Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Thời gian gần đây lại rộ lên nhiều tổ chức, cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện để ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, địch họa... Đặc biệt vào ngày 12/9/2023 vừa qua đã xảy ra vụ cháy chung cư mini trên địa bàn quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội làm chết 56 người, hơn 30 người bị thương. Đây là tổn thất rất lớn được Đảng và Nhà nước và cả xã hội đặc biệt quan tâm.

Nhằm giúp đỡ nạn nhân kịp thời khắc phục hậu quả trong lúc khó khăn, nhiều tổ chức cá nhân đã nhanh chóng đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện để giúp người bị nạn. Đây là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện “lá lành đùm lá rách”, tuy nhiên, mọi người cũng quan tâm đến khung pháp lý quy định đối với vấn đề vận động, đóng góp cũng như phân phối, sử dụng các khoản tiền từ thiện, các nguồn đóng góp tự nguyện khác để hỗ trợ, cứu giúp nhân dân các vùng khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn…

Theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 72/2008/TT-BTC chỉ điều chỉnh đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; các quỹ xã hội; quỹ từ thiện thành lập theo quy định của pháp luật và của các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài), các tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật quy định theo Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì nhiều tổ chức, cá nhân không được phép huy động từ thiện theo Nghị định này nên cũng gặp nhiều phiền toái.

Người dân đã đến ngõ 29, phố Khương Hạ để quyên góp, ủng hộ các gia đình gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh
Ngày 15-9, nhiều người dân đã đến phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội quyên góp, chia sẻ mất mát với các gia đình nạn nhân vụ cháy. Ảnh: St

Những cơ quan, tổ chức theo quy định được kêu gọi, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ và phải tuân thủ các nguyên tắc tự nguyện, đúng mục đích, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian kêu gọi, vận động, phân phối tiền, hàng cứu trợ. Trong đó, nghiêm cấm các hành vi: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo; Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi; báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.

Dù việc đứng ra kêu gọi tiền cứu trợ với tư cách của cá nhân, tổ chức không chuyên không thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 64/2008/NĐ-CP, nhưng pháp luật cũng không cấm việc các cá nhân, tổ chức từ thiện đứng ra sử dụng uy tín của mình để kêu gọi, vận động những người khác ủng hộ phục vụ mục đích thiện nguyện, cứu trợ trong trường hợp thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. Bản chất của việc kêu gọi từ thiện nhưng cố tình sử dụng số tiền, vật chất được quyên góp đúng mục đích của cá nhân có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau. Trong mỗi một trường hợp, hành vi vi phạm của các cá nhân vận động, phân phối, sử dụng tiền và vật chất kêu gọi được từ hoạt động từ thiện sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau từ khởi kiện dân sự, cho đến phạt hành chính và cao nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Hiện nay Nghị định số 93/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện, đã bổ sung các quy định về cá nhân làm từ thiện. Đây là điểm mới, khắc phục khoảng trống pháp lý, tránh dẫn tới những nghi vấn, tranh cãi như trong thời gian qua. Đó cũng là cơ sở để cơ quan chức năng quản lý, giám sát hoạt động này có hiệu quả hơn. Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm 4 đối tượng. Đó là các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai; Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ; Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay Ảnh minh họa
Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay. Ảnh m/h

Từ góc độ quản lý nhà nước, để bảo vệ những người làm công tác từ thiện, tránh được những rủi ro về pháp lý trong việc kêu gọi từ thiện, củng cố lòng tin của người dân vào các hoạt động thiện nguyện, thì chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau :

Một là, việc kêu gọi, quản lý, sử dụng nguồn tiền từ thiện nên thông qua hoạt động của một quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện phải được thành lập theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Trong một số trường hợp, để bảo đảm hiệu quả của hoạt động từ thiện, cần xem xét quy định mức sàn phải lập quỹ để hoạt động khi giá trị tài sản được vận động, quyên góp đạt đến mức giá trị sàn đó. Hoạt động của quỹ dù hướng đến mục đích phi lợi nhuận song các nhà làm luật cũng cần xác định cụ thể cơ chế tài chính phù hợp phục vụ các hoạt động điều hành quỹ. Đồng thời, việc giải ngân số tiền từ thiện cần yêu cầu có sự giám sát, theo dõi của người dân, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan kiểm toán để làm căn cứ khi có vấn đề cần yêu cầu sự minh bạch.

Hai là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về từ thiện, trong đó, cho phép các cá nhân, tổ chức không chuyên được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện không qua cơ chế lập quỹ. Trong đó, cần bảo đảm việc không hành chính hóa hoạt động từ thiện. Đây là yêu cầu cần thiết, bảo đảm hoạt động từ thiện được thực hiện theo đúng bản chất là quan hệ tư, xuất phát từ sự tự nguyện, không vụ lợi, phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam. Việc đặt hoạt động từ thiện do các cá nhân, tổ chức không chuyên vào hệ thống các quy phạm pháp luật, phải tiến hành theo các bước hành chính, với các giấy tờ, thủ thục chặt chẽ sẽ làm mất đi bản chất là quan hệ tư, xuất phát từ sự tự nguyện của hoạt động này. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình triển khai việc kêu gọi và phân phối các nguồn lực xã hội một cách kịp thời, đáp ứng được tình hình cấp bách của thực tiễn đặt ra.

Để bảo đảm sự điều chỉnh của pháp luật, phòng chống kịp thời những hành vi trục lợi từ hoạt động từ thiện, cần phải làm rõ khái niệm, nội dung của hoạt động này, từ đó phân loại các hoạt động từ thiện trên cơ sở thời gian, cách thức, phương pháp, chủ thể tiến hành. Trên cơ sở xây dựng được cơ chế hoạt động, pháp luật cần xác định được bộ nguyên tắc riêng áp dụng cho từng loại hình tình nguyện, cứu trợ nhân đạo. Trong đó, cần quy định thời gian mà cá nhân, tổ chức không chuyên kêu gọi, vận động từ thiện phải phân phối hết số tiền và vật chất đã tiếp nhận; các cá nhân, tổ chức vận động từ thiện có trách nhiệm bảo đảm sự minh bạch trong việc sử dụng nguồn tiền, vật chất được kêu gọi để phục vụ công tác báo cáo, công khai các thông tin cần thiết bảo đảm quyền lợi của người đóng góp. Bên cạnh đó, cần xem xét quy định mức giá trị tiền, vật chất, hàng hóa tối đa đối với hoạt động từ thiện không chuyên do các cá nhân, tổ chức tiến hành.

Đối với những trường hợp giá trị tiền, vật chất, hàng hóa được kêu gọi vượt mức tối đa được quy định, cần có sự phối hợp giữa cá nhân, tổ chức tiến hành từ thiện với chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc để bảo đảm việc tổ phân phối, sử dụng một cách phù hợp, bảo đảm sự giám sát, công khai, minh bạch, qua đó, khắc phục được bất cập về công khai, minh bạch đang tồn tại hiện nay.

Ba là, trước, trong và sau khi hành lang pháp lý về từ thiện được hoàn thiện, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tại những nơi có các cá nhân tổ chức hoạt động thiện nguyện cần có sự tích cực, chủ động, một mặt hỗ trợ cho các cá nhân, nhà hảo tâm làm tròn trách nhiệm của mình, mặt khác hạn chế những nguy cơ tiền, vật chất từ thiện bị lạm dụng, rơi vào tay những thành phần cơ hội, không xứng đáng. Chính quyền các cấp cũng cần có những biện pháp, chương trình tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cụ thể cho những cá nhân, tổ chức có mong muốn thực hiện việc thiện nguyện.

Từ thiện, nhân đạo là hoạt động mang tính cộng đồng và xuất hiện từ lòng hảo tâm của các cá nhân. Trách nhiệm của nhà nước nhằm bảo đảm các hoạt động này đi đúng hướng, hiệu quả và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nên nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế thực hiện, từ thiện, nhân đạo ở Việt Nam để bảo đảm hoạt động từ thiện ngày càng nhân rộng và có ý nghĩa thiết thực hơn cho cộng đồng xã hội trong giai đoạn hiện nay./

Luật sư Nguyễn Thắng Cảnh

Có thể bạn quan tâm

Quỹ từ thiện của Thái tử Charles bị điều tra

Quỹ từ thiện của Thái tử Charles bị điều tra

Liên quan đến tổ chức từ thiện của Thái tử Charles, Quỹ của Hoàng tử, cảnh sát Thủ đô London (MET) đã mở một cuộc điều tra về một vụ bê bối được cho là "dùng tiền đổi tước hiệu".
Đàm Vĩnh Hưng hạnh phúc chia sẻ thông tin bản thân được minh oan trong vụ quyên góp từ thiện

Đàm Vĩnh Hưng hạnh phúc chia sẻ thông tin bản thân được minh oan trong vụ quyên góp từ thiện

Ngày 21/1, Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) đã thông báo kết quả giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm liên quan đến ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành... trong việc quyên góp từ thiện.
Từ tháng 12, siết quy định cá nhân quyên góp từ thiện

Từ tháng 12, siết quy định cá nhân quyên góp từ thiện

Nhiều chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2021, như quy định mới về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; siết quy định cá nhân quyên góp từ thiện; nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng…

Các tin khác

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Dư luận trong dịp này đang hết sức quan tâm phiên Tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu". Cần có chính sách khoan hồng với những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã có đơn tự thú và khai báo thành khẩn, rõ ràng; từ đó giúp cho cơ quan điều tra có cơ sở bóc gỡ được vụ án một cách nhanh chóng và chính xác.
Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Hàng trăm khách hàng mua đất nền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn tại 3 dự án ở Quảng Nam và Đà Nẵng vô cùng xúc vì bị Công ty Phú Gia Thịnh chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc ký xác nhận nộp thêm tiền thì mới cấp GCNQSDĐ hoặc tiếp tục hợp đồng dưới hình thức mới…
Chuyên gia nêu thẳng những giải quyết bất cập của Đà Nẵng khiến dự án New Danang City "đứng bánh"

Chuyên gia nêu thẳng những giải quyết bất cập của Đà Nẵng khiến dự án New Danang City "đứng bánh"

Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hòa giải thuộc Viện Nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN – Hội Luật gia Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Bên cạnh phân tích pháp lý, Trung tâm thẳng thắn chỉ ra những bất cập khi cơ quan chức năng ban hành các Quyết định và hướng giải quyết liên quan đến vi phạm của Công ty Phú Gia Thịnh tại Dự án New Danang City.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Vén màn' chiêu trò chiếm dụng vốn trái phép của Công ty Phú Gia Thịnh

Những tưởng Quyết định xử phạt VPHC số 1369/QĐ-XPHC ngày 20/5/2022 của UBND TP Đà Nẵng sẽ giúp Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh) nhận ra hành vi vi phạm và thay đổi phương án giải quyết so với trước đây. Nhưng không, Công ty Phú Gia Thịnh vẫn tiếp tục lấn lướt, yêu sách với khách hàng. Chiêu trò chiếm dụng vốn trái phép của chủ đầu tư này ngày càng lộ rõ.
Nghi vấn Công ty Phú Gia Thịnh được bao che, tháo gỡ vi phạm tại các dự án ở Đà Nẵng

Nghi vấn Công ty Phú Gia Thịnh được bao che, tháo gỡ vi phạm tại các dự án ở Đà Nẵng

Từ 2017, Công ty Phú gia Thịnh đã bán hàng trăm lô đất nền tại 2 Dự án New Danang City và KDC Thanh Hoàng, thu hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 5/2022, Chủ đầu tư này mới bị UBND TP Đà Nẵng phạt lần thứ hai về hành vi huy động vốn trái phép. Trong khi đó, những vi phạm khác của chủ đầu tư này vẫn chưa bị xử lý, thậm chí vi phạm có có dấu hiệu hình sự nhưng cơ quan chức năng xác minh điều tra “hời hợt”…
Vì sao hơn 500 người dân kiến nghị Bộ Xây dựng thanh tra mở rộng dự án New Danang City?

Vì sao hơn 500 người dân kiến nghị Bộ Xây dựng thanh tra mở rộng dự án New Danang City?

Ngày 21/4 vừa qua, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận đơn thư của hơn 500 người dân kiến nghị thanh tra mở rộng dự án New Danang City do Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh - 223 Lê Đình Lý, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) làm chủ đầu tư. Công ty này có nhiều vi phạm trong triển khai dự án nhưng chính quyền và cơ quan chức năng thờ ơ, gây bức xúc.
Nhà mạng Iltel Telecom yêu cầu vô lý, khách hàng bức xúc bỏ số thuê bao

Nhà mạng Iltel Telecom yêu cầu vô lý, khách hàng bức xúc bỏ số thuê bao

Mặc dù đã đăng ký chính chủ và nạp nhiều tiền nhưng nhà mạng Iltel Telecom lại liên tục nhắn tin làm phiền chủ thuê bao và đặt ra yêu cầu vô lý, khiến khách hàng không đồng tình và quyết định từ bỏ số của nhà mạng này để chuyển sang sử dụng số thuê bao của nhà mạng khác.
Ai chịu trách nhiệm khi dự án 225 Thụy Khuê bị chậm tiến độ, gây thất thoát ngân sách?

Ai chịu trách nhiệm khi dự án 225 Thụy Khuê bị chậm tiến độ, gây thất thoát ngân sách?

Do bị chậm tiến độ, đến hết tháng 6/2021, riêng tiền hỗ trợ các hộ đi thuê nhà để thành phố xây dựng lại mới nhà 225 Thụy Khuê, ngân sách đã phải bỏ ra trên 2,1 tỷ đồng (gấp 237% tiền dự toán đầu tư toàn dự án ban đầu), vậy số tiền thất thoát trên 1.213 tỷ đồng ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm ?
Đấu thầu: Chọn giá rẻ hay năng lực?

Đấu thầu: Chọn giá rẻ hay năng lực?

Có đủ luật. Không thiếu quy định. Nhưng đấu thầu nhìn đâu cũng thấy sai phạm. Làm thế nào để chấn chỉnh, siết chặt quản lý: lựa chọn nhà thầu đủ năng lực hay bỏ thầu giá rẻ?
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, có phải ông đã ngồi sai ghế?

Nhiều người không biết GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - người vừa bị Bộ Công an khởi tố còn có một nickname Tuấn "tim". Tuấn "tim" - một nickname như sự thừa nhận một đôi tay vàng trong làng phẫu thuật tim.
Chuyên gia giao thông: 37 toa tàu cũ của Nhật vẫn tốt hơn tàu ta đang có

Chuyên gia giao thông: 37 toa tàu cũ của Nhật vẫn tốt hơn tàu ta đang có

Các chuyên gia giao thông ủng hộ việc ngành đường sắt muốn nhập 37 toa tàu cũ của Nhật vì cho rằng nó còn tốt hơn tàu Việt Nam đang sử dụng và tiết kiệm chi phí.
Đà Nẵng: 4 thách thức khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, dịch vụ

Đà Nẵng: 4 thách thức khi mở cửa trở lại hoạt động du lịch, dịch vụ

Ngành du lịch Đà Nẵng dự kiến mở dịch vụ du lịch cho người dân thành phố từ tháng 12/2021 tuy nhiên sẽ đối mặt với 4 thách thức.
Phong tỏa vô tội vạ

Phong tỏa vô tội vạ

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly, vùng phong tỏa trong cộng đồng. Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.
Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm thì nên cho nghỉ

Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm thì nên cho nghỉ

Cán bộ chủ chốt không biết việc mình phải làm, không chủ động hoạch định và tổ chức thực hiện những công việc thuộc chức trách phải làm mà toàn thụ động chờ cấp trên cầm tay chỉ việc hoặc xin ý kiến cấp trên được làm những việc của chính mình thì ở cấp nào cũng nên để cho họ nghỉ. Để đỡ khổ dân...
Cãi nhau với Tivi.

Cãi nhau với Tivi.

Tuy đã gọi 4 lần đến tổng đài VTVcab để yêu cầu VTVcab giải thích lý do thu nhầm và việc xử lý số tiền đã thu nhầm; lần nào cũng được các bạn tổng đài viên hứa sẽ trao đổi lại sau và lại chờ nhưng không thấy có một ai gọi điện đến giải thích và đưa ra hướng giải quyết.
Xem thêm
Doanh nghiệp Đà Nẵng trông ngóng được thuê đất trong cụm công nghiệp

Doanh nghiệp Đà Nẵng trông ngóng được thuê đất trong cụm công nghiệp

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Đà Nẵng hiện đang thiếu đất sản xuất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố vẫn chưa có cụm công nghiệp nào chính thức đi vào vận hành.
Đình chỉ thi công Công trình khách sạn lớn nhất Đà Lạt do xây dựng vượt phép

Đình chỉ thi công Công trình khách sạn lớn nhất Đà Lạt do xây dựng vượt phép

Ngày 13/10, UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đã có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng, UBND phường 10, yêu cầu Công ty cổ phần Khải Vy, nghiêm túc chấp hành việc đình chỉ thi công khách sạn Merperle Dalat Hotel, tại số 1, đường Hùng Vương, thành phố Đà Lạt.
Đắk Lắk: TP Buôn Ma Thuột đề nghị Công ty Trung Nguyên sớm triển khai dự án

Đắk Lắk: TP Buôn Ma Thuột đề nghị Công ty Trung Nguyên sớm triển khai dự án

UBND TP Buôn Ma Thuột đã báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk có ý kiến chỉ đạo Công ty Trung Nguyên đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đoạn 2 của dự án Suối Xanh, sớm giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực nằm trong ranh dự án.
Gặp người thầy thương binh và lớp học trường làng miễn phí

Gặp người thầy thương binh và lớp học trường làng miễn phí

Xếp bút nghiên theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, khi bóng giạc không còn, người thương binh ấy trở về với đôi mắt mù lòa vì bom đạn chiến trường. Không chịu lùi bước với số phận nghiệt ngã, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt động ở địa phương, mở lớp dạy học môn Toán và lớp Âm nhạc miễn phí cho con em địa phương.
10 kế sách giữ nước của Đức Thánh Mẫu và Làng Khẩu quê tôi...

10 kế sách giữ nước của Đức Thánh Mẫu và Làng Khẩu quê tôi...

Quê tôi ở làng Khẩu, cửa sông Kỳ Hoa TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Xa quê đã một phần ba thế kỷ, nhưng vì nhớ quê nên hầu như năm nào tôi cũng về. Biển quê tôi luôn bình yên và lòng người lúc nào cũng dịu dàng, đon đả. Nói vậy nhưng vì là vùng miền trung nên trời biển cũng có lúc gầm gào, giận giữ. Dân gian truyền lại, trận lũ lụt lịch sử diễn ra ở quê tôi có lẽ vào năm 1470, đời vua Lê Thánh Tông. Đó là trận lũ lụt “ý trời”, để hôm nay quê tôi có đền thờ Thánh Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu.
Trao Bằng  truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVTND” đến gia đình cố Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203

Trao Bằng truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVTND” đến gia đình cố Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203

Sáng nay, 9/11/2023, tại tỉnh Bắc Giang, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho cố Đại tá Bùi Văn Tùng và trao Bằng truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” đến gia đình cố Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe Tăng 203, Quân đoàn 2.