Quảng Ngãi: Đổ thải khắp xã lấy mặt bằng thi công khu hành chính xã

Trong quá trình thi công xây dựng khẩn cấp Trung tâm hành chính xã Ba Giang (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), nhà thầu đã san bạt núi để tạo mặt bằng. Lượng đất dôi dư ra được đơn vị này đổ thải ở nhiều khu vực lân cận tạo ra nguy cơ sạt lở, bồi lấp dòng chảy.

Hàng trăm nghìn khối đất đổ thải được đưa từ khu vực thi công Trung tâm hành chính xã Ba Trang (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) ra ngoài, san lấp lên đất vườn, canh tác của các hộ dân sống lân cận gây nguy cơ sạt lở, vùi lấp dòng chảy. Điều đáng nói, công trình Trung tâm hành chính xã này được phê duyệt khẩn cấp cũng vì nguyên nhân ...sạt lở.

Xã Ba Giang (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) là khu vực bị đe dọa bởi sạt lở núi. Mùa mưa lũ, tình trạng sạt lở tại đây diễn biến cực kỳ nguy hiểm. Trụ sở UBND xã, trường học và nhiều nhà dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư 130 tỷ đồng xây dựng Trung tâm hành chính mới của xã Ba Giang và chia làm 02 giai đoạn. Dự án do UBND huyện Ba Tơ làm chủ đầu tư.

Giai đoạn 1 có mức đầu tư khoảng 77 tỷ đồng, chỉ định thầu theo diện khẩn cấp cho Công ty TNHH xây dựng Thành Đạt thực hiện. Giai đoạn 2 của dự án có giá trị xây lắp gần 50 tỷ đồng, Công ty Thành Đạt cũng là đơn vị trúng thầu.

Quảng Ngãi: Đổ thải khắp xã lấy mặt bằng thi công khu hành chính xã
Công trường thi công Trung tâm hành chính mới xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Trong quá trình xây dựng, đơn vị thi công phải san gạt núi để lấy mặt bằng. Việc này làm phát sinh một lượng đất thải khổng lồ. Theo quy định, đất thải phải được chở đến nơi tập kết đã được phê duyệt từ trước. Thế nhưng đơn vị thi công dự án lại thực hiện theo kiểu… tiện đâu đổ đó.

Theo phản ánh của người dân xã Ba Giang, đơn vị thi công chọn những nhà dân có vườn rộng để liên hệ xin đổ đất thải. Chỉ cách vị trí dự án chưa đầy 500m nhưng có đến 3 bãi đất thải. Hầu hết các hộ dân này có vườn giáp cận với suối Nước Lô.

Ghi nhận vào ngày 1/4, hoạt động san lấp tại bãi đất này vẫn đang diễn ra. Một khối lượng đất thải khổng lồ đang lấn dần ra phía dòng suối.

Hộ ông Phạm Văn Tân cùng một vài hộ dân khác nằm ngay bên cạnh đường dẫn qua cầu treo Nước Lô. Chỉ tay sang phía vườn hàng xóm, ông Tân nói: “Bên kia là đất của Phạm Văn Phát, bên này là của mình. Công ty họ ra nói cho họ đổ để mình nâng vườn lên, không có lấy tiền, còn hỗ trợ cho mình 6 triệu để làm lại cái nhà này.”

Quảng Ngãi: Đổ thải khắp xã lấy mặt bằng thi công khu hành chính xã
Đất thải từ công trình đổ ra nhiều hộ dân lân cận, cạnh bên đường dẫn ra cầu treo suối Nước Lô.

Đi một vòng quanh khu vực, phóng viên ghi nhận một khối lượng đất đắp khổng lồ ước chừng lên đến hàng ngàn khối được đổ, lu lèn với chiều cao tính từ bờ suối lên đến cả chục mét. Phía giáp với đường ra cầu Nước Lô thì đất tràn lèn lên tấm lưới B40 được rào trước đó, như chực chờ bung, đổ ra ngoài.

Ở phía bờ suối, hàng cau vốn dĩ trước đây ông Tân trồng ở bờ đất thì nay đã bị vùi gốc hơn 1 mét, thân cây đổ ra hướng suối theo đất. Có thể thấy từ hàng cau này ra đến mép đất giáp bờ suối là thêm vài mét nữa.

Đất thải công nống lưới rào, chực chờ đổ ra đường
Đất thải công nống lưới rào, chực chờ đổ ra đường.

Nhà ông Tân trước đây ra vào theo lối dẫn ra cầu treo, hiện giờ vì đất đổ mới san lấp đã cao hơn mặt đường đến hàng mét nên không thể đi theo lối đó. Trong khi phía trước, lối ra đường chính ông Tân đã cho con làm nhà. “Người đồng bào tối kỵ việc đi chui dưới nhà sàn, sắp tới mình hỏi xã xin ngỏ ra trên cái đất hồi xưa lấy của mình làm Nhà học tập cộng đồng xem có xin được không” - Ông Tân nói thêm.

Mặc dù đã được lu lèn nhưng không điều gì có thể đảm bảo rằng số đất được đắp mới này sẽ không bị cuốn sạt ra suối khi có mưa lớn.

...tràn ra bờ suối, các hàng cau trồng sát bờ đất cũ đến vài mét.
...tràn ra bờ suối, các hàng cau trồng sát bờ đất cũ đến vài mét.

Anh Phạm Văn Hồng, một hộ khác cũng có vườn sát bên suối được nhà thầu thi công đem đất này ra đổ. Anh Hồng cho biết: “Đất vườn nhà mình đổ nâng lên từ nắm ngoái, từ chỗ công trình chỗ xã kìa, chỗ công ty của bà X. gì làm đó! Ở gần nên họ đổ cỡ 1 tháng thì được mặt bằng như vầy, mà đợt mưa vừa rồi bị sạt, kéo đất ra suối nên giờ mình phải cắm thêm cây gỗ để giữ”.

Khi được hỏi mình xin như thế nào thì được biết: “Họ làm giấy xin xã, rồi công ty họ đổ đất cho mình thôi. Ban đầu xã không cho nhưng mà sau đó..." (không nghe rõ) - a Hồng bỏ lửng câu nói.

Tại khu đất của mình, Phạm Văn Hồng đang cắm thêm các cây gỗ để chống việc đất trôi ra suối.
Tại khu đất của mình, Phạm Văn Hồng đang cắm thêm các cây gỗ để chống việc đất trôi ra suối.

Mùa mưa, suối Nước Lô thường xuyên xuất hiện lũ lớn. Một khối lượng đất thải lớn lại lấn dòng suối nên nguy cơ sạt lở chắn dòng suối luôn hiện hữu. Cầu treo Nước Lô cũng nằm trong vùng có nguy cơ bị sạt lở đe dọa.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Ba Tơ - Chủ đầu tư dự án thông tin cho biết, có nhiều vị trí được phê duyệt làm bãi thải trong quá trình thi công dự án, tuy nhiên khi doanh nghiệp đổ đất thải sẽ có… rơi rớt.

Đối với phản ánh bãi thải tại cầu treo Nước Lô là trái phép, lãnh đạo huyện cho biết sẽ cho kiểm tra lại. “Tôi sẽ cho kiểm tra các bãi thải, lập biên bản xem chỗ nào đúng, chỗ nào không đúng. Chỗ nào không đúng sẽ phải xử lý. Tuần sau huyện sẽ thông tin cụ thể”./.

Tuệ Minh

Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh: Dùng đất thải từ dự án đường cao tốc để san lấp có đúng quy trình?

Hà Tĩnh: Dùng đất thải từ dự án đường cao tốc để san lấp có đúng quy trình?

Một đơn vị thi công Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng, đã để các xe tải ben chở hàng trăm khối đất về san lấp cho một hộ dân trên địa bàn xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), khiến người dân xôn xao liệu có được ưu ái?
Quảng Ngãi: “Bầy hầy” công trình thi công lấp mương, chặn suối ở Ba Tơ

Quảng Ngãi: “Bầy hầy” công trình thi công lấp mương, chặn suối ở Ba Tơ

Nhà thầu thi công dự án đường Ba Bích - Ba Lế - Ba Nam (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) mặc nhiên chặn suối, lấp mương khiến nước băng lên mặt cầu cũ. Lượng bê tông thừa sau khi sử dụng bị đổ bừa bãi, lấp cả mương thoát nước mưa của tuyến đường hiện hữu.
Tây Sơn – Bình Định: Báo động tình trạng khai thác đất trái phép tại xã Bình Nghi

Tây Sơn – Bình Định: Báo động tình trạng khai thác đất trái phép tại xã Bình Nghi

Theo người dân, tình trạng khai thác đất trái phép ở xã Bình Nghi để bán cho các lò gạch, ngói trên địa bàn xảy ra từ nhiều năm qua. Và hiện nay vẫn tái diễn một cách công khai, rất đáng báo động.    

Các tin khác

Kon Tum: 2,78ha đất Lâm nghiệp chưa được chuyển đổi vẫn thi công Dự án

Kon Tum: 2,78ha đất Lâm nghiệp chưa được chuyển đổi vẫn thi công Dự án

Toàn bộ Dự án đang được thi công các hạng mục nằm trên diện tích đất Lâm nghiệp mà chưa được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Kiểm lâm yêu cầu Đèo Cả Group cung cấp hồ sơ liên quan đến việc phá rừng dự án

Kiểm lâm yêu cầu Đèo Cả Group cung cấp hồ sơ liên quan đến việc phá rừng dự án

Nhận được tố cáo của người dân về hành vi san ủi, phá rừng dự án KfW6, lực lượng Kiểm lâm thị xã Đức Phổ đã tiến hành điều tra, xác minh. Chủ rừng trước đó đã giao toàn bộ 15 sổ đỏ đất rừng cho Đèo Cả Group thuê.
Hà Nội: Huyện Chương Mỹ có bất lực trước lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công?

Hà Nội: Huyện Chương Mỹ có bất lực trước lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công?

Hiện nay, tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ nhiều lò gạch thủ công vẫn đang tiếp tục hoạt động. Vậy, câu hỏi đặt ra: UBND huyện Chương Mỹ có bất lực trước lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công?
Eakar - Đắk Lắk: Di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư sau phản ánh của Tầm Nhìn

Eakar - Đắk Lắk: Di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư sau phản ánh của Tầm Nhìn

Sau phản ánh của báo Tri Thức & Cuộc Sống, UBND xã Ea Tih (Ea Kar) đã thành lập đoàn kiểm tra đồng thời có báo cáo bằng văn bản đến các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch di dời, di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đến khu vực chăn nuôi tập trung mà xã đã quy hoạch.
Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Kon Tum: UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra sai phạm tại dự án ở huyện Đăk Glei

Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm tra đối với hàng loạt sai phạm tại dự án Sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.
Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu

Ea Kar, Đắk Lắk: Trang trại chăn nuôi “bức tử” môi trường, người dân kêu cứu

“Môi trường quá ô nhiễm, nước thải ra đen ngòm. Có khách đến thăm chơi thường nói đùa mùi hôi thối và ruồi nhặng là hương vị cuộc sống của xóm 1”. Đây là trích đoạn trong thư kêu cứu của hàng chục hộ dân đang sống tại thôn Đoàn Kết 2, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, Đắk Lắk gởi đến cơ quan chức năng.
Cà Mau: Sạt lở đất ven sông uy hiếp tài sản và tính mạng người dân

Cà Mau: Sạt lở đất ven sông uy hiếp tài sản và tính mạng người dân

Một khu vực tại xã Tam Giang huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau vừa xảy ra 2 vụ sạt lở đất ven sông, làm hư hỏng nhiều nhà cửa và thiệt hại tài sản người dân.
Kon Tum: Có dung túng cho hành vi đổ thải xây dựng tràn lan ở Mường Hoong?

Kon Tum: Có dung túng cho hành vi đổ thải xây dựng tràn lan ở Mường Hoong?

Sau những lình xình trong việc chỉ định thầu đối với công trình chưa được sáng tỏ, thì tại Dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei), nhà thầu thi công công trình này đã đổ hàng nghìn m3 đất thải không đúng với thiết kế phê duyệt, tại nhiều khu đất của người dân, thậm chí là đổ cả ra sông suối, đất rừng.
Nghệ An: Dân kêu cứu vì tiếng ồn và bụi đá

Nghệ An: Dân kêu cứu vì tiếng ồn và bụi đá 'siêu khủng' từ nhà máy chế biến bột đá

Tiếng rít chát chúa xen lẫn tiếng máy nổ sầm sầm suốt ngày đêm cùng với lớp lớp bụi trắng bay lên mù mịt từ Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu mịn của Công ty Cổ phần Khoáng sản Đông Á đang là nỗi khiếp đảm đến hoảng loạn của hàng chục hộ dân xóm Đột Vả, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) trong suốt nhiều năm qua.
Thanh Trì – Hà Nội: Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ

Thanh Trì – Hà Nội: Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ

Nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm từ dự án Cải tạo, kè ao số 3, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thực trang đang rất cần sự nhắc nhở, xử lý của chính quyền đối với nhà thầu khi công dự án.
Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Theo quy định, các mỏ được cấp phép khai thác cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, bến cát thuộc các Công ty TNHH VLXD Sông Núi, Công ty CP Đoàn Chính Nghĩa... hoạt động trên địa bàn huyện Cư Kuin lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó
Cam Lộ - Quảng Trị: Xuất hiện trang trại nuôi heo ngay trên đầu nguồn hồ nước Phan Xá

Cam Lộ - Quảng Trị: Xuất hiện trang trại nuôi heo ngay trên đầu nguồn hồ nước Phan Xá

Một trang trại chăn nuôi heo với quy mô rất lớn, đang dần được hình thành ngay trên đầu nguồn của hồ chứa nước Phan Xá tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Theo quy định, các mỏ khai thác đá, cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó.
Kon Tum: Phá rừng để làm đường cho dự án?

Kon Tum: Phá rừng để làm đường cho dự án?

Tại huyện Đăk Glei, một phần diện tích rừng chưa được chuyển đổi đã bị ủi trắng để làm đường phục vụ cho Dự án Sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ xã Mường Hoong…
Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Sáng ngày 09/5, Phóng viên (PV) Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với đại diện UBND huyện Krông Nô sau bài viết “Krông Nô – Đắk Nông: Băm nát quả đồi để khai thác đất trái phép tại xã Nam Xuân” được đăng tải vào ngày 07/5. Theo đại diện UBND huyện Krông Nô, ông Trần Đăng Ánh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết đã có chỉ đạo và sẽ xử lý triệt để tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn xã Nam Xuân và các xã lân cận.
Xem thêm
Hà Tĩnh: Huy động hàng trăm người tham gia chữa cháy rừng

Hà Tĩnh: Huy động hàng trăm người tham gia chữa cháy rừng

Sau hơn 4h đồng hồ, đám cháy rừng ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã được dập tắt. Hiện, cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm, kiểm tra hiện trường và tính toán mức độ thiệt hại của vụ cháy.
Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Tân Yên-Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Ngày 30/05/2023, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên).
Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Quảng Trị: Chỉ định thầu trái luật, Dự án JICA 2 bị Bộ Tài chính tít còi

Bộ Tài chính vừa có văn bản phản hồi đến UBND tỉnh Quảng Trị, xác định Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng Phòng hộ (JICA 2) tại huyện Hướng Hóa không đủ điều kiện thanh toán từ nguồn vốn của nhà tài trợ, vì lý do chỉ định thầu trái quy định trước đó.
Thạch Thành – Thanh Hóa: Tận thu hơn 44.000 m3 đất tại mỏ đá Spilit xã Thành Long đến khi nào?

Thạch Thành – Thanh Hóa: Tận thu hơn 44.000 m3 đất tại mỏ đá Spilit xã Thành Long đến khi nào?

Tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ trên bề mặt mỏ tại mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An khai thác đến khi nào?
Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Theo quy định, các mỏ được cấp phép khai thác cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, bến cát thuộc các Công ty TNHH VLXD Sông Núi, Công ty CP Đoàn Chính Nghĩa... hoạt động trên địa bàn huyện Cư Kuin lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó
Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Theo quy định, các mỏ khai thác đá, cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó.