Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề là nâng giá trị và sức cạnh tranh thị trường

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các làng nghề Việt Nam, có giá trị to lớn cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Việc nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là một yêu cầu hàng đầu để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của mỗi làng nghề.
Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
Mẫu mã nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề.

Tạo mẫu cho sản phẩm làng nghề

Trong điều kiện phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta ngày nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề cũng như các loại hàng hóa khác của nước ta đang đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt - cạnh tranh ngay trên thị trường nước ta và nhất là trên thị trường các nước khác trong WTO. Trong cuộc cạnh tranh này, sản phẩm nước ta buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh về nhiều mặt, bên cạnh những yêu cầu về giá cả, mẫu mã, đã có thêm những yêu cầu rất khắt khe về môi trường, về an toàn lao động trong doanh nghiệp sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng. Tuy vậy, cần khẳng định rằng mẫu mã vẫn là một yếu tố rất quan trọng trong những yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của sản phẩm: về văn hóa, đó là sự thể hiện yếu tố văn hóa trong sản phẩm; và về kinh tế, đó là sự đóng góp vầo giá trị gia tăng của sản phẩm.

1. Công tác tạo mẫu cho sản phẩm làng nghề đang đứng trước những triển vọng mới rất to lớn.

Một là, qua những năm đổi mới, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã thể hiện rõ rệt vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước ta ngày nay. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân trong nuớc, vừa là loại hàng hóa có giá trị, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Từ nhiều năm nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã là một loại hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá nhanh: năm 2001 mới là 236,8 triệu USD; năm 2006 đã đạt 630 triệu USD; riêng sản phẩm gỗ năm 2001 mới là 1 tỷ USD, năm 2006 đã đạt gần 2 tỷ USD. Thực hiện chủ trương “Phát triển bền vững các làng nghề” mà Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, các làng nghề nước ta đang trên đà phát triển, tuy còn gặp không ít khó khăn, nhưng triển vọng là rất to lớn; do đó, công tác tạo mẫu và vai trò của các nhà design (tạo mẫu) càng quan trọng.

Hai là, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang trong mình những yếu tố kinh tế và văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhưng nổi bật nhất là các yếu tố văn hóa, vì đó là những sản phẩm được làm ra bằng tài năng sáng tạo của các nghệ nhân với nhiều loại sản phẩm tinh xảo, độc đáo, đậm nét bản sắc dân tộc và trong khá nhiều trường hợp, mang phong cách chế tác của từng nghệ nhân, đôi khi còn mang nét đặc trưng của từng làng nghề. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã góp phần làm phong phú kho tàng tinh hoa văn hóa thế giới, vì nói đến cùng, hội nhập kinh tế thực chất cũng là hội nhập văn hóa, là những giá trị văn hóa trong từng sản phẩm, nhất là sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trong phương thức kinh doanh. Chính yếu tố văn hóa trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đang mở ra những triển vọng mới cho các nhà thiết kế trong hoạt động sáng tạo của mình.

2. Chính vì thế, công tác tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đang đứng trước những yêu cầu mới.

Theo nhà nghiên cứu chuyên ngành M.Kelm, “tạo dáng công nghiệp” - cũng còn gọi là tạo mẫu được định nghĩa: “Tạo dáng... nằm trong quá trình chuẩn bị và phát triển của sản phẩm và hệ thống sản phẩm mà trong đó yếu tố thẩm mỹ là một thành phần thống nhất gắn bó hữu cơ với các thành phần khác như khoa học, công nghệ, thiết kế... nhằm tối ưu hóa về giá trị sử dụng, nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa - thẩm mỹ của chế độ xã hội thích hợp với những điều kiện của nền công nghiệp phát triển”[1].

Trong điều kiện mới của đất nước tiếp tục đổi mới và hội nhập, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề cũng phải đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng; cũng tức là các mẫu mã phải được liên tục đổi mới, cải tiến.

Một là, mẫu mã phải tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu văn hóa thế giới trong từng loại sản phẩm, từng sản phẩm, đó là “kết hợp truyền thống với hiện đại”, hoặc cũng gọi là “hiện đại hóa truyền thống”. Chúng ta có những mẫu mã truyền thống của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ hàng trăm năm nay; nhưng trước yêu cầu mới, những mẫu mã truyền thống ấy có cần “hiện đại hóa” hoặc “làm mới” hay không; đồng thời, cùng với những mẫu mã truyền thống, cẩn sáng tạo thêm những mẫu mã mới nào khác. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cần được làm rõ cả về lý luận và thực tiến.

Hai là, mẫu mã phải đáp ứng thật tốt yêu cầu của thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường thế giới, hơn nữa, lại phải tìm cách đi vào từng thị trường cụ thể trên thế giới. Chúng ta không thể “bán cái ta có” như trước đây, mà phải “bán cái mà thị trường cần”. Trong thị trường toàn cầu hóa ngày nay, không thể không đặt mặt hàng thủ công mỹ nghệ nước ta trong thế cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại trên thế giới; cạnh tranh về mẫu mã và cả về giá cả và chất lượng (nguyên vật liệu thân thiện với môi trường). Điều cần quan tâm là có những nước cạnh ta cũng đang có những sản phẩm cùng dạng như sản phẩm của ta, hơn nữa, họ đã và đang có những cải tiến mẫu mã nhanh hơn ta; do vậy, cuộc cạnh tranh là hết sức gay gắt, không thể xem nhẹ. Nếu không, việc thua ngay trên sân nhà là điều chắc chắn.

Một số giải pháp chủ yếu

Trước tình hình đó, xin kiến nghị một số giải pháp chủ yếu như sau.

Một là, tổ chức nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về lý luận và phương pháp luận cũng như về vai trò, vị trí của mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Có một số vấn đề cần suy nghĩ: (i) Khi nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển và nay đã là thành viên của WTO, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, thì công tác tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đang ở đâu, có vị trí và vai trò như thế nào, có thể đóng góp gì cho công cuộc phát triển đất nước; (ii) chúng ta đang đứng trước tình hình như thế nào; công tác tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ có những những thuận lợi gì mới đồng thời có những khó khăn gì mới và phương hướng phát triển là gì; (iii) riêng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, quan niệm như thế nào là “hiện đại hóa truyền thống” và “truyền thống hóa hiện đại”? Phải chăng truyền thống và hiện đại luôn luôn gắn bó với nhau; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không tách rời với truyền thống, và chính truyền thống lại là nền tảng cho chúng ta tiếp thu cái hiện đại, làm phong phú thêm truyền thống, v.v...

Hai là, công tác tạo mẫu, tạo dáng là một loại hoạt động gắn bó chặt chẽ kinh tế với kỹ thuật, kỹ thuật với mỹ thuật; cũng tức là kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật; văn hóa - thẩm mỹ với yếu tố khoa học - công nghệ, v.v... Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhưng không giống như một hàng tiêu dùng thông thường, mà mang trong nó những giá trị chân, thiện, mỹ của một nền văn hóa dân tộc, truyền cho người dùng những xúc cảm mới, sự khoái cảm thẩm mỹ mới, nhất là qua đó, chúng ta thêm tự hào về truyền thống văn hóa nước nhà, bàn tay khéo léo của nghệ nhân; đó chính là “giá trị biểu trưng” của sản phẩm. Giá trị ấy mang bản sắc văn hóa, chuyển biến theo từng thời kỳ của sự phát triển đất nước, trường tồn cùng đất nước. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các họa sỹ, các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu, các nghệ nhân, thợ cả, nhà khoa học-công nghệ, các doanh nhân, và tập thể người lao động, v.v... trong quá trình sáng tạo là hết sức quan trọng, bảo đảm cho giá trị vĩnh hằng của những sản phẩm như thế. Việc sáng tạo mẫu mã mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất có ý nghĩa, khắc phục tình trạng lâu nay thường chỉ nhái mẫu cổ hoặc làm theo mẫu có sẵn của khách đặt hàng. Cần quan tâm hơn nữa đối với bao bì sản phẩm thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực lâu nay thường coi nhẹ, song trong thực tế, bao bì không chí là vật dụng để chứa đựng sản phẩm, tránh cho sản phẩm bị hư hỏng, va đập, mà còn tôn thêm vẻ đẹp của sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Ba là, trước yêu cầu của tình hình mới, nên có sự hợp tác chặt chẽ giữa những người làm công tác tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là các hội, hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ. Trong kinh tế thị trường, các hội, hiệp hội doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện, tự quản lý, tự trang trải của các doanh nghiệp nhằm thực hiện các chức năng: (i) hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh (về các mặt thông tin, tư vấn, và đào tạo); bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và (iii) làm cầu nối giữa hội viên với cơ quan nhà nước, tham gia ý kiến hoạch định cơ chế, chính sách liên quan đến ngành nghề mà hội, hiệp hội là đại diện. Sự hợp tác liên kết giữa các nhà tạo mẫu với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp này trong các lĩnh vực, nhất là đào tạo, tư vấn, biểu dương, tổ chức các hội thi, khen thưởng, v.v... là rất quan trọng để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các nhà tạo mẫu cũng như các hội, hiệp hội trong việc bảo tồn mẫu mã hiện có và sáng tạo thêm nhiều mẫu mã mới. (Xin nói thêm: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thành lập Trung tâm Tạo mẫu hỗ trợ làng nghề Việt Nam, sẵn sàng hợp tác với các nhà tạo mẫu để trợ giúp các làng nghề nước ta). Phải chăng cũng đã đến lúc cần phát triển nhiều hơn nữa các hội nghề nghiệp của các nhà tạo mẫu, thiết kế sản phẩm công nghiệp nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng ?

Bốn là, cần quan tâm hơn nữa đối với công tác bồi dưỡng, đào tạo những nhà thiết kế, tạo mẫu. Không chỉ quan tâm đào tạo họa sĩ tạo hình và thợ kỹ thuật bậc thấp mà cần quan tâm việc đào tạo thật sự bài bản, ở trình độ cao về tạo mẫu hàng thủ công mỹ nghệ. Khuyến khích các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng đẩy mạnh nghiên cứu, giảng dạy về tạo mẫu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ; khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng quảng bá rộng rãi những thành tựu mới, sáng tạo mới về mẫu mã, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực này. Cần quan tâm các nghệ nhân, thợ cả, những người thường chế tác, sản xuất theo kiểu riêng và theo cách truyền nghề, nay cần tạo điều kiện cho họ tiếp cận các thông tin mới về thị trường, mẫu mã mới trên thế giới, giúp cho họ những điều kiện để phát triển tài năng, đồng thời giúp cho những nghệ nhân cao tuổi thêm điều kiện sáng tác và khắc phục những khó khăn trong đời sống.

Năm là, những vấn đề về thể chế, chính sách quản lý, đó là những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết mà các cơ quan nhà nước cần quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ nước ta phát triển bền vững, góp phần vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, công tác nghiên cứu, tạo mẫu cho sản phẩn thủ công mỹ nghệ làng nghề đang cần những thể chế, chính sách để phát triển mạnh hơn nữa. Đó là những trợ giúp về vật chất, trang thiết bị, về địa điểm cho các trung tâm, các cơ sở dạy nghề, truyền nghề cũng với các chính sách khuyến khích phát triển các công tác liên quan đến tạo mẫu và ứng dụng trong thực tiễn ở các cơ sở kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề; những chính sách về khen thưởng, tôn vinh ý tưởng sáng tạo, về bản quyền tác giả, v.v... Những công việc trên đây, có phần do cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện, song cũng có nhiều công việc mà cơ quan nhà nước có thể ủy nhiệm cho các tổ chức hội, hiệp hội ngành nghề thực hiện. Thực tế cho thấy, có nhiều việc do các hội, hiệp hội thực hiện thường đạt hiệu quả cao hơn nhà nước thực hiện, do thu hút được sự tham gia của đông đảo những nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, do đó có sự giám sát chặt chẽ, tránh được tham nhũng, lãng phí, thất thoát.

Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn

Các tin khác

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Khánh Hòa: Cần xem lại vụ Công an TP. Cam Ranh khởi tố nạn nhân “phòng vệ chính đáng”

Dư luận xôn xao, cơ quan CSĐT Công an TP. Cam Ranh, không rõ vì lý do gì, mà nhiều vụ án có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, người dân liên tục có đơn tố giác, nhưng vẫn “vô tư” bỏ qua. Trong lúc đó người “phòng vệ chính đáng” thì lại “vô tư” khởi tố?!
Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Trảng Bàng - Tây Ninh: Kẻ xâm hại chủ trương “đền ơn đáp nghĩa” được Tòa ưu ái?

Ông Đặng văn Quăng ngụ tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng (nay là xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng) tỉnh Tây Ninh, được giao đất theo diện gia đình chính sách, sử dụng ổn định trên 40 năm. Khi xảy ra tranh chấp thì Tòa án lại bênh vực cho kẻ gian!
Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Hỗ trợ sinh kế và nâng cao nhận thức về phòng tránh bom mìn tại tỉnh Gia Lai

Trong chuyến công tác từ ngày 8-10/9, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp với UBND TP. Pleiku, UBND Huyện Chư Prông, Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng tránh tai nạn bom mìn, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn, trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó…
Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của trường PTCS Xã Đàn: Được tặng lá cờ Đảng từ bộ đội Trường Sa và Hoàng Sa!

Lễ khai giảng đặc biệt của thầy, trò trường PTCS Xã Đàn
Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Miền Tây xứ Nghệ có tộc người Ơ Đu

Sau khi thủy điện Bản Vẽ ra đời, có 73 hộ dân của tộc người Ơ Đu sống rải rác ở hai bờ sông Nậm Nơn (thuộc huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An) được đưa ra khỏi lòng hồ về nơi tái định cư mới, từ đó bà con mới có nhà cửa khang trang, có đất đai màu mỡ và được hướng dẫn tăng gia sản xuất...
Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Gặp cựu Đại tá Công an “Thần Đèn cứu cánh người nuôi nghêu”

Thấy bà con nông dân nuôi nghêu ngày đêm vất vả nhưng bỗng chốc trắng tay, vì chưa kịp thu hoạch thì nghêu đã chết, nên ông đã bỏ công sức, tiền của, thời gian để nghiên cứu thành công quy trình nuôi loài hải sản khó tính này giúp bà con nông dân. Ông là cựu Đại tá Công an - GS.TSKH Vương Khả Cúc.
Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Tối 27-8, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND một số tỉnh, thành phố khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?

Vào đầu tháng 8 vừa qua, tôi được tham gia tuần đại lễ chào mừng tuổi 30 của Tập đoàn Vingroup. Trải nghiệm không thể nào quên này gợi lên câu hỏi: Ảnh hưởng của Tập đoàn Vingroup tới Việt Nam như thế nào?
Lá thư gửi cho con!

Lá thư gửi cho con!

Con hãy đọc lá thư này khi con trưởng thành, theo đuổi đam mê của mình. Bố không mong con lựa chọn sự giàu sang, phú quý, nhưng bố khuyên con hãy nỗ lực, phấn đấu để cống hiến cho đất nước, cho Nhân dân… như nghị lực, sức mạnh và điều tuyệt vời từ cuốn sách bố chia sẻ.
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh: Nhiều hiện vật và câu chuyện cảm động

Nhiều hiện vật, nhiều câu chuyện cảm động về bộ đội Trường Sơn và thanh niên xung phong trong những năm tháng ác liệt mở đường mòn Hồ Chí Minh, giành độc lập thống nhất dân tộc. Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh đã khiến các khách tham quan rưng rưng cảm động, nhất là các cựu quân nhân các lực lượng vũ trang.
Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Nghệ An: Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ Dự án Khu Công nghiệp VSIP

Sáng 8/8, UBND huyện Hưng Nguyên đã tiến hành cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất tại xóm Phúc Long, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) để thực hiện Dự án Xây dựng và Kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP.
TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

TP HCM: Khu “đất kim cương” vướng loạt sai phạm của Vinataba, ai là chủ mới?

Dự án 152 Trần Phú là “đất vàng” Vinataba nằm trong khu vực sầm uất bậc nhất TP HCM. Khu đất có vị trí có 3 mặt tiền đường: Trần Phú – Lê Hồng Phong
Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Tổng Công ty Thuốc lá VN (Vinataba): Làm sao thu hồi hơn 30.000m2 đất "kim cương"?

Khu đất 152 Trần Phú có 3 mặt tiền, rộng hơn 30.000m2 được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba)
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-2023): Mây trắng đồi 82

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-2023): Mây trắng đồi 82

Nhiều năm đã trôi qua, ngày đi tìm mộ em trai trên ngọn đồi cháy nắng gần biên giới Campuchia vẫn hiển hiện trong tâm trí tôi.
Xem thêm
Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay

Pháp luật quy định đúng nhưng không hành chính hóa hoạt động từ thiện hiện nay
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cần chính sách khoan hồng cho những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã tự thú, thành khẩn khai báo

Dư luận trong dịp này đang hết sức quan tâm phiên Tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu". Cần có chính sách khoan hồng với những bị cáo phạm tội đưa hối lộ đã có đơn tự thú và khai báo thành khẩn, rõ ràng; từ đó giúp cho cơ quan điều tra có cơ sở bóc gỡ được vụ án một cách nhanh chóng và chính xác.
Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Những chiêu trò vòi thêm tiền của Công ty Phú Gia Thịnh tại 3 dự án

Hàng trăm khách hàng mua đất nền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn tại 3 dự án ở Quảng Nam và Đà Nẵng vô cùng xúc vì bị Công ty Phú Gia Thịnh chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc ký xác nhận nộp thêm tiền thì mới cấp GCNQSDĐ hoặc tiếp tục hợp đồng dưới hình thức mới…
Doanh nghiệp Việt – Hàn  mở rộng thị trường ở Việt Nam

Doanh nghiệp Việt – Hàn mở rộng thị trường ở Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 31 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hàn Quốc (22/12/1992-22/12/2023), vừa qua hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam (VINASME) cùng Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc (KBIZ) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh.
Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Cần thay đổi tư duy “mất bò mới lo làm chuồng”- cứ xảy ra sự cố mới cấp tốc rà soát, kiểm tra!

Ngay sau sự cố hỏa hoạn xảy ra, Hà Nội đã cấp tốc yêu cầu các quận, huyện tổng kiểm tra, rà soát tất cả cơ sở nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trên địa bàn, đặc biệt là chung cư mini. Cứ xảy ra sự cố thì mới cấp tốc rà soát, kiểm tra chẳng khác nào “mất bò mới lo làm chuồng”.
Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Lạm thu núp bóng tự nguyện: Học phí 1 đồng phụ thu 10 đồng

Tình trạng lạm thu mang danh nghĩa các khoản đóng góp "tự nguyện" trở thành câu chuyện đến hẹn lại lên mỗi dịp đầu năm học.