Phát huy vai trò giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững

Hội thảo quốc tế về "Phát huy vai trò giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững tại Việt Nam" được tổ chức ngày 24.3 tại Hà Nội với mục tiêu đánh giá tổng quan công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam; khẳng định sự đóng góp của di sản đối với chiến lược phát triển bền vững của đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng.

Hội thảo "Phát huy vai trò giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức là một sự kiện trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày Việt Nam phê chuẩn Công ước 1972 về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới. Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hoàng Đạo Cương; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo.

Phát huy vai trò giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững  - Ảnh 1.

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hoàng Đạo Cương; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải và Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo

Thách thức giữa bảo tồn và phát triển

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An chia sẻ, với đặc thù riêng, Khu phố cổ Hội An không chỉ là di sản mà còn là "di sản sống" bởi các di sản chính là nhà ở của các cư dân. Vì vậy, ngoài các quy định về lĩnh vực bảo tồn di sản, nơi này còn chịu sự điều tiết của rất nhiều quy định pháp luật khác của một địa phương thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Điều này tạo nên đặc điểm khá đặc thù của Khu phố cổ và đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hơn so với nhiều di sản khác ở Việt Nam.

Theo ông Phạm Phú Ngọc, một trong những bất cập của khu đô thị cổ Hội An là những thách thức cần được giải quyết về các mối quan hệ giữa bảo tồn để phát triển; bảo tồn vừa đảm bảo nguyên tắc về tính chân xác, vừa phải đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cư dân đương đại; mối quan hệ giữa vấn đề về dân số, dân cư trong sự biến động liên quan đến việc bảo tồn những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình; mối quan hệ giữa lợi ích của cả cộng đồng với quyền và lợi ích của từng nhóm cá nhân và từng cá thể...

Từng đối diện với thách thức bảo tồn và phát triển như Hội An, vịnh Hạ Long đã có thời kỳ là nơi sinh sống của nhiều ngư dân, làng chài. Ông Lê Minh Tân, Phó Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã nghiên cứu, đưa ra các giải pháp quản lý, bảo vệ giá trị cảnh quan thiên nhiên, địa chất - địa mạo, đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử, tiêu biểu như: đã ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa với cảnh quan trong quá trình tu bổ, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch trên vịnh; mời các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, khai quật các di chỉ khảo cổ và tổ chức trưng bày hiện vật khảo cổ tại một số hang động nhằm tạo sản phẩm du lịch độc đáo; mời nghệ nhân truyền dạy, phục dựng các giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng ngư dân thủy cư từng sinh sống đời nối đời trong lòng Di sản để vừa gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa phát triển loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng với sự tham gia tích cực của các ngư dân vùng vịnh Hạ Long.

Các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được bảo tồn và phát triển bền vững nhờ khai thác du lịch xanh

Đồng quan điểm về thách thức trong bảo tồn và phát triển, ông Phan Hộ- Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết: Tại Di sản Mỹ Sơn, việc bảo tồn di sản là rất cần thiết để đảm bảo rằng các công trình kiến trúc có tuổi đời hàng ngàn năm không bị can thiệp, làm mới, hay tác động làm mất giá trị, thay đổi hiện trạng. Chỉ một thời gian ngắn, 70 công trình đền tháp khi người Pháp phát hiện đã bị chiến tranh hủy hoại còn lại 20 công trình. Sự hoang tàn đổ nát sau chiến tranh đối với Di sản Mỹ Sơn là hết sức nặng nề hơn bất cứ di sản nào của Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến trúc công trình cần sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà nghiên cứu để kiến giải những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng. Đó là vấn đề bảo tồn, còn thực trạng thì việc phát triển kinh tế tại vùng đất này sau chiến tranh lại thôi thúc các nhà quản lý vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu phát huy, phát triển du lịch Mỹ Sơn không phải là ít. Tiềm năng khu di sản là rất lớn. Trong những năm thập niên 80 đã từng có ý tưởng chặn dòng Khe Thẻ để ngăn đập làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp địa phương. Từ năm 1999, khi Mỹ Sơn được công nhận di sản văn hóa thế giới thì nhu cầu phát triển du lịch càng mạnh mẽ hơn trong đường lối khai thác của các nhà quản lý, chính quyền địa phương.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản là thách thức của nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

Du lịch xanh- hướng phát triển bền vững của di sản

Tất cả các địa phương sở hữu di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đều xác định, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch bền vững nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và di sản văn hóa. Phát triển du lịch nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương để chia sẻ lợi ích, tăng trách nhiệm, tạo điều kiện để người dân có thể tham gia vào việc quản lý và bảo tồn di sản đồng thời giúp người dân vùng di sản tăng cường nhận thức về giá trị của di sản văn hóa.

Ông Phạm Hồng Thái- Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng cho rằng, tài nguyên di sản được bảo toàn tính toàn vẹn nhưng giá trị tài nguyên phải được sử dụng nhằm nâng cao sinh kế cho cộng đồng và đóng góp vào bảo tồn. Du lịch được xem là công cụ tích cực đối với bảo tồn trên cơ sở đảm bảo tính toàn vẹn của hệ sinh thái, các giá trị tài nguyên được lượng hóa, các nguồn thu được chia sẻ, các ảnh hưởng do các hoạt động du lịch được kiểm soát….

Phát huy vai trò giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững  - Ảnh 4.

Quang cảnh Hội thảo

Du lịch trong VQG là giải pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhằm tăng thu nhập, giảm thiểu tác động tiêu cực lên tài nguyên. Khi cộng đồng được hưởng lợi từ Di sản thì mới bảo vệ Di sản được tốt từ đó có thể khai thác tốt được các giá trị của Di sản. Vậy nên, cần phải thúc đẩy cộng đồng địa phương phát triển kinh tế thông qua việc hỗ trợ cho người dân tham gia các hoạt động du lịch sinh thái bền vững, phát triển các mô hình sinh kế... Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trong khu di sản cần thiết phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phải xây dựng các cơ sở mang tính pháp lý, thực thi đầy đủ và nghiêm khắc các quy định về bảo vệ tài nguyên, xây dựng các nguồn lực, áp dụng các bộ công cụ hỗ trợ quyết định phục vụ quản lý bảo tồn tài nguyên"- ông Phạm Hồng Thái chia sẻ.

Ông Bùi Sinh Khánh, Phó Giám đốc Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An khẳng định, sự hợp tác công- tư đã tạo chuyển biến tích cực trong bảo tồn, khai thác hiệu quả di sản. Theo đó, chính quyền định hướng, ban hành các quy chế, chính sách; doanh nghiệp đầu tư, tôn tạo, tu bổ di tích, cơ sở hạ tầng, tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học, xây dựng định hướng bảo tồn các giá trị Di sản và các sản phẩm du lịch. Người dân địa phương có thêm sinh kế, vừa tham gia làm du lịch, vừa bảo vệ môi trường cảnh quan, người dân sống trong di sản, bảo vệ di sản và hưởng lợi từ di sản. Trong suốt thời gian qua, ba trụ cột: Nhà nước- doanh nghiệp- người dân đã góp phần hình thành các khu, điểm du lịch có trách nhiệm tại Tràng An – Ninh Bình, tác động tích cực đến phát triển du lịch và việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình trên trường quốc tế.

Tại Hội thảo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo đã giải đáp một số vấn đề mà các đại biểu đặt ra, tư vấn về chuyên môn, quy trình thủ tục, hướng dẫn cách thức, trình tự tháo gỡ khó khăn và chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế.

Hội thảo đã rút ra một số kiến nghị, đề xuất cho công tác quản lý di sản trong thời gian tới, bao gồm: Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong quản lý di sản; tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức và vai trò, sự tham gia của cộng đồng vì đây chính là chủ sở hữu di sản; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý di sản và ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nghệ An: Tổ chức Hội thảo Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Nghệ An: Tổ chức Hội thảo Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Các doanh nghiệp tham gia Hội thảo Giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển được chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm, cũng như xu thế, tầm nhìn và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số…
Nghệ An: Tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

Nghệ An: Tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ chuyển đổi số

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu sản phẩm”.

Các tin khác

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội Tình yêu” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp, nhân văn của truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” trên mảnh đất Hồng Vân (huyện Thường Tín) ca ngợi tình yêu ngọt ngào, lãng mạn của đôi lứa; tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Trong 03 ngày 19-21/5/2023, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển du lịch xã Hồng Vân đã long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Tình yêu năm 2023.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 21/5, quận Tây Hồ, Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 995 Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu” Đền Đồng Cổ, phường Bưởi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.
Lan tỏa nhiều hoạt động trong ngày sinh nhật Bác

Lan tỏa nhiều hoạt động trong ngày sinh nhật Bác

Sáng ngày 19/5, Hội Đồng hương Nam Đàn tại Hà Nội long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Phủ Chủ tịch và mít tinh kỷ niệm 133 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Ngày 19/5, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2023), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác.
Những kỷ vật biết kể chuyện ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên

Những kỷ vật biết kể chuyện ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên

Những hiện vật được trưng bày tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã trở thành cầu nối, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý"- tôn vinh 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý"- tôn vinh 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Sáng 17/5, hướng tới kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác, Lễ khai mạc triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức, giới thiệu đến công chúng 133 tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Trong ngày đầu triển khai phương án mới về công tác tổ chức quản lý hoạt động tham quan khu phố cổ Hội An (15/5), 13 phòng bán vé tham quan khu phố cổ đã bán ra tổng cộng 4.500 vé cho khách đoàn và cả khách lẻ (không bắt buộc nhưng du khách tự nguyện mua vé).
Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở” nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Nghệ An đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Về An Giang thăm chùa Kal Pô Prưk

Về An Giang thăm chùa Kal Pô Prưk

Chùa Kal Pô Prưk là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn và là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thiệu Hoá (Thanh Hoá): Tổ chức nhiều hoạt động nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Thiệu Hoá (Thanh Hoá): Tổ chức nhiều hoạt động nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Từ ngày 10/5 đến ngày 13/5 (ngày 21/3 đến ngày 24/3 năm Quý Mão), tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu.
Bài ca Điện Biên

Bài ca Điện Biên

Bài ca Điện Biên chính là bài ca ngân trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người dân Việt Nam khi hành hương về đây, bởi ai cũng rung động trước vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình của Tây Bắc mùa hoa ban trắng và cảm nhận rõ vì sao các anh hùng liệt sĩ đã sẵn sàng đổi máu xương để giữ lấy mảnh đất này.
Ngày chiến thắng phát xít 9/5: Nürnberg, những dấu tích của thành trì chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ

Ngày chiến thắng phát xít 9/5: Nürnberg, những dấu tích của thành trì chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ

Tới Nürnberg hôm nay, tôi thấy đó là một trung tâm thương mại sầm uất nhưng vẫn chưa nguôi ngoai hồi ức đau buồn bởi Nürnberg trong Thế chiến II là trọng điểm giội bom của quân đội đồng minh vì đây là cái nôi của chủ nghĩa phát xít và đảng quốc xã Đức.
Khắp các tuyến phố, con đường ở Hà Nội bừng sáng màu đỏ rực rỡ

Khắp các tuyến phố, con đường ở Hà Nội bừng sáng màu đỏ rực rỡ

Những ngày này, nhiều tuyến phố Hà Nội được trang hoàng cờ đỏ sao vàng, pano, áp phích... chào mừng 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2023).
Đà Lạt: Quảng trường Lâm Viên “thất thủ” bởi những bước nhảy bảng quốc tế “Nhiệt huyết tuổi trẻ”

Đà Lạt: Quảng trường Lâm Viên “thất thủ” bởi những bước nhảy bảng quốc tế “Nhiệt huyết tuổi trẻ”

Dịp lễ 30/4 năm nay, TP Đà Lạt ước đón hơn 80.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Ngoài các khu, điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách tới vui chơi, nghỉ dưỡng, TP. Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình ca nhạc, văn nghệ đặc sắc, chuỗi sự kiện hấp dẫn tại nhiều địa điểm.
Xem thêm
3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

Mùa hè 2023, độc giả Việt Nam được thưởng thức ba tác phẩm của nhà văn Annie Ernaux, gồm “Một người phụ nữ”, “Cơn cuồng si” và “Nỗi nhục”. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.
Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ được dịch của tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu, phát hiện thêm nhiều bản dịch "Nhật ký trong tù" ở các nước Băc Âu và châu Âu.
Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Sáng 18-5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và Thời báo Văn học nghệ thuật đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Cuộc thi, khơi dậy niềm tự hào và nêu cao trách nhiệm xã hội cũng như nghề nghiệp của lực lượng văn nghệ sĩ, góp phần xây dựng Liên hiệp và các tổ chức thành viên ở Trung ương cũng như địa phương ngày càng vững mạnh...
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Ngày 29/5, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của cơ quan Công an về việc tạm giam ông Đậu Bình (47 tuổi, là thầy giáo dạy Toán, Trường THCS Mỹ Duệ, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) để điều tra hành vi dâm ô với nữ sinh lớp 6.
Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.