Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đăng đàn làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

Chốt phiên chất vấn về các vấn đề nội vụ và tư pháp chiều ngày 7/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đăng đàn trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm gồm: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp; xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; và khâu tổ chức thực hiện.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đăng đàn làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: VGP.

Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với phát biểu giải trình trước đó của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Qua Báo cáo trung tâm và các ý kiến của đại biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng cho rằng có hai từ được nhắc đến nhiều nhất trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đó là "chậm" và "chưa"; đồng thời nhận trách nhiệm đó thuộc về Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng phụ trách các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu tỉnh Bến Tre cho biết có đến hơn 60% văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật đó có hiệu lực, Phó Thủ tướng nói: Chúng tôi xin nhận khuyết điểm rất lớn chỗ này và sẽ cố gắng từng bước khắc phục trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng mong các đại biểu chia sẻ với thực tế là có nhiều áp lực trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trước hết, đó là việc xây dựng các nghị định, thông tư phải mang tính chuẩn mực, vừa kiểm soát được tình hình nhưng cũng vừa tạo điều kiện thông thoáng cho mọi việc được triển khai thông suốt; quá trình đánh giá tác động sau khi các chính sách được ban hành cũng cần nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, phải dồn rất nhiều công sức cho nhiệm vụ ưu tiên là sửa các nghị định, thông tư đang có hiệu lực nhưng còn bất cập, vướng mắc nên có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật theo quy định.

Phó Thủ tướng đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua được quan tâm hơn, có tiến bộ hơn so với trước, trong đó số lượng các phiên họp chuyên đề về pháp luật của Chính phủ đã tăng lên gấp đôi so với nhiệm kỳ trước.

Về giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; nâng cao hiệu quả phối hợp tốt hơn giữa các bộ, ngành; làm tốt công tác đánh giá tác động, tham vấn chính sách; tăng cường năng lực, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế.

Trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang được thực hiện trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành năm 2016 và được sửa đổi năm 2020, và các nghị định liên quan. Phó Thủ tướng cho rằng ngay trong những văn bản này cũng đang có những điểm cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu Quốc hội cùng tham gia quá trình đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung nêu trên để thiết lập chuẩn mực cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về vấn đề phân cấp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng hiện nay đây là vấn đề có tầm quan trọng rất đặc biệt, bởi đó vừa là mục tiêu vừa là giải pháp cho nhiều việc.

Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua các văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành đều được sửa đổi, bổ sung, ban hành theo hướng này, với lý lẽ là chỉ có các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất cho mình vì luật, như Bộ trưởng Tư pháp phát biểu, có tính phổ quát nhất định, có khi nó hợp lý chỗ này nhưng chưa hợp lý chỗ khác; đồng thời phân cấp cũng sẽ giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng việc phân cấp còn khó khăn, vướng mắc do xung đột với những quy định của luật chuyên ngành, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung đồng bộ; còn tình trạng có cơ quan, đơn vị chưa muốn phân cấp; còn có ý kiến lo ngại về năng lực thực hiện của cấp cơ sở khi được phân cấp.

Về năng lực của cấp cơ sở, Phó Thủ tướng nêu ví dụ Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội cho thực hiện cơ chế thí điểm trộn vốn của 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (thí điểm tại mỗi địa phương một huyện) nhưng đã có những ý kiến phản hồi là anh em ở cấp huyện đang rất lo lắng vì không biết có thực hiện được không.

Về giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ phân cấp mạnh nhưng có thứ tự ưu tiên, kết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, gắn với chuyển đổi số.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đăng đàn làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

Về hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ này để đến ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ có thể ban hành được Nghị định 73/2023/NĐ-CP. Tuy nhiên, về vấn đề "bảo vệ" thì còn vướng các quy định hiện hành.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề khó, nên trước hết người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải xem xét thấu đáo, có trách nhiệm những khuyến điểm, hạn chế, vi phạm của cán bộ của mình, xét đến động cơ, phạm vi, tâm thế, đóng góp cho cái chung trước khi đề xuất theo thẩm quyền phương án xử lý lên cơ quan có thẩm quyền.

Phó Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ, cùng đồng hành trong đề xuất sửa đổi một số điều trong một số văn bản luật.

Về công tác tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng đây vẫn là khâu yếu. Để khắc phục điều này đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn và chấn chỉnh, xử lý những vi phạm.

Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 26 đoàn do các thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn đi khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố để xem cơ sở đang vướng những gì. Qua đợt khảo sát đầu tiên, đã tổng hợp được 513 vướng mắc của các địa phương, hiện đang cố gắng xử lý.

Kết thúc phần trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn các ý kiến rất có giá trị của các vị đại biểu Quốc hội và mong muốn các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục đồng hành để khối Chính phủ và các bộ, ngành trong lĩnh vực nội chính và tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đánh giá về phần trả lời chất vất của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng phần trả lời của Phó Thủ tướng "rất chính xác về giờ và rất khúc triết"./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính Thế giới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính Thế giới

Sáng 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp ông Masahiko Metoki, Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng: Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sứ mệnh nhân đạo quốc tế

Phó Thủ tướng: Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sứ mệnh nhân đạo quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề xuất Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng các bên liên quan cần dành ưu tiên cao và nhiều nguồn lực hơn nữa cho các hoạt động nhân đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phó Thủ tướng: Cần đánh giá thực chất mức độ hài lòng và công khai kết quả đánh giá trong CCTTHC

Phó Thủ tướng: Cần đánh giá thực chất mức độ hài lòng và công khai kết quả đánh giá trong CCTTHC

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, bộ, ngành, địa phương nào đánh giá một cách thực chất sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và công bố công khai kết quả đánh giá đó sẽ đạt được những bước tiến lớn trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC).

Các tin khác

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil

Sáng 28/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới; Chủ tịch Đảng Cộng sản Brazil Luciana Santos đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Quốc hội: Không để sơ hở cho các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản

Quốc hội: Không để sơ hở cho các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản

Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Chủ tịch nước: Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình..."

Chủ tịch nước: Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình..."

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam

Chiều 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.
Quốc hội: Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển xứng tầm

Quốc hội: Sửa đổi Luật Thủ đô để Hà Nội phát triển xứng tầm

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu đánh giá, trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật Thủ đô có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.
Loạt thông tư, chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12/2023

Loạt thông tư, chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12/2023

Một loạt các thông tư, chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế như Bổ sung quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh; Quy định mới về mức thu phí khai thác, sử dụng dữ liệu về môi trường; Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió; Bãi bỏ 04 Thông tư về quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2023.
Thủ tướng phê bình, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm chậm giải ngân đầu tư công

Thủ tướng phê bình, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm chậm giải ngân đầu tư công

Phê bình và yêu cầu các cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân, Thủ tướng đề nghị mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu, cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với dân với nước để “không cần phải họp nhiều mà công việc vẫn chạy”, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng bức tranh phong cảnh quê hương cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng bức tranh phong cảnh quê hương cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Trong chương trình thăm chính thức Nhật Bản, sáng 27/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và có buổi gặp gỡ các trí thức đại diện các thế hệ người Việt tại Nhật Bản.
Chỉ thị của Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức

Chỉ thị của Ban Bí thư: Nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024. Tầm Nhìn xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Thủ tướng: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy

Thủ tướng: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy

Chiều 24/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Italy Marco Della Seta vừa nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Bên lề Quốc hội: Đại biểu ủng hộ quy định lái xe không được uống rượu bia nhưng băn khoăn về nồng độ cồn bằng 0

Bên lề Quốc hội: Đại biểu ủng hộ quy định lái xe không được uống rượu bia nhưng băn khoăn về nồng độ cồn bằng 0

Chiều 24/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dự luật này đã được thảo luận tại tổ hôm 10/11, tại đợt 1 của kỳ họp. Một trong những điểm có nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo luật là quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn.
Thúc giải ngân vốn đầu tư công với 15 bộ và cơ quan trung ương đạt thấp

Thúc giải ngân vốn đầu tư công với 15 bộ và cơ quan trung ương đạt thấp

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có công điện gửi lãnh đạo 15 bộ, cơ quan trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Quân đội Israel cảnh báo dân Palestine không đi từ phía Nam về phía Bắc Gaza

Quân đội Israel cảnh báo dân Palestine không đi từ phía Nam về phía Bắc Gaza

Quân đội Israel đã yêu cầu người dân Palestine ở miền Nam Gaza không được di chuyển về phía Bắc, đồng thời binh sĩ chỉ cho người dân đi từ phía Bắc về Nam trên một con đường duy nhất.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đón nhận Thư khen của Thủ tướng

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đón nhận Thư khen của Thủ tướng

Sáng 24/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã trao Thư khen của Thủ tướng Chính phủ cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) vì đã có thành tích triệt phá hàng loạt chuyên án ma túy lớn trong thời gian vừa qua.
Xem thêm
Kỷ niệm 62 năm ngành Dầu khí: BSR trong hành trình thịnh vượng cùng Petrovietnam

Kỷ niệm 62 năm ngành Dầu khí: BSR trong hành trình thịnh vượng cùng Petrovietnam

Kỷ niệm 62 năm ngành Dầu khí: BSR trong hành trình thịnh vượng cùng Petrovietnam
Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2022-2023: Tôn vinh những đóng góp quan trọng của phụ nữ

Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2022-2023: Tôn vinh những đóng góp quan trọng của phụ nữ

Tối 27/11, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2022-2023 và trao giải Cuộc thi 'Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới'.
Quảng Ninh: Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc thăm KCN Sông Khoai

Quảng Ninh: Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc thăm KCN Sông Khoai

Chiều 27/11, đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn đại biểu Chính hiệp Trung Quốc đã đến thăm và làm việc tại KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, tham quan Dự án Công nghệ tế bào Quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Jinko 1).
Bài II: Xác định điểm tắc nghẽn của cuộc tranh chấp khu đất

Bài II: Xác định điểm tắc nghẽn của cuộc tranh chấp khu đất

Năm 2005 UBND thị trấn Đoan Hùng tự ý thu hồi khu đất chúng tôi đã đề cập trong các bài trước của gia đình bà Hà Thị Nghĩa, ngang nhiên san nền, chia lô, bán cho các hộ khác không có quyết định thu hồi, không đền bù. Bà Nghĩa đã kịch liệt phản đối.
Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bất cứ một con người, một sự vật, sự việc, đều có lịch sử hình thành và phát triển. Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ, về cội nguồn của con người, sự vật, sự việc, đặc biệt là những sự vật, sự việc liên quan đến con người. Khu đất tại Gò Mán thị trấn Đoan Hùng cũng vậy, muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành phải đi từ lịch sử.
Khách hàng “tố” gửi tiền tiết kiệm tại MB Bank bị “hô biến” thành bảo hiểm nhân thọ

Khách hàng “tố” gửi tiền tiết kiệm tại MB Bank bị “hô biến” thành bảo hiểm nhân thọ

Từ đơn thư của một phụ nữ trong vụ việc gửi tiền tiết kiệm bị “hô biến” thành tiền bảo hiểm nhân thọ, Phóng viên vào cuộc xác minh, để đưa ra công luận góc nhìn đa chiều về việc “có hay không câu chuyện nhân viên của MB Bank lừa dối khách hàng tư vấn “lập lờ” gửi tiết kiệm biến thành tiền mua bảo hiểm nhân thọ.
Thanh tra đột xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam

Thanh tra đột xuất tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam

Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm ngày càng tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học; cần xây dựng lý luận về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.
Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bài I: Đi tìm lai lịch một khu đất

Bất cứ một con người, một sự vật, sự việc, đều có lịch sử hình thành và phát triển. Lịch sử giúp chúng ta hiểu biết về quá khứ, về cội nguồn của con người, sự vật, sự việc, đặc biệt là những sự vật, sự việc liên quan đến con người. Khu đất tại Gò Mán thị trấn Đoan Hùng cũng vậy, muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành phải đi từ lịch sử.
Australia - Mùa Xuân đến

Australia - Mùa Xuân đến

Nhiều người thích trải nghiệm đất nước Australia nhộn nhịp và đầy nắng vàng vào mùa Hè nhưng tôi lại chọn đến đây vào Mùa Xuân
Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

doanh nhân Phạm Thanh Hải Chủ tịch HĐQT IDT bị Công an Hà Nội bắt gian ngày 19/10/2015 đến nay đã gần 8 năm với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

Trong các vụ án kinh tế, vụ Tiến sỹ vật lý Phạm Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty IDT - thu hút sự chú ý của hơn Tòa án