Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu tái cơ cấu ngành công thương nhằm đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm.

Về mục tiêu cụ thể, Đề án đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm; duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu

Đề án đề ra tái cơ cấu ngành công nghiệp; tái cơ cấu ngành năng lượng; tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu; tái cơ cấu thị trường trong nước; hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, về tái cơ cấu ngành công nghiệp, kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 8,5 - 9%/năm.

Tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xanh hóa các ngành công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng trong các ngành công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp từ các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động sang các ngành thâm dụng vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp các bon thấp; từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 30% với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 - 10%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.

Trong đó, đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để đi tắt, đón đầu trong phát triển một số ngành, sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao.

Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao và các ngành kinh tế sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm công nghệ cao, trọng tâm "Make in Viet Nam", sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, tích hợp thành sản phẩm thương mại tại Việt Nam.

Đối với công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như: điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao… và tăng cường khả năng đáp ứng các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước.Tăng cường làm chủ công nghệ cốt lõi, tạo dựng thương hiệu Việt Nam, sử dụng công nghệ Việt Nam và gắn kết hiệu quả với mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài....

Ưu tiên phát triển xuất khẩu các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao

Về tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu, tập trung ưu tiên phát triển xuất khẩu các mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao (điện tử, dệt may, da giày, nông sản, đồ gỗ...) gắn với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ nội địa hoá lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường.

Trong đó, với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, giảm dần xuất khẩu đối với khoáng sản quan trọng kể cả dưới dạng tinh quặng.

Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và thương hiệu hàng hóa của Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, chất lượng cao và các sản phẩm công nghệ cao. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, phát thải các bon thấp và lao động.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: Tiếp tục mở rộng xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường gắn với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá lớn và đáp ứng tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường. Nâng cao thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%, trong đó tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ trung bình và cao tăng lên khoảng 70%.

Còn với nhóm hàng mới, rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu như các sản phẩm Halal sang các thị trường Hồi giáo, sản phẩm Kosher sang thị trường Do thái, các loại quả tươi sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, các loại hàng hóa xanh và tuần hoàn, thân thiện môi trường và khí hậu, hàng hóa môi trường và các bon thấp.... Phấn đấu đến năm 2030 có thêm khoảng 10 nhóm sản phẩm gia nhập nhóm 1 tỷ USD.

Tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại. Chú trọng phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống phân phối nước ngoài.

PV

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thêm 6 vị trí được thăng hàm Tướng

Bộ Công an đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thêm 6 vị trí được thăng hàm Tướng

Bộ trưởng Công an - Đại tướng Tô Lâm, trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, trong đó bổ sung quy định về 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng
Công an tỉnh Đắk Nông đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyển quân năm 2023

Công an tỉnh Đắk Nông đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyển quân năm 2023

Năm 2023, Công an tỉnh Đắk Nông được giao chỉ tiêu tuyển chọn 265 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND), tăng 52 công dân so với 2022.
Hà Tĩnh: Bắt quả tang nhóm nam nữ mở “đại tiệc” ma túy trong quán karaoke

Hà Tĩnh: Bắt quả tang nhóm nam nữ mở “đại tiệc” ma túy trong quán karaoke

Đột kích một quán karaoke trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lực lượng chức năng bắt quả tang 7 đối tượng (gồm 4 nam, 3 nữ) đang có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Các tin khác

Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Tĩnh: Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với chủ đề “Hà Tĩnh - hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” đã cung cấp những thông tin cơ bản về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, giới thiệu và quảng bá tiềm năng cũng như các lợi thế, danh mục dự án ưu tiên, chính sách ưu đãi của tỉnh Hà Tĩnh tới các nhà đầu tư.
Khoảng 2000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam

Khoảng 2000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam

Ông Ichikawa Hideo, Cố vấn cấp cao Tập đoàn Resonac cho biết, hiện có khoảng 2000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội: Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cấp Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Hà Nội: Bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cấp Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Sáng 24/5, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý đối với các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn, nhiệm kỳ 2020-2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Tĩnh sắp công bố quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Hà Tĩnh sắp công bố quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là định hướng, chiến lược phát triển cũng như thể hiện tầm nhìn dài hạn, khát vọng vươn lên của Hà Tĩnh để sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam sắp đàm phán giá với chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời

Tập đoàn Điện lực Việt Nam sắp đàm phán giá với chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc thực hiện kết luận của lãnh đạo Chính phủ liên quan đến đàm phán giá bán điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dự
Triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID)

Triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID)

Mã định danh khoản phải nộp (ID) là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế.
Thủ tục đổi giấy phép lái xe mới nhất năm 2023

Thủ tục đổi giấy phép lái xe mới nhất năm 2023

Hồ sơ, thủ tục đổi giấy phép lái xe hiện nay được pháp luật quy định thực hiện như thế nào? Xin tham khảo bài viết dưới đây.
Nghệ An: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 6.000 tỷ đồng

Nghệ An: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 6.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 4 ước thực hiện 1.450 tỷ đồng, lũy kế thu 4 tháng đầu năm ước thực hiện 5.846 tỷ đồng, bằng 84,1% cùng kỳ.
Hà Tĩnh: Phân bổ gần 250 tỷ đồng thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Hà Tĩnh: Phân bổ gần 250 tỷ đồng thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh năm 2023 để thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia với tổng vốn hơn 245,5 tỷ đồng.
Quy định mới nhất về thay đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ có hiệu lực từ 20-5

Quy định mới nhất về thay đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ có hiệu lực từ 20-5

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi hàng loạt Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai đã thay đổi về thẩm quyền cấp ‘sổ đỏ’ đồng thời hướng dẫn về việc cấp 'sổ đỏ' online.
Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu

Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu

Ngày 18/4/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023.
Nghệ An: Cho phép nhà đầu tư khảo sát, lập quy hoạch ở Khu công nghiệp Thọ Lộc

Nghệ An: Cho phép nhà đầu tư khảo sát, lập quy hoạch ở Khu công nghiệp Thọ Lộc

Nghệ An vừa đồng ý chủ trương cho phép Liên danh Công ty cổ phần Quản lý xây dựng Nhật Bản và Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương khảo sát, lập Đồ án quy hoạch Khu Công nghiệp Thọ Lộc tại xã Diễn Phú và Diễn Lộc (huyện Diễn Châu), thuộc Khu Kinh tế Đông Nam.
Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Ai đủ điều kiện được mua?

Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Ai đủ điều kiện được mua?

Ngân hàng Nhà nước chính thức đưa ra hướng dẫn cụ thể liên quan tới gói 120.000 tỷ đồng đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Những điểm mới trong Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành

Những điểm mới trong Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký phê duyệt Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó, nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2023 với nhiều quy định mới, quan trọng.
Cục Thuế Hà Nội: Triển Khai các giải pháp quản lý trong chuyển nhượng Bất động sản

Cục Thuế Hà Nội: Triển Khai các giải pháp quản lý trong chuyển nhượng Bất động sản

Với mục tiêu thực hiện công tác quản lý chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả trên tất cả các khâu, vừa qua, Cục Thuế TP Hà Nội tổ chức Hội nghị thảo luận với Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên và Môi trường TP về giải pháp triển khai công tác quản lý đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của hộ gia đình, cá nhân.
Xem thêm
Vàng bị bán tháo, lao dốc không phanh?

Vàng bị bán tháo, lao dốc không phanh?

Nhiều lực cản lớn như đồng USD mạnh lên, thị trường bắt đầu đảo ngược việc đặt cược Fed giảm lãi suất… khiến vàng lao dốc.
Nắng nóng, thiết bị làm mát, thực phẩm giải nhiệt hút khách

Nắng nóng, thiết bị làm mát, thực phẩm giải nhiệt hút khách

Trong những ngày nắng nóng này, mặt hàng thực phẩm ăn uống có tác dụng giải nhiệt cơ thể tiêu thụ mạnh. Đáng nói có những mặt hàng tăng cao gấp đôi nhưng vẫn hút khách. Bên cạnh đó, thị trường điện lạnh “tăng nhiệt” mùa nắng nóng.
Giá xăng dầu trong nước sắp tăng trở lại?

Giá xăng dầu trong nước sắp tăng trở lại?

Ở kỳ điều hành giá xăng dầu tới, dự kiến ngày 22/5, giá xăng bán lẻ được dự báo sẽ tăng nhẹ khoảng 200 - 300 đồng/lít.
Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Xu thế dịch chuyển nguồn thu từ lãi sang phí đang dần định hình tại các ngân hàng trong những năm gần đây, trở thành nguồn thu có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Nhiều ngân hàng nội nổi lên trong xu thế này với nguồn thu nhập dịch vụ vượt trung bình n
VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank đã nhận khoản đặt cọc 10% từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho SMBC và dự kiến sẽ nhận nốt 90% còn lại trong quý 2 và 3 năm nay. Nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sử dụng để mở rộng phân khúc chiến lược bán lẻ và SME, trong khi tiến sâu hơn vào mảng k
Bảo hiểm OPES và Công ty Sapiens ký kết hợp đồng triển khai dự án Core

Bảo hiểm OPES và Công ty Sapiens ký kết hợp đồng triển khai dự án Core

Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES và Công ty Giải pháp Phần mềm Sapiens (Sapiens Software Solutions) đã ký kết hợp đồng triển khai dự án Core.
Bán “chui” cổ phiếu, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt nặng

Bán “chui” cổ phiếu, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bị phạt nặng

Phiên "bán chui" cổ phiếu của người nhà ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch Hải Phát, diễn ra ngay sau chuỗi giảm sàn 12 phiên của HP
Bộ Tài chính triển khai 6 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu DN công khai: "DN phải thanh toán  trái phiếu đúng hạn”

Bộ Tài chính triển khai 6 giải pháp phát triển thị trường trái phiếu DN công khai: "DN phải thanh toán trái phiếu đúng hạn”

Bộ Tài chính cho biết trong thời gian tới sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trái phiếu doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Nghị định 65 sửa đổi: Hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển

Nghị định 65 sửa đổi: Hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Vàng bị bán tháo, lao dốc không phanh?

Vàng bị bán tháo, lao dốc không phanh?

Nhiều lực cản lớn như đồng USD mạnh lên, thị trường bắt đầu đảo ngược việc đặt cược Fed giảm lãi suất… khiến vàng lao dốc.
Nắng nóng, thiết bị làm mát, thực phẩm giải nhiệt hút khách

Nắng nóng, thiết bị làm mát, thực phẩm giải nhiệt hút khách

Trong những ngày nắng nóng này, mặt hàng thực phẩm ăn uống có tác dụng giải nhiệt cơ thể tiêu thụ mạnh. Đáng nói có những mặt hàng tăng cao gấp đôi nhưng vẫn hút khách. Bên cạnh đó, thị trường điện lạnh “tăng nhiệt” mùa nắng nóng.
Giá xăng dầu trong nước sắp tăng trở lại?

Giá xăng dầu trong nước sắp tăng trở lại?

Ở kỳ điều hành giá xăng dầu tới, dự kiến ngày 22/5, giá xăng bán lẻ được dự báo sẽ tăng nhẹ khoảng 200 - 300 đồng/lít.
Hòa Bình: Loạt dự án bị

Hòa Bình: Loạt dự án bị 'điểm danh' về đất đai, đề nghị thu hồi?

Thanh tra tỉnh Hòa Bình xác định 5 dự án tại huyện Đà Bắc chậm tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời đề nghị xem xét
Hà Nội: Khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh

Hà Nội: Khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh

Sáng 24/5, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà ở xã hội thuộc dự án Khu nhà ở đô thị Kim Hoa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Hải Dương: Chấp thuận đầu tư dự án khách sạn và chung cư hơn 1.800 tỷ đồng

Hải Dương: Chấp thuận đầu tư dự án khách sạn và chung cư hơn 1.800 tỷ đồng

UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu khách sạn và nhà chung cư hỗn hợp thuộc khu hành chính tập trung tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.
Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội: Kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế

Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội: Kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế

Hội Doanh nhân Tiêu biểu Hồng Lam TP Hà Nội với những doanh nhân tự hào là những người con Xứ Nghệ, những người con quê hương Bác Hồ, chung một bóng cờ trên đất Thủ đô, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông và mạch nguồn Văn hiến từ núi Hồng sông Lam địa linh nhân kiệt, đã đoàn kết, vượt lên muôn thử thách để SX-KD, xung kích trên mặt trận kinh tế, vươn lên kết nối tạo sức mạnh hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Thủ đô và quê hương đất nước.
Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Điểm tựa từ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng

Xu thế dịch chuyển nguồn thu từ lãi sang phí đang dần định hình tại các ngân hàng trong những năm gần đây, trở thành nguồn thu có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Nhiều ngân hàng nội nổi lên trong xu thế này với nguồn thu nhập dịch vụ vượt trung bình n
VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank sẽ sử dụng nguồn vốn từ SMBC như thế nào?

VPBank đã nhận khoản đặt cọc 10% từ thương vụ phát hành riêng lẻ cho SMBC và dự kiến sẽ nhận nốt 90% còn lại trong quý 2 và 3 năm nay. Nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sử dụng để mở rộng phân khúc chiến lược bán lẻ và SME, trong khi tiến sâu hơn vào mảng k