện tại một cơ sở nằm sâu trong thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát; phối hợp tuyên truyền, phổ biến tác hại cùa thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Ngày 30/05/2023, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên).
OPES, MIC và PJICO ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE

OPES, MIC và PJICO ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE

Ngày 25/05/2023, Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex vừa ký kết thành công Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) chương trình bảo hiểm VPBank O•CARCARE. Chương trình là sự kết hợ
Nhiều ưu đãi cho khách hàng cá nhân khi mở thẻ tín dụng quốc tế SHB

Nhiều ưu đãi cho khách hàng cá nhân khi mở thẻ tín dụng quốc tế SHB

Nhân dịp hè 2023, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình khuyến mại “Ưu đãi thả ga – Xài thẻ cực đã” với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mở mới thẻ và đăng ký trả góp bằng thẻ tín dụng quốc tế SHB.
Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Xu thế dịch chuyển nguồn thu từ lãi sang phí đang dần định hình tại các ngân hàng trong những năm gần đây, trở thành nguồn thu có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Nhiều ngân hàng nội nổi lên trong xu thế này với nguồn thu nhập dịch vụ vượt trung bình n
Bán “chui” cổ phiếu, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt nặng

Bán “chui” cổ phiếu, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt nặng

Phiên "bán chui" cổ phiếu của người nhà ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch Hải Phát, diễn ra ngay sau chuỗi giảm sàn 12 phiên của HP
SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa chính thức hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho CBNV theo Chương trình ESOP năm
Bộ Tài chính triển khai 6 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu DN công khai: "DN phải thanh toán  trái phiếu đúng hạn”

Bộ Tài chính triển khai 6 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu DN công khai: "DN phải thanh toán trái phiếu đúng hạn”

Bộ Tài chính cho biết trong thời gian tới sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trái phiếu doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sản xuất gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi giả mạo

Gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện tại một cơ sở nằm sâu trong thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát; phối hợp tuyên truyền, phổ biến tác hại cùa thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Ngày 30/05/2023, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên).
Lộ diện luồng sinh khí mới, "hâm nóng" thị trường bất động sản khu vực miền Trung

Lộ diện luồng sinh khí mới, "hâm nóng" thị trường bất động sản khu vực miền Trung

Hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được đầu tư, xây dựng tại các địa phương (Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng) sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho thị trường bất động sản khu vực miền Trung.
Hòa Bình: Loạt dự án bị

Hòa Bình: Loạt dự án bị 'điểm danh' về đất đai, đề nghị thu hồi?

Thanh tra tỉnh Hòa Bình xác định 5 dự án tại huyện Đà Bắc chậm tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời đề nghị xem xét
Hà Nội: Khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh

Hà Nội: Khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh

Sáng 24/5, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà ở xã hội thuộc dự án Khu nhà ở đô thị Kim Hoa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm bất cập tại khu du lịch Núi Sam

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm bất cập tại khu du lịch Núi Sam

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi UBND tỉnh An Giang yêu cầu xử lý dứt điểm những phản ánh của Công ty Cổ phần MGA Việt Nam tại khu du lịch văn hóa tâm linh Bà chúa Xứ cáp treo Núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

Vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định về phòng cháy, chữa cháy trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với chủ đề “Hà Tĩnh - hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” đã cung cấp những thông tin cơ bản về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, giới thiệu và quảng bá tiềm năng cũng như các lợi thế, danh mục dự án ưu tiên, chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Tĩnh tới các nhà đầu tư.