![]() |
Chùa Hà (Cầu Giấy) ngôi chùa không có sư trụ trì ở Hà Nội |
Theo GS.TS Trần Lâm Biền, một nhà nghiên cứu Văn hóa cho rằng, đối với người Việt Nam: Đạo Phật rất được tôn trọng. Cách đây hơn 2000 năm, Đạo Phật mới du nhập vào nước ta và nhanh chóng được tiếp nhận, vì nó phù hợp với tinh thần của người Việt lúc đó.
Như vậy Phật vừa ở trong Tâm người Việt, vừa được đúc tượng thờ cúng ở những ngôi Chùa đã xây dựng trên khắp đất nước và nay cả trên quần đảo Trường Sa biển Đông… Kiều bào ta ở nước ngoài cũng xây dựng Chùa trên nước sở tại. Chùa được coi là một không gian văn hóa. Nhiều lời phật dạy trở thành đạo đức, lẽ sống của nhiều người. Đến chùa vừa thư giãn vừa để tĩnh tâm trước sự hối hả của cuộc sống.
Tôi nhớ khoảng năm 1976, tôi gặp Sư nữ Mạn-Đà-La, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp; bà đã cho biết kế hoạch, tiến độ Kiều bào ta xây dựng Chùa tại Pháp. Và mới ngày 20/7/2021 vừa qua, một anh bạn tôi, định cư ở Đức, cũng cho biết có khá nhiều Chùa, do Kiều bào ta xây dựng ở Đức. Vậy là đạo Phật hiện hữu, gắn bó với người Việt ở bất cứ đâu.
Hầu hết các Chùa đều có các Sư thường trú, trụ trì tụng Kinh niệm Phật. Khi có sự “củng thỉnh”, Sư sẽ làm thủ tục cùng với gia đình, người thân tiễn đưa người chết “ra đồng”… Đặc biệt, những năm gầy đây khi chưa đại dịch Covid-19, cứ đến Rằm tháng 7 (Âm lịch) nhiều Chùa có Sư làm lễ Vu Lan báo Hiếu Mẹ, Cha. Trong khi ngày sinh (Dương lịch), ngày mất (Âm lịch) của Mẹ, Cha bởi những ngày đó rất quan trọng với con cháu… Ý nghĩa ngày Rằm tháng 7 là Xá tội Vong Nhân là thế.
Về xuất thân các Sư: có Sư xuất thân Danh gia vọng tộc, điển hình như Vua Trần Nhân Tông, “về hưu” đi Tu ở Yên Tử. Có Sư xuất thân, “Dân Văn công, văn nghệ”. Có Sư “đơn giản” thất tình đi tu… Tuy nhiên, từ rất lâu rồi nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã thấy có Sư “Hổ mang”, tiêu cực và sự khác biệt: “Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta. Đầu thì trọc lốc, áo không tà. Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm. Vãi núp sau lưng sáu bảy bà”… Và bây giờ, cũng có Sư tôi không tiện nêu tên cho nuôi lợn và sát sinh, giết mổ lợn trong khuôn viên Chùa, trong khi Đạo Phật yêu cầu Sư tu Ngũ giới.
Thế nên, có lẽ đó cũng là lý do ông cha ta đúc kết: “Thứ nhất Tu tại gia, thứ nhì Tu chợ, thứ ba Tu Chùa”. Và có Chùa do Chính quyền địa phương quản lý; không có Sư thường trú, trụ trì. Đơn cử Chùa Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tu tại gia, tại tâm đó là tư tưởng tiến bộ của những người coi trong đạo phật.
Về việc trùng tu; quy hoạch, kiến trúc, xây dựng “Chùa mới hiện đại”, cũng có sai lầm, biến tướng. Ví dụ, theo GS TS Trần Lâm Biền: Chùa Bái Đính mới (ở Ninh Bình), có một thứ không phù hợp. Cụ thể, kiến trúc tòa nhà ba tầng mái, Đấy là Thế giới của người chết. Nhưng kiến trúc Chùa (Bái Đính mới) lại gọi là “Tam quan”, tòa nhà ba tầng mái xây dựng ở ngoài cổng; khiến người ta liên tưởng tới với cái chết, trước khi đến với Phật. Hay trong khuôn viên Chùa Tam Chúc ở Hà Nam, lại có Đền Tứ Ân. Hay Chùa Ba Vàng cũ (Quảng Ninh), xây dựng mới hoàn toàn, với quy mô rộng bao la… với các kiểu cúng lễ không đúng với phật pháp.
Do đó, tôi cho rằng những người thông tuệ một năm chỉ đến Chùa nhiều nhất một lần. Và họ chỉ đến Chùa nào gần nhà mình nhất, cổ kính nhất, càng cổ, càng quý. Vì Chùa nào chả Thờ Phật. Đấy là còn chưa kể đến 3 Luật Đạo Phật cơ bản Nhân quả, Nhân Duyên và Luân hồi; thì Luật Luân hồi, Kiếp sau, đang thiếu thuyết phục, chưa có một nghiên cứu nào trên cơ sở khoa học.
Tào Tháo nổi tiếng Trung Quốc xưa kia cũng hồ nghi thuyết Luân hồi, nên mới hỏi Phu nhân Sái Vân Cơ, đại ý: “Nếu như có Kiếp sau, nàng có lấy ta không?”. Mà không hỏi vợ: “Kiếp sau, nàng có lấy ta không?”. Và hiện nay, Phi hành gia Edgar Mitchell-1 người đã đặt chân lên Mặt Trăng, ngày 31/1/1971 bằng Phi thuyền Apollo 14)-1 nhà Khoa học, với nhiều công trình nghiên cứu không gian, tại đại học Harvand… cũng chưa tin có Kiếp sau.
Trở lại việc trùng tu, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng Chùa; tôi kiến nghị cơ quan chức năng quan tâm, chỉ đạo chú trọng trùng tu Chùa chiền truyền thống. Nếu cần thiết xây dựng Chùa mới, nên thuần khiết “Chùa là Chùa”. Không nên xây dựng hỗn hợp trong khuôn viên Chùa, lại có Đền. Hoặc trong mặt bằng Đền lại có Chùa; để góp phần nâng cao tầm Văn minh, Văn hóa Đạo Phật - Tâm linh Dân tộc Việt Nam.