Thạch Thành – Thanh Hóa: Tận thu hơn 44.000 m3 đất tại mỏ đá Spilit xã Thành Long đến khi nào?

Tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ trên bề mặt mỏ tại mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An khai thác đến khi nào?

Khai thác đừng để ảnh hưởng đến người dân và đường giao thông!

Thời gian gần đây, Chuyên trang Tầm nhìn – Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được thông tin phản ánh của người dân khu vực về việc khai thác tại mỏ đá Spilit làm vật liệu thông thường tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường, xe tải vận chuyển từ mỏ thiếu các biện pháp giảm thiểu, hạn chế ô nhiễm môi trường, nguy cơ phá hỏng đường giao thông trên địa bàn xã.

Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An đang tiến hành khai thác đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An đang tiến hành khai thác đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Theo tìm hiểu được biết, dự án khai thác mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 và chấp thuận điều chỉnh chủ trương lần thứ nhất tại Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 21/5/2021.

Đơn vị được phép khai thác là Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An tại Giấy phép số 68/GP-UBND ngày 10/5/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An được phép khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường xã Thành Long, huyện Thạch Thành như sau: Diện tích mỏ 97.172 m2; trong đó diện tích khu vực khai thác 60.800 m2; diện tích khu vực khai trường 36.372 m2.

Thực trạng từ việc khai thác đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Thực trạng từ việc khai thác đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Thời gian khai thác 30 năm kể từ ngày ký giấy phép. Trữ lượng khoáng sản bao gồm trữ lượng địa chất 1.684.077 m3 đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường; trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác 1.040.441 m3 đá Siplit làm vật liệu thông thường. Công suất khai thác 35.000 m3/năm; mức sâu khai thác thấp nhất +25 m; phương pháp khai thác lộ thiên.

Tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ tại mỏ đá Siplit xã Thành Long đến khi nào?

Hiện nay, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An chưa tiến hành khai thác đá mà chỉ đang tiến hành khai thác đất theo giấy phép tận thu theo văn bản số 946/UBND-CN ngày 19/1/2023 UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cho phép Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An tận thu lớp đất phong hóa tầng phủ trong quá trình khai thác mỏ đá Spilit tại xã Thành Long, huyện Thạch Thành.

Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An chỉ được tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An chỉ được tận thu hơn 44.000 m3 đất phủ tại mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An được thu hồi 44.047 m3 đất phủ bề mặt mỏ trong quá trình khai thác tại mỏ đá Spilit làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc xã Thành Long, huyện Thạch Thành (trên phần diện tích 18.696 m2 đã được ký hợp đồng thuê đất, nằm trong khu vực mỏ được UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản cho đơn vị tại Giấy phép 68/GP-UBND ngày 10/5/2019) để làm vật liệu san lấp.

Tại văn bản này, UBND tỉnh Thanh Hóa Yêu cầu Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khối lượng đất trên và các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường theo quy định và tuân thủ các quy định của ngành giao thông vận tải trong quá trình khai thác, vận chuyển; chịu sự kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm (nếu có) của các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các vi phạm về chở quá khổ, quá tải, ảnh hưởng vệ sinh môi trường, mất an ninh trật tự trong khu vực, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An phải thực hiện những yêu cầu rõ ràng khi tiến hành khai thác là như vậy. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Phóng viên Chuyên trang Tầm nhìn – Báo Tri thức và Cuộc sống thì việc tận thu đất của Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An đang vấp phải nhiều ý kiến phản ánh của người dân khu vực vì những ảnh hưởng gây khó chịu quá mức từ việc khai thác, vận chuyển.

Đường tại khu vực ra vào mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp
Đường tại khu vực ra vào mỏ đá Spilit xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp

Đặc biệt và đáng chú ý hơn cả là những thông tin phản ánh liên quan đến những hoài nghi về trữ lượng khai thác. Vì, trữ lượng khai thác trong giấy phép chỉ là 44.047 m3.

Ghi nhận tại đây, ở thời điểm ngày 17/5/2023 theo thông tin từ phía Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An cung cấp cho UBND xã Thành Long thì có tới 19 xe tải chạy để phục vụ cho việc khai thác tại mỏ. Với số lượng xe nhiều như vậy thì nhiều ý kiến cho rằng sẽ chỉ trong một thời gian ngắn sẽ hết trữ lượng đất được cho phép khai thác. Tuy nhiên, ngay sau khi được cấp phép tận thu, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An đã tiến hành khai thác đất rất khẩn trương và rầm rộ. Như vậy, tính từ thời điểm được cấp phép tận thu đến nay, Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Đại An đã khai thác và tận thu đất tại mỏ đá Spilit cũng đã được khoảng 4 tháng.

Vậy, với cường độ khai thác 19 xe/ngày như ngày 17/5/2023 thì trữ lượng đất còn lại sẽ là bao nhiêu và việc tính toán, kiểm soát khối lượng được thực hiện như thế nào? Thiết nghĩ, đây là vấn đề mà UBND huyện Thạch Thành, cũng như tỉnh Thanh Hóa cần kiểm soát chặt chẽ, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên hồ sơ báo cáo của đơn vị khai thác./.

Các tin khác

Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Quảng Ngãi: Cát tặc trà trộn trộm cát dọc công trình kè đang thi công

Lợi dụng các lối công vụ thi công kè chống sạt lở sông Trà Khúc đoạn qua xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) cát tặc tìm đủ mọi cách để khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản trên lòng sông Trà Khúc.
Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Quảng Ninh: Cần có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng vận chuyển đất trái tuyến

Doanh nghiệp khai thác, vận chuyển đất từ mỏ đất khu Trới 2, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long cố tình để xe đi trái tuyến, phớt lờ các quy định của UBND TP Hạ Long.
Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Nghệ An: Yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc

Chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên, để xảy ra một số thiếu sót… Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc, tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm quy chế làm việc.
Krông Năng - Đắk Lắk: Lãnh đạo UBND xã Đliê Ya có dấu hiệu bao che đá tặc?

Krông Năng - Đắk Lắk: Lãnh đạo UBND xã Đliê Ya có dấu hiệu bao che đá tặc?

Các điểm khai thác đá chẻ tại xã Đliê Ya (huyện Krông Năng) tràn lan, có quy mô lớn và kéo dài trong thời gian qua đã bị nhóm Pv chúng tôi bắt quả tang và báo tin trực tiếp cho lãnh đạo xã, nhưng Chính quyền địa phương này vẫn cố tình làm ngơ và không thực hiện theo chỉ đạo của Lãnh đạo UBND huyện?
Nghệ An: UBND xã cho thầu hành lang giao thông trên Quốc lộ 15A để khai thác và kinh doanh tài nguyên nước trái phép?

Nghệ An: UBND xã cho thầu hành lang giao thông trên Quốc lộ 15A để khai thác và kinh doanh tài nguyên nước trái phép?

Mặc dù là đất thuộc hành lang giao thông của Quốc lộ 15A (đoạn Km 347, thuộc xóm 11, xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An) nhưng lâu nay UBND xã này đã tự ý cho một hộ dân khoán thầu để làm điểm khai thác và kinh doanh tài nguyên nước một cách trái phép, gây ảnh hưởng an toàn giao thông trên tuyến một cách nghiêm trọng.
Quảng Ngãi: “Cát tặc” phá rào chắn, tập kết vận chuyển cát lậu giữa đêm

Quảng Ngãi: “Cát tặc” phá rào chắn, tập kết vận chuyển cát lậu giữa đêm

Trụ bê tông hạn chế lối mở dân sinh chính quyền đặt trước đó bị “Cát tặc” di dời để đưa phương tiện cơ giới xuống bãi vận chuyển cát lậu. Đến gần sáng thì phục hồi lại, ngụy trang như chưa hề bị tác động.
“Cát tặc” lộng hành giữa ban ngày trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

“Cát tặc” lộng hành giữa ban ngày trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

Liên tục nhiều ngày theo dõi cùng tại một vị trí, cứ đúng “giữa ban ngày” thì cảnh tượng khai thác trái phép lại diễn ra. “Cát tặc” huy động nhiều người và phương tiện rầm rộ khai thác tại địa bàn xã Tịnh An, thành phố Quảng Ngãi.
Ea Súp - Đắk Lắk: Thất thoát tài nguyên khoáng sản nghiêm trọng tại mỏ đá Cư M

Ea Súp - Đắk Lắk: Thất thoát tài nguyên khoáng sản nghiêm trọng tại mỏ đá Cư M'lan

Mỏ đá của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan (mỏ đá Cư M'lan) tọa lạc tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang có dấu hiệu thất thoát tài nguyên khoáng sản, Cơ quan chức năng ở đâu?
Chở cát từ công trình đập dâng - Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công báo cáo

Chở cát từ công trình đập dâng - Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công báo cáo

Theo chủ đầu tư dự án Đập dâng sông Trà Khúc, tình trạng trộm cát bên trong công trình đã diễn ra nhiều lần. Thậm chí khi bị Ban điều hành dự án phát hiện nhắc nhở thì các đối tượng không chấp hành còn quay ra đe dọa.
Quảng Ngãi: Lén lút chở cát từ công trình Đập dâng sông Trà Khúc ra ngoài

Quảng Ngãi: Lén lút chở cát từ công trình Đập dâng sông Trà Khúc ra ngoài

Từ nguồn phản ánh của người dân, phóng viên đã theo dõi ghi được hình ảnh xe từ bên ngoài vào công trường dự án Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc để chở cát đi tiêu thụ.
Huyện Thường Xuân (Thanh Hóa): Người dân khốn khổ vì “cát tặc” lộng hành

Huyện Thường Xuân (Thanh Hóa): Người dân khốn khổ vì “cát tặc” lộng hành

Theo video của người dân cung cấp cho Tầm Nhìn, thì tại bờ sông Cang Khèn, xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) cát được tập kết khoảng 3, 4 bãi, từ nhỏ đến lớn. Có xe vận tải mang logo Nhất Giang đang chở cát đi. Người dân cho biết, việc múc cát bán trục lợi bất chính của một số hộ dân đã diễn ra từ nhiều năm qua và hoạt động ngày càng rầm rộ.
Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Đăk Lăk: “Bát nháo” thực trạng xe né trạm cân tại các bến cát trên địa bàn huyện Cư Kuin

Theo quy định, các mỏ được cấp phép khai thác cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, bến cát thuộc các Công ty TNHH VLXD Sông Núi, Công ty CP Đoàn Chính Nghĩa... hoạt động trên địa bàn huyện Cư Kuin lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó
Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Đắk Lắk: Tồn tại thực trạng "né trạm cân" tại mỏ đá Hoàng Nam

Theo quy định, các mỏ khai thác đá, cát, sỏi,... phải lắp đặt trạm cân tải trọng, lắp đặt camera tại mỏ để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan cũng như để cơ quan chức năng quản lý, giám sát. Tuy nhiên, mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng cầu đường Hoàng Nam tại xã Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại đang lắp trạm cân chỉ để đối phó.
Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Vụ khai thác đất trái phép với quy mô lớn tại xã Nam Xuân: UBND huyện Krông Nô nói gì?

Sáng ngày 09/5, Phóng viên (PV) Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với đại diện UBND huyện Krông Nô sau bài viết “Krông Nô – Đắk Nông: Băm nát quả đồi để khai thác đất trái phép tại xã Nam Xuân” được đăng tải vào ngày 07/5. Theo đại diện UBND huyện Krông Nô, ông Trần Đăng Ánh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết đã có chỉ đạo và sẽ xử lý triệt để tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn xã Nam Xuân và các xã lân cận.
Liên tiếp xảy ra tình trạng khai thác đất ruộng trái phép: UBND huyện Buôn Đôn nói gì ?

Liên tiếp xảy ra tình trạng khai thác đất ruộng trái phép: UBND huyện Buôn Đôn nói gì ?

Người dân, báo chí liên tiếp phản ánh về tình trạng khai thác đất ruộng trái phép để trục lợi đến cơ quan chức năng huyện Buôn Đôn. Tuy nhiên cách xử lý của chính quyền sở tại mang nhiều “bất cập”?!
Xem thêm
Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Đắk Lắk: Cần sớm khẩn trương thi công Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 – Bộ Nông nghiệp và PTNT đang gấp rút hoàn thành những công việc tại công trình Dự án Hồ chứa nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắk Lắk.
Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Người phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi, lọt top 100 nông dân xuất sắc 2023

Chị Đàm Thị Hoài (SN1976, ở thôn Phai Làng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, Lạng Sơn) đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, trở thành hộ gia đình khá giả của xã và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Chị đã trở thành nông dân duy nhất của tỉnh Lạng Sơn lọt vào top 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.
Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Mua bán giống sắn HN3 chưa được phép lưu hành là vi phạm Luật trồng trọt

Liên quan đến việc mua giống khoai sắn (mì) HN3 chưa được công bố lưu hành đưa vào "sản xuất thí điểm” tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mà Tầm Nhìn-Tri thức & Cuộc sống đã phản ánh, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Bộ NN&PTNN đã kết luận Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp vi phạm Luật trồng trọt.
Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Nghệ An: Cận cảnh Khu liên hợp xử lý rác thải hiện đại ở huyện Tân Kỳ

Rác thải và lựa chọn công nghệ xử lý hiện đang trở thành bài toán nan giải với các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trước thực trạng đó, UBND huyện Tân Kỳ đã tổ chức lựa chọn doanh nghiệp có năng lực là Công ty CP xây dựng môi trường thương mại Hoàng Gia Quân đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải với công nghệ hiện đại thuộc hàng “top” hiện nay ở Việt Nam.
"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

"Đất hiếm" ở Việt Nam - vị trí thứ 2 thế giới!

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về trữ lượng "đất hiếm" với 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị và đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt
Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng Tây Nguyên

Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng Tây Nguyên

Hội thảo "Tác động của di cư và chuyển đổi đất rừng đến cảnh quan Rừng gắn với sinh kế cộng đồng ở vùng lưu vực sông SREPOK, Tây Nguyên: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách" vừa được tổ chức tại Hà Nội.