Thanh Hóa đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Bà Triệu

Sáng 11/3, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đền Bà Triệu thường diễn ra từ ngày 20-23/2 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248.

Thanh Hóa đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Bà Triệu
Lễ hội Đền Bà Triệu diễn ra tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu.

Đây là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Thanh Hóa nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đồng thời giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử đền Bà Triệu; tiềm năng du lịch của tỉnh với bạn bè trong nước và quốc tế.

Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 bắt đầu với các nghi thức truyền thống gồm lễ trình tấu chúc văn, tế lễ, lễ yên vị và dâng hương kính cáo anh linh anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Tiếp đó là phần phát biểu khai mạc Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Đền Bà Triệu.

Ngay sau đó là phần hội với chương trình nghệ thuật mang tên “Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh - rạng ngời trang sử vàng dân tộc.”

Chương trình nghệ thuật gồm các tiết mục sân khấu hóa như: Trích đoạn tuồng “Triệu Trinh Nương đề cờ”; ca khúc “Tự hào miền đất xứ Thanh”; “Ca ngợi nữ tướng Triệu Thị Trinh”; “Đường về Thanh Hóa” và “Thanh Hóa vào Xuân”... nhằm tái hiện cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, khẳng định vai trò và dấu ấn của nhân vật lịch sử Triệu Thị Trinh, tác động mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu trên quê hương Thanh Hóa.

Chương trình được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sỹ, diễn viên đến từ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Thanh Hóa, Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn và các diễn viên quần chúng.

Lễ hội đền Bà Triệu thường diễn ra từ ngày 20-23/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248.

Lễ hội thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân, tôn vinh trước những cống hiến, hy sinh lớn lao của Bà Triệu và các nghĩa sỹ đối với công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc ta; đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc xứ Thanh.

Đã 1775 năm trôi qua, nhưng tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, sự hy sinh anh dũng của bà luôn được nhân dân tự hào, kính ngưỡng.

Để tưởng nhớ công lao của bà, hằng năm, đông đảo du khách thập phương lại hội tụ về làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc để hòa vào lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, trong không gian rộng theo một quy trình khép kín rất chặt chẽ Đền-Lăng-Đình.

Lễ hội gồm nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc và trang trọng, như lễ mộc dục, tế lễ (rước kiệu, tế nữ quan), tế Phụng Nghinh, rước bóng, hội trận tại đình làng Phú Điền…

Với những giá trị to lớn và nét độc đáo, năm 2022 Lễ hội Đền Bà Triệu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống.

Bà Triệu (tên húy là Triệu Thị Trinh) sinh ngày 2/10/226 (năm Bính Ngọ) ở vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người giỏi võ nghệ, có khí phách hiên ngang. Đất nước lúc bấy giờ bị giặc Đông Ngô chiếm đóng, dân chúng sống trong cảnh lầm than. Không cam chịu ách độ hộ tàn bạo của giặc Đông Ngô, dù còn nhỏ tuổi nhưng Triệu Thị Trinh đã cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập trung lực lượng, dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Quan Yên, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng tham gia.

Cuộc khởi nghĩa của anh em Bà Triệu đã giành được nhiều thắng lợi, làm chấn động Giao Châu, là nỗi khiếp sợ của giặc.

Sau khi anh trai mất, Triệu Thị Trinh được nghĩa quân tôn làm chủ tướng, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Bà cùng tướng sỹ lập căn cứ tại núi Tùng ở thôn Bồ Điền (nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc) để luyện tập và chống giặc.

Uy danh của Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến giặc Ngô phải thốt lên rằng “Vung tay đánh cọp xem còn dễ, đối diện Bà Vương mới khó sao.”

Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, năm Mậu Thìn (năm 248), triều Đông Ngô đã cử một đạo quân hùng mạnh gồm 8.000 quân sỹ, có cả chiến thuyền yểm trợ tiến vào nước ta để đối phó với khởi nghĩa Bà Triệu.

Sau nhiều tháng vây hãm với hơn 30 trận đánh lớn nhỏ nhưng giặc Ngô vẫn không đánh bại được nghĩa quân.

Cuối cùng quân Ngô đã dùng mưu kế thâm hiểm để đối phó nghĩa quân Bà Triệu. Để giữ khí tiết anh hùng, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên đỉnh núi Tùng vào ngày 22/2/248 (năm Mậu Thìn) khi mới 23 tuổi...

Dù cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu thất bại, nhưng đây là mốc son khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân ở thế kỷ II-III, thúc đẩy ý chí quật cường với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược trong suốt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc.

Hình ảnh nữ tướng Triệu Thị Trinh khi ra trận mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận và câu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành, chứ đâu giống như người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta” đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

Nữ tướng Triệu Thị Trinh đã đi vào tâm thức dân gian như một nhân vật huyền thoại với lòng tôn thờ và ngưỡng mộ...

Tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân đã lập đền thờ, xây lăng mộ bà trên đỉnh núi Tùng, xây dựng đền thờ Bà Triệu trên núi Gai và dựng một ngôi đình lớn ở giữa làng Phú Điền, tôn bà làm Thần hoàng làng và quanh năm hương khói (3 địa danh này đều thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều cho tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc lễ.

Năm 1979, đền thờ và lăng mộ Bà Triệu ở xã Triệu Lộc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu.

Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia còn diễn ra nhiều trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc của huyện Hậu Lộc; trưng bày hiện vật, sách báo, tranh ảnh giới thiệu về Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu; nhân vật lịch sử Triệu Thị Trinh; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu, các di tích lịch sử nổi tiếng xứ Thanh./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Về Bến Tre ghé những Cồn bên sông của xứ Dừa mê đắm

Về Bến Tre ghé những Cồn bên sông của xứ Dừa mê đắm

Du lịch xanh, du lịch Cồn đang có xu hướng phát triển ở Bến Tre. Với sức hấp dẫn của 4 mùa hoa trái, hay cá Lóc nhảy múa trên mặt nước... hút hồn du khách. Đây có thể là cách làm mới cho ngành du lịch ở xứ Dừa cất cánh.
Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Trong ngày đầu triển khai phương án mới về công tác tổ chức quản lý hoạt động tham quan khu phố cổ Hội An (15/5), 13 phòng bán vé tham quan khu phố cổ đã bán ra tổng cộng 4.500 vé cho khách đoàn và cả khách lẻ (không bắt buộc nhưng du khách tự nguyện mua vé).
Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở” nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Nghệ An đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Các tin khác

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội Tình yêu” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp, nhân văn của truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” trên mảnh đất Hồng Vân (huyện Thường Tín) ca ngợi tình yêu ngọt ngào, lãng mạn của đôi lứa; tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Trong 03 ngày 19-21/5/2023, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển du lịch xã Hồng Vân đã long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Tình yêu năm 2023.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 21/5, quận Tây Hồ, Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 995 Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu” Đền Đồng Cổ, phường Bưởi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.
Lan tỏa nhiều hoạt động trong ngày sinh nhật Bác

Lan tỏa nhiều hoạt động trong ngày sinh nhật Bác

Sáng ngày 19/5, Hội Đồng hương Nam Đàn tại Hà Nội long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Phủ Chủ tịch và mít tinh kỷ niệm 133 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Sở Du lịch Hà Nội tặng quà cho đồng bào vào Lăng viếng Bác Hồ ngày 19/5

Ngày 19/5, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2023), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tặng 20.000 suất quà cho người dân và du khách vào Lăng viếng Bác.
Những kỷ vật biết kể chuyện ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên

Những kỷ vật biết kể chuyện ở Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên

Những hiện vật được trưng bày tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã trở thành cầu nối, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý"- tôn vinh 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý"- tôn vinh 133 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Sáng 17/5, hướng tới kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác, Lễ khai mạc triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý" đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức, giới thiệu đến công chúng 133 tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Hội An bán 4.500 vé tham quan phố cổ trong ngày đầu

Trong ngày đầu triển khai phương án mới về công tác tổ chức quản lý hoạt động tham quan khu phố cổ Hội An (15/5), 13 phòng bán vé tham quan khu phố cổ đã bán ra tổng cộng 4.500 vé cho khách đoàn và cả khách lẻ (không bắt buộc nhưng du khách tự nguyện mua vé).
Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Nghệ An: Độc đáo Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở”

Lễ hội đường phố “Quê hương mùa sen nở” nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Nghệ An đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Về An Giang thăm chùa Kal Pô Prưk

Về An Giang thăm chùa Kal Pô Prưk

Chùa Kal Pô Prưk là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn và là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thiệu Hoá (Thanh Hoá): Tổ chức nhiều hoạt động nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Thiệu Hoá (Thanh Hoá): Tổ chức nhiều hoạt động nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu

Từ ngày 10/5 đến ngày 13/5 (ngày 21/3 đến ngày 24/3 năm Quý Mão), tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu.
Bài ca Điện Biên

Bài ca Điện Biên

Bài ca Điện Biên chính là bài ca ngân trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người dân Việt Nam khi hành hương về đây, bởi ai cũng rung động trước vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình của Tây Bắc mùa hoa ban trắng và cảm nhận rõ vì sao các anh hùng liệt sĩ đã sẵn sàng đổi máu xương để giữ lấy mảnh đất này.
Ngày chiến thắng phát xít 9/5: Nürnberg, những dấu tích của thành trì chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ

Ngày chiến thắng phát xít 9/5: Nürnberg, những dấu tích của thành trì chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ

Tới Nürnberg hôm nay, tôi thấy đó là một trung tâm thương mại sầm uất nhưng vẫn chưa nguôi ngoai hồi ức đau buồn bởi Nürnberg trong Thế chiến II là trọng điểm giội bom của quân đội đồng minh vì đây là cái nôi của chủ nghĩa phát xít và đảng quốc xã Đức.
Khắp các tuyến phố, con đường ở Hà Nội bừng sáng màu đỏ rực rỡ

Khắp các tuyến phố, con đường ở Hà Nội bừng sáng màu đỏ rực rỡ

Những ngày này, nhiều tuyến phố Hà Nội được trang hoàng cờ đỏ sao vàng, pano, áp phích... chào mừng 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2023).
Đà Lạt: Quảng trường Lâm Viên “thất thủ” bởi những bước nhảy bảng quốc tế “Nhiệt huyết tuổi trẻ”

Đà Lạt: Quảng trường Lâm Viên “thất thủ” bởi những bước nhảy bảng quốc tế “Nhiệt huyết tuổi trẻ”

Dịp lễ 30/4 năm nay, TP Đà Lạt ước đón hơn 80.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Ngoài các khu, điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách tới vui chơi, nghỉ dưỡng, TP. Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều chương trình ca nhạc, văn nghệ đặc sắc, chuỗi sự kiện hấp dẫn tại nhiều địa điểm.
Xem thêm
3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

Mùa hè 2023, độc giả Việt Nam được thưởng thức ba tác phẩm của nhà văn Annie Ernaux, gồm “Một người phụ nữ”, “Cơn cuồng si” và “Nỗi nhục”. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.
Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ được dịch của tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu, phát hiện thêm nhiều bản dịch "Nhật ký trong tù" ở các nước Băc Âu và châu Âu.
Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Sáng 18-5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và Thời báo Văn học nghệ thuật đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Cuộc thi, khơi dậy niềm tự hào và nêu cao trách nhiệm xã hội cũng như nghề nghiệp của lực lượng văn nghệ sĩ, góp phần xây dựng Liên hiệp và các tổ chức thành viên ở Trung ương cũng như địa phương ngày càng vững mạnh...
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Ngày 24/5, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ trao học bổng lần thứ 1 năm 2023 cho 17 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế.