|
Ban quản lý dự án tỉnh Hưng Yên có các chức năng sau:
Quản lý dự án thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý, vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao; thực hiện các chức năng theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 16/2016/TT-BXD, cụ thể như sau:
a) Làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được cấp có thẩm quyền giao. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể.
b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng
|
theo quy định của pháp luật… và một số chức năng quản lý khác theo quy định của pháp luật.
Điều khiến nhiều người cảm thấy lạ lung là, mặc dù tỉnh Hưng Yên đã có ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng nhưng có một số dự án về giao thông dùng ngân sách nhà nước lại không giao cho Ban quản lý dự án mà lại giao cho đơn vị khác đảm nhận.
Điều này thể hiện rõ qua các Nghị quyết 356, 357, 359 và 360/NQ-HĐND của tỉnh Hưng Yên ngày 22/3/2021 vừa qua.
|
Trong 4 dự án ký cùng ngày thì Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông - xây dựng nhận được một, là Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên. Còn lại, Dự án 359 và 360 là Dự án đường trục ngang kết nối QL 39 (KM 22+550) với ĐT 376 và dự án 360, Dự án đường nối ĐH.45 xã Đồng Than với ĐT.367 xã Ngọc Long lại được giao cho Sở giao thông tỉnh làm chủ đầu tư.
Công luận có đôi chút băn khoăn nếu đã sinh ra một Ban Quản lý dự án thì lẽ ra như thông lệ như các Ban quản lý dự án của các tỉnh thì những công trình có vốn từ ngân sách đều giao cho Ban, nếu không giao cho Ban thì có hơi bất hợp lý vì khi thành lập tỉnh đã giao cho Ban cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) và Nghị định sổ 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (sau đây gọi tắt là Nghị định số 141/2016/NĐ-CP).
Nếu Ban Quản lý dự án không được giao dự án, công trình thì làm sao có thể hoàn thành nhiệm vụ tự chủ trong tài chính để bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên trong ban?