Thủ tướng: Không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng đủ điện trước mắt và lâu dài

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình cung ứng điện, cấp than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Thủ tướng: Không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng đủ điện trước mắt và lâu dài
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện hợp đồng đã ký. Ảnh: VGP.

Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước lớn trong lĩnh vực năng lượng (Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than–Khoáng sản, Tổng công ty Đông Bắc).

Nói thẳng, nói thật, nói hết, không né tránh, không đổ lỗi

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tham gia cuộc họp với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, chân thành, xây dựng, cầu thị, vì mục tiêu chung, "nói thẳng, nói thật, nói hết", không né tránh, không đổ lỗi; đánh giá khách quan, trung thực, đưa giải pháp phù hợp, sát tình hình, tổ chức thực hiện hiệu quả, nhìn nhận trách nhiệm của mình với Đảng, Nhà nước, Nhân dân; làm rõ, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân làm không tốt, xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước, vì mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, báo cáo, phát biểu kết luận, Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc, các chỉ đạo, điều hành về nội dung này.

Cơ bản đồng tình, đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp, nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng nêu rõ, trong năm 2021 và quý I/2022, chúng ta đã bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối về điện, năng lượng. Đây là cố gắng lớn của các chủ thể liên quan.

Ngay từ cuối tháng 12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 1813/CĐ-TTg về việc dự báo nhu cầu điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm cung ứng điện năm 2022 và các năm tiếp theo. Công điện đã giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị liên quan chủ động triển khai các giải pháp, xử lý các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tuy nhiên, việc triển khai Công điện này còn có những hạn chế.

Chúng ta có đủ điều kiện để bảo đảm cân đối lớn về điện, năng lượng

Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định chúng ta có đủ tiềm lực, điều kiện, nền tảng, giải pháp để bảo đảm cân đối lớn về điện, năng lượng, vấn đề là công tác điều hành, phối hợp, điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả, phù hợp trong từng giai đoạn. Về tổng thể, chúng ta không thiếu điện nhưng có thể thiếu điện cục bộ ở một số thời điểm. Nếu khắc phục được các hạn chế, bất cập, tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, chủ động hơn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các chủ thể thì chúng ta không thể thiếu điện, kể cả thiếu điện cục bộ. Điều này đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa của các cơ quan, doanh nghiệp và Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực.

Thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, phân phối điện, việc cung ứng than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng chịu những tác động khách quan do tình hình dịch bệnh; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên thế giới, giá cước vận tải tăng cao; nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế đòi hỏi tăng sản lượng điện; tác động từ xung đột tại Ukraine...

Tuy nhiên, về nguyên nhân chủ quan, công tác tổ chức thực hiện, điều hành, phối hợp giữa các chủ thể có liên quan (các bộ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, các doanh nghiệp) còn chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. Việc dự báo, xây dựng các kế hoạch về sản lượng, tiến độ, nhu cầu… năng lượng còn chưa sát tình hình và chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi, nhất là sản lượng, giá điện, than, khí.

Cùng với đó, quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra còn có những vướng mắc về quy định, chưa được kịp thời điều chỉnh để thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ý kiến tại cuộc họp đã thẳng thắn thắn chỉ ra điều này, vấn đề là cần khắc phục với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn nữa của các bên liên quan.

Thủ tướng: Không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng đủ điện trước mắt và lâu dài
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tăng cường phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, vì sự phát triển chung. Ảnh: VGP.

Bảo đảm cân đối lớn về năng lượng là hết sức quan trọng

Về tình hình sắp tới, Thủ tướng nêu rõ để thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6 đến 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội, trong bối cảnh Việt Nam chịu tác động từ tình hình phức tạp bên ngoài, việc bảo đảm cân đối lớn về năng lượng là hết sức quan trọng. Các cơ quan, chủ thể liên quan phải bám sát, dự báo tốt tình hình, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả theo chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn, sứ mệnh được giao.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu là phải bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực tới lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách...

"Mục tiêu là phải bảo đảm cân đối lớn về điện và năng lượng một cách bền vững, không để khủng hoảng về năng lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đồng thời bảo đảm giá hợp lý, kiểm soát giá phù hợp, không gây tác động tiêu cực tới lạm phát và các cân đối lớn về xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách".

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm phải thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ, tự lực tự cường của ngành điện, giảm phụ thuộc vào bên ngoài, giảm nhập khẩu. Muốn vậy, phải vừa có giải pháp trước mắt, tình thế, vừa có giải pháp căn cơ, lâu dài.

Trong ngắn hạn, Thủ tướng yêu cầu tập trung khai thác hết công suất có thể về dầu, khí, than; tiếp tục điều chỉnh nguồn điện phù hợp với những nơi có thể thiếu. Việc nhập khẩu phải hợp lý, không để tác động xấu tới cân đối lớn về xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa nhập siêu, tăng xuất siêu.

Để hướng tới phát triển bền vững, phải tăng cường phát triển năng lượng tái tạo phù hợp tình hình, điều kiện và chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thích ứng biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tiết kiệm điện hơn nữa. Khuyến khích sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng.

Thủ tướng yêu cầu phải phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ, hiệu quả

Một giải pháp khác là giải quyết tốt mối quan hệ giữa giá nguyên liệu đầu vào và giá điện đầu ra theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước; bám sát tình hình để điều tiết giá cả phù hợp, trên cơ sở kiểm soát lạm phát, tính toán kỹ tác động tới kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, hoạt động của các doanh nghiệp, thu ngân sách…

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện hợp đồng đã ký, trên cơ sở kế hoạch dài hơi, ổn định, hạn chế tối đa các cú sốc trong sản xuất, kinh doanh.

Về các đề xuất cụ thể của các doanh nghiệp, Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực trực tiếp chỉ đạo, xử lý. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động thúc đẩy phong trào tiết kiệm điện mạnh mẽ, hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch, khai thác tối đa công suất các nguồn điện hiện có.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tăng cường phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, vì sự phát triển chung, tránh lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, "xin-cho", "giấy phép con" trong ngành điện, than, dầu, khí, hướng tới mục tiêu phục hồi nhanh và phát triển bền vững./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Những giáo viên đủ điều kiện bổ nhiệm, chuyển xếp lương mới

Những giáo viên đủ điều kiện bổ nhiệm, chuyển xếp lương mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 082023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm bất cập tại khu du lịch Núi Sam

Phó Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm bất cập tại khu du lịch Núi Sam

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi UBND tỉnh An Giang yêu cầu xử lý dứt điểm những phản ánh của Công ty Cổ phần MGA Việt Nam tại khu du lịch văn hóa tâm linh Bà chúa Xứ cáp treo Núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Sáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.

Các tin khác

Trao quà của Chủ tịch Quốc hội cho bà con Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào

Trao quà của Chủ tịch Quốc hội cho bà con Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào

Ngày 2/6, tại thành phố Pakse, tỉnh Champasak, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse đã tổ chức Lễ trao quà của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho cộng đồng người Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào (Champasak, Attapue, Salavanh và Sekong), để phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt Nam đang học tập tại các trường hữu nghị do các hội người Việt xây dựng và quản lý tại Nam Lào.
Tín hiệu kinh tế Mỹ tích cực hơn thúc giá hàng hóa bật tăng

Tín hiệu kinh tế Mỹ tích cực hơn thúc giá hàng hóa bật tăng

Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục mạnh mẽ trong ngày hôm qua, thể hiện qua mức tăng 1,61% lên 2.115 điểm, kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.
"Đừng biến những cuộc ra quân lập lại trật tự vỉa hè thành hoạt động phong trào"

"Đừng biến những cuộc ra quân lập lại trật tự vỉa hè thành hoạt động phong trào"

Bên lề Quốc hội ngày 2/6, đề cập về tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở các đô thị lớn hiện nay, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có giải pháp đồng bộ để đem lại hiệu quả cao, đừng biến những cuộc ra quân thành hoạt động mang tính phong trào.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Đại biểu Quốc hội kiến nghị xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường sáng 1/6, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn tỉnh Bình Dương) kiến nghị xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Họp phiên toàn thể tại hội trường vào sáng 2/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 446/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản

Sáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
Xăng tăng hơn 500 đồng/lít

Xăng tăng hơn 500 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều 1/6, mỗi lít xăng RON95 tăng hơn 500 đồng/lít, lên mức 22.015 đồng/lít, xăng E5RON92 tăng gần 400 đồng/lít.
Đại biểu Quốc hội: Không để xảy ra tình trạng "vượt quá khả năng dự báo"

Đại biểu Quốc hội: Không để xảy ra tình trạng "vượt quá khả năng dự báo"

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, cần đặc biệt chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo thị trường cả trong và ngoài nước, nhất là khi có những biến động lớn về thị trường. Cần nhìn xa hơn, rộng hơn, sớm hơn những vấn đề nội tại trong bối cảnh có sự liên hệ chặt chẽ, mật thiết với thế giới, qua đó đề ra những giải pháp chỉ đạo, điều hành đúng hướng, bài bản, khoa học, sát với thực tiễn.
Tổng Bí thư: “Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác

Tổng Bí thư: “Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng những năm gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ít lần đã sử dụng những câu ca dao, thành ngữ, những lời răn dạy của người xưa để nhắc nhở cán bộ đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn đạo đức, phẩm chất.
Tỉnh uỷ Lai Châu công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

Tỉnh uỷ Lai Châu công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

Chiều 31/5, Tỉnh uỷ Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị thanh tra toàn diện ngành Bảo hiểm nhân thọ

Đại biểu Quốc hội kiến nghị thanh tra toàn diện ngành Bảo hiểm nhân thọ

Ngày 31/5, phát biểu thảo luận trong phiên toàn thể về kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) đã kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện ngành bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào bảo hiểm liên kết đầu tư.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Phó Bí thư giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang

Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Phó Bí thư giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang

Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.
Quốc hội tranh luận gay gắt về thực trạng "cán bộ sợ sai, không dám làm gì"

Quốc hội tranh luận gay gắt về thực trạng "cán bộ sợ sai, không dám làm gì"

Bài toán "cán bộ sợ sai" trong bộ máy công vụ lần lượt được ĐBQH đưa ra trên nghị trường khi thảo luận và tranh luận về thực trạng nhức nhối này.
Thủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lên

Thủ tướng: Truyền cảm hứng, tạo động lực để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tự tin, bản lĩnh vươn lên

Chiều 30/5, tại Hà Nội, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà thầy cô giáo và các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại Trường Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
Phó Thủ tướng: Không có giải pháp cụ thể thì tăng trưởng xanh chỉ nằm trên giấy

Phó Thủ tướng: Không có giải pháp cụ thể thì tăng trưởng xanh chỉ nằm trên giấy

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh, chiều 30/5.
Xem thêm
Cầu Giấy – Hà Nội: Sẽ cắt điện những đơn vị nào cố tình vi phạm PCCC

Cầu Giấy – Hà Nội: Sẽ cắt điện những đơn vị nào cố tình vi phạm PCCC

Tháng 5/2023 vừa qua, ông Trần Việt Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã kí văn bản về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)… Theo đó, sẽ chỉ đạo cắt điện đối với những đơn vị cố tình vi phạm.
Ngày Thiếu nhi được tổ chức như thế nào ở các nước?

Ngày Thiếu nhi được tổ chức như thế nào ở các nước?

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 có từ bao giờ? Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Quảng Ninh: Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà các cháu nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6

Quảng Ninh: Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà các cháu nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến thăm và tặng quà cho các cháu thiếu nhi Trường Mầm non Hạ Long (TP Hạ Long) và Cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh.
Eakar - Đắk Lắk: Di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư sau phản ánh của Tầm Nhìn

Eakar - Đắk Lắk: Di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư sau phản ánh của Tầm Nhìn

Sau phản ánh của báo Tri Thức & Cuộc Sống, UBND xã Ea Tih (Ea Kar) đã thành lập đoàn kiểm tra đồng thời có báo cáo bằng văn bản đến các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch di dời, di chuyển trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường đến khu vực chăn nuôi tập trung mà xã đã quy hoạch.
Thái Nguyên: Cần xem lại việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công?

Thái Nguyên: Cần xem lại việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công?

Chỉ được 1/13 phiếu tín nhiệm nhưng ông Trần Văn Thắng vẫn được Đảng ủy xã Thành Công giới thiệu, đề nghị chỉ định giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thành Công (thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên) theo trường hơp “đặc biệt”. Trong khi đó Hội Cựu chiến binh TP Phổ Yên ra Quyết định bổ nhiệm ông Thắng lại “đổ” do Đảng ủy xã Thành Công giới thiệu, đề nghị.
Bình Phước: Tin lời mua hàng phế liệu tại Công ty Điện lực, một người dân bị lừa hàng tỷ đồng

Bình Phước: Tin lời mua hàng phế liệu tại Công ty Điện lực, một người dân bị lừa hàng tỷ đồng

Một người dân ở tỉnh Bình Dương vừa có đơn gửi đến cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, để tố cáo một nhóm người đã có hành vi giới thiệu bán hàng phế liệu là dây đồng tại Công ty Điện lực và sau đó chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền đặt cọc của nạn nhân.
Kon Tum: 2,78ha đất Lâm nghiệp chưa được chuyển đổi vẫn thi công Dự án

Kon Tum: 2,78ha đất Lâm nghiệp chưa được chuyển đổi vẫn thi công Dự án

Toàn bộ Dự án đang được thi công các hạng mục nằm trên diện tích đất Lâm nghiệp mà chưa được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk do liên quan các gói thầu

Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk do liên quan các gói thầu

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh - chịu trách nhiệm người đứng đầu, để xảy ra một số vi phạm
Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trách nhiệm UBND tỉnh Bình Dương?

Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trách nhiệm UBND tỉnh Bình Dương?

Tại Kết luận số 106/2022/KL-TTr, Thanh tra Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý trách nhiệm UBND tỉnh Bình Dương do không tổ chưc lập
Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

Điều kỳ lạ trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải: Suốt gần 8 năm bị hại kiên trì kêu oan cho bị cáo!

doanh nhân Phạm Thanh Hải Chủ tịch HĐQT IDT bị Công an Hà Nội bắt gian ngày 19/10/2015 đến nay đã gần 8 năm với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lần 2 doanh nhân Phạm Thanh Hải: Chi cao hơn thu 180 tỷ, tại sao gọi “lừa đảo”?

Trong các vụ án kinh tế, vụ Tiến sỹ vật lý Phạm Thanh Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty IDT - thu hút sự chú ý của hơn Tòa án
Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Phát huy tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 23/3 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.