Thủ tướng: "Người dân thấy thiết thực, hiệu quả thì chuyển đổi số khó khăn đến mấy cũng thành công"

Khẳng định nếu được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì nhiệm vụ dù khó khăn đến mấy cũng thành công, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu triển khai Đề án 06 nói riêng và nhiệm vụ chuyển đổi số một cách thực chất, tránh hình thức, để người dân và doanh nghiệp thấy được sự thiết thực, hiệu quả, tiện ích, tiết kiệm. Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để đẩy mạnh triển khai các dịch vụ, tiện ích phục vụ cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày của người dân.

Sáng 9/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Thủ tướng:
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 - Ảnh: VGP.

Hội nghị do Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức, được kết nối trực tuyến tới các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 10.644 điểm cầu UBND cấp huyện, cấp xã. 130.700 đại biểu tham dự Hội nghị qua gần 11.000 điểm cầu trên cả nước.

Báo cáo của Bộ Công an và các phát biểu, tham luận của các bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị đã đánh giá kết quả, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, phân tích nguyên nhân, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc triển khai Đề án 06 nói riêng và công cuộc chuyển đổi số quốc gia thời gian tới.

Trong năm 2022, tổng số nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là 126 nhiệm vụ. Số nhiệm vụ giao hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022 là 46/126 nhiệm vụ, trong đó, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành được 21/46 nhiệm vụ (45,7%), hiện nay còn lại 25 nhiệm vụ chưa hoàn thành (chiếm 54,3%).

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích vì sao Chính phủ kiên trì, kiên quyết, kiên định thực hiện Đề án này có hiệu quả tại các cấp, các ngành, một cách tổng thể, toàn diện, từ trên xuống dưới.

Theo đó, việc triển khai Đề án nhằm triển khai 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng một cách thiết thực, hiệu quả, gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực, trong đó có thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy chuyển đối số để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số, công dân số; đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên cơ sở lấy người dân là trung tâm, là động lực, là mục tiêu và là chủ thể của sự phát triển. Thực tiễn thời gian phòng, chống dịch vừa qua càng khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của nhiệm vụ này, như việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tiêm chủng vaccine, bảo đảm an sinh xã hội…

"Việc triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả và trước mắt và lâu dài", Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng:
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP.

Nhiều dịch vụ công mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng mong đợi của người dân

Các ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, kể từ khi Đề án 06 được phê duyệt và Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án 06 đến nay, Tổ công tác của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, cụ thể, thiết thực, rất đáng trân trọng, khẳng định việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn.

Theo đó, nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia, trong đó có việc thực hiện Đề án 06 ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Người dân, doanh nghiệp dần nhận thấy những tiện ích do chuyển đổi số mang lại.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì 16 cuộc họp chỉ đạo các nội dung của Đề án; ban hành 01 Chỉ thị, 01 Công điện, 07 Thông báo liên quan; 04 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ có nội dung chỉ đạo về Đề án. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được triển khai tích cực, đồng bộ ở cả Trung ương và địa phương.

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, đã có gần 125 triệu hồ sơ xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Hoàn thành 21/25 dịch vụ công mức độ 3, 4 đúng lộ trình Đề án 06; ngoài ra, riêng Bộ Công an đã hoàn thành mức độ 3, 4 đối với 187/224 dịch vụ công của toàn ngành công an.

Trong đó, nhiều dịch vụ công mức độ 3, 4 mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng mong đợi của người dân, điển hình như việc đăng ký dự thi trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã triển khai đăng ký dự thi trực tuyến cho gần 1 triệu thí sinh, đạt tỷ lệ 93,1%-tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí cho người dân); hay việc cấp hộ chiếu trực tuyến, phân cấp đăng ký ô tô, xe máy về cấp huyện, cấp xã của Bộ Công an...

Bên cạnh tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí của người dân, chúng ta đã từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tiếp xúc, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, "tham nhũng vặt" theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP.

Việc kết nối, chia sẻ giữa CSDLQG về dân cư với các CSDL các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh; tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư, từng bước hình hành các CSDL lớn, hệ sinh thái công dân số, phục vụ quản trị quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, CSDLQG về dân cư đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với 11 bộ, ngành, 14 địa phương và 04 doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời, hỗ trợ các tổ chức đoàn thể xây dựng CSDL về hội viên, đoàn viên...

Tạo lập những nền tảng, cơ sở quan trọng để thúc đẩy các ứng dụng công dân số, kinh tế số, xã hội số. Bộ Công an đã cấp trên 67 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử; đồng thời, bước đầu thí điểm triển khai một số ứng dụng của thẻ căn cước tích hợp thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, thẻ ATM rút tiền tại ngân hàng, sử dụng thẻ căn cước để kiểm soát an ninh, an toàn các sự kiện lớn... Hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức từ ngày 18/7/2022, hình thành hệ sinh thái công dân số.

Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, bảo vệ bí mật cá nhân cũng được quan tâm, chú trọng hơn. Qua kiểm tra đã chỉ rõ và khắc phục được nhiều sơ hở, thiếu sót, các lỗ hổng bảo mật, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, với sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ những tồn tại, hạn chế. Về chỉ đạo, điều hành, nhiều lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác chuyển đổi số quốc gia nói chung.

Về thể chế, còn một số văn bản pháp luật cần sớm được ban hành gồm nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về định danh và xác thực điện tử, thông tư kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với CSDL chuyên ngành.

Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất (tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%). Còn 04/25 dịch vụ công trực tuyến đề ra nhưng chưa thực hiện được; tiến độ thực hiện số hóa và điện tử hóa quy trình để cắt giảm bớt các giấy tờ còn chậm, người dân vẫn phải kê khai nhiều lần.

Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ, chưa được nâng cấp, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Việc kết nối dữ liệu dân cư với các CSDL của các bộ, ngành mới chỉ là bước đầu, chia sẻ dữ liệu chưa nhiều.

Thủ tướng lưu ý các địa phương và các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn cần tăng cường phối hợp để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tới tận cơ sở, vì người dân là ở cấp cơ sở; đồng thời hỗ trợ những người yếu thế, gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin.

Nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL còn hạn chế, bất cập.

Thủ tướng:
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: VGP.

Phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, nhiều nhiệm vụ đầu tư cần xem xét, quyết định sớm; khó khăn, thách thức phía trước còn không ít, thậm chí có cả "lực cản".

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, khắc phục mọi tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để triển khai hiệu quả Đề án 06 rất quan trọng này, với một số quan điểm, định hướng chỉ đạo lớn.

Theo đó, phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược để vừa triển khai các nhiệm vụ trước mắt, cấp bách, vừa hướng tới mục tiêu lâu dài, để tránh lãng phí nguồn lực. Thủ tướng đặt câu hỏi: Đến đầu năm 2026, CSDLQG về dân cư có thể làm nền tảng để tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND?

Phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia nói chung, Đề án 06 nói riêng không phải nhiệm vụ riêng lẻ của bộ, ngành, địa phương nào, mà cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

"Chúng ta phải phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng nó, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế, xã hội của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả; có tính kết nối, liên thông, chia sẻ cao; không chỉ phục vụ phát triển Chính phủ số mà còn nền kinh tế số, xã hội số, công dân số văn minh, hiện đại ngang tầm quốc tế, khu vực.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, khen thưởng, động viên và kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân; triển khai một cách hợp lòng dân để người dân và cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ, tham gia tích cực.

Khẩu hiệu: "Đúng, đủ, sạch, sống" dành cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, song Thủ tướng đề nghị các các cư quan nghiên cứu thêm trên quan điểm "thuận lợi, công khai, minh bạch, đồng thuận xã hội, bảo đảm được an ninh, an toàn cho người dân".

Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thiết thực với người dân

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được", do đó, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp cũng phải xác định quyết tâm chỉ đạo quyết liệt Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đây là Đề án của cả hệ thống chính trị, của người dân, của doanh nghiệp, do Bộ Công an chủ trì làm nòng cốt, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, địa phương để triển khai, tất cả phải hướng đến mục tiêu là lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu sớm xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá việc triển khai CSDLQG về dân cư, để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Cùng với đó, tập trung hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được xác định từ nay đến hết năm 2022. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022. Những dịch vụ công nào nâng được lên mức độ 4 thì chúng ta phải thực hiện ngay, những dịch vụ nào chưa hoàn thành thì tập trung thực hiện.

Thủ tướng:
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư - Ảnh: VGP.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các dịch vụ công trên môi trường trực tuyến; trước hết, quán triệt và vận động đến từng đảng viên, cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang tại địa phương thực hiện và vận động người thân, gia đình hưởng ứng thực hiện, "cán bộ đi trước, làng nước theo sau".

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tham mưu tỷ lệ phần trăm dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để góp phần thúc đẩy thực hiện. Tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (hiện nay chỉ gần 18%).

Về ứng dụng CSDLQG về dân cư, thẻ căn cước gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, CSDL nêu trên, nhất là trên các lĩnh vực: Thanh toán không dùng tiền mặt; xác thực tài khoản ngân hàng; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước và tài khoản định danh để thay thế các loại giấy tờ công dân... Trong đó, phải giải quyết sớm dứt điểm một số việc như bảo đảm tài khoản điện thoại chính chủ, làm sạch sim rác; tạo tài khoản an sinh xã hội để phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản...

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư. Bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động các nguồn lực và khai thác nguồn lực từ dữ liệu; tăng cường hợp tác quốc tế; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi đua – khen thưởng.

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu triển khai công việc thực chất, tránh hình thức, để người dân và doanh nghiệp thấy được sự thiết thực, hiệu quả, tiện ích, tiết kiệm và bảo mật thông tin, từ đó đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tham gia thực hiện. "Việc gì được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, các cơ quan đã chính thức công bố ứng dụng VneID là ứng dụng công dân số quốc gia. Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có lộ trình để đưa các tiện ích thiết yếu lên ứng dụng này, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để người dân luôn tin tưởng, sử dụng. Thông qua VneID, cho phép người dân cập nhật thêm các thông tin cá nhân lên hệ thống CSDLQG về dân cư như trình độ học vấn, quan hệ họ hàng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiêm chủng, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, viễn thông, công chức, viên chức, đảng viên… Phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng VneID, với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng; cung cấp 8-10 tiện ích nghiệp vụ ngành công an như tố giác tội phạm, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng…; cung cấp 8-10 tiện ích cho người dân như định danh, xác thực người dân, dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, di chuyển nội địa, dịch vụ tiện ích cho nhóm đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người có công, người dân tộc thiểu số, người gặp khó khăn tiếp cận công nghệ thông tin…./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá, chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “chuyển đổi kép”, tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, đã được nhiều quốc gia đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai.
Phó Thủ tướng: Truyền hình cần lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp "chân - thiện - mỹ" của dân tộc

Phó Thủ tướng: Truyền hình cần lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp "chân - thiện - mỹ" của dân tộc

Đây là mong muốn, gửi gắm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP. Hải Phòng.
Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thủ tướng mong muốn nhà đầu tư tiếp tục đồng hành với Việt Nam vượt qua khó khăn, "khó khăn lâu dài thì có giải pháp lâu dài, khó khăn trước mắt thì có giải pháp trước mắt", Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", tránh tình trạng "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau" và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

Các tin khác

Phát triển du lịch bền vững từ việc giảm thiểu rác thải nhựa

Phát triển du lịch bền vững từ việc giảm thiểu rác thải nhựa

Giảm thiểu rác thải nhựa là một trong những xu hướng cần thiết để phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm, lấy “tôn trọng môi trường” làm nguyên tắc, ưu tiên, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị các tài nguyên...
Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá, chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “chuyển đổi kép”, tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, đã được nhiều quốc gia đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai.
Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt

Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt

Chiều 20/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao các Quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ mua lại Credit Suisse

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ mua lại Credit Suisse

Ngày 19/3, Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua Credit Suisse sau khi tăng đề nghị lên hơn 2 tỷ USD.
Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn cần gắn gọn, đi thẳng vào vấn đề

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn cần gắn gọn, đi thẳng vào vấn đề

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, các trưởng ngành với kinh nghiệm nghị trường cũng như công tác lâu năm trong lĩnh vực phụ trách, cố gắng trả lời thẳng thắn, ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những chất vấn đại biểu Quốc hội nêu, đồng thời đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lo sợ về một vụ truy tố hình sự

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lo sợ về một vụ truy tố hình sự

Bài đăng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sắp bị bắt giữ, cùng với các lời kêu gọi biểu tình cho thấy ông đang rất lo sợ về một vụ truy tố hình sự.
Đại tướng Chu Huy Mân tiêu biểu cốt cách người xứ Nghệ

Đại tướng Chu Huy Mân tiêu biểu cốt cách người xứ Nghệ

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Phó Chủ tịch nước), nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND, ngày 17/3/2022, tại Thành phố Vinh, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội thảo “Đại tướng Chu Huy Mân, nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ an”.
Hòa Bình: Xuất khẩu lô mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hòa Bình: Xuất khẩu lô mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 19/3, lô mía trắng tươi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đã "khởi hành" sang thị trường Hoa Kỳ sau gần nửa năm đàm phán về điều khoản hợp đồng cũng như các yêu cầu kỹ thuật với đối tác nhập khẩu.
Hội thảo khoa học: “Đại tướng Chu Huy Mân - nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”

Hội thảo khoa học: “Đại tướng Chu Huy Mân - nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023), sáng 17/3 tại Nghệ An, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ với Chủ đề: “Đại tướng Chu Huy Mân - nhà chính trị, quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Nghệ An”.
Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thủ tướng mong muốn nhà đầu tư tiếp tục đồng hành với Việt Nam vượt qua khó khăn, "khó khăn lâu dài thì có giải pháp lâu dài, khó khăn trước mắt thì có giải pháp trước mắt", Chính phủ quyết tâm giảm chi phí, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", tránh tình trạng "tăng trưởng trước, dọn dẹp sau" và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Phó Thủ tướng: Truyền hình cần lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp "chân - thiện - mỹ" của dân tộc

Phó Thủ tướng: Truyền hình cần lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp "chân - thiện - mỹ" của dân tộc

Đây là mong muốn, gửi gắm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP. Hải Phòng.
281.118 người trẻ tham gia

281.118 người trẻ tham gia 'Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn'

11.012 điểm cầu trong và ngoài nước đã tiếp sóng Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức, diễn ra chiều 17/3 – để đông đảo người trẻ tham gia trực tuyến.
Nghệ An cơ bản sẽ trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2030

Nghệ An cơ bản sẽ trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2030

Đây là nội dung trong chương trình hành động cụ thể hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022, khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Nghệ An.
Cục trưởng Cục Đăng kiểm: Phải đứng lên từ lỗi lầm của mình, để tự soi, tự sửa

Cục trưởng Cục Đăng kiểm: Phải đứng lên từ lỗi lầm của mình, để tự soi, tự sửa

Cần nhận thức và đánh giá đúng thực trạng của ngành Đăng kiểm hiện nay, để phát huy ưu điểm; khắc phục, sửa chữa ngay khuyết điểm, hạn chế, nhằm củng cố, phát triển ngành Đăng kiểm xứng tầm với truyền thống, với vị trí, vai trò trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu xử lý việc trụ sở Hãng Phim truyện Việt Nam đổ nát

Thủ tướng yêu cầu xử lý việc trụ sở Hãng Phim truyện Việt Nam đổ nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành xem xét, kiểm tra thông tin về việc trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam đang bị hoang tàn, đổ nát, tìm các giải pháp phù hợp với tình hình mới, có phương án xử lý tồn tại trước ngày 23.3.
Xem thêm
Hạn chế ngộ độc thực phẩm từ cá chép ủ chua

Hạn chế ngộ độc thực phẩm từ cá chép ủ chua

Để hạn chế tới mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm, ngành y tế tỉnh Quảng Nam khuyến cáo người dân không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua.
Hình ảnh trên mạng bị gán ghép vụ xách ma túy gây bức xúc nhiều tiếp viên hàng không

Hình ảnh trên mạng bị gán ghép vụ xách ma túy gây bức xúc nhiều tiếp viên hàng không

Nhiều tiếp viên hàng không vô cùng bức xúc khi mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh của họ gán ghép với vụ việc xách ma túy, thuốc lắc từ Pháp về Việt Nam.
Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Chiều 19.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL tổ chức đã chính thức bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi.
Vì sao Công ty Phú Gia Thịnh chưa bị Đà Nẵng cưỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt?

Vì sao Công ty Phú Gia Thịnh chưa bị Đà Nẵng cưỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt?

Ngoài việc phạt 300 triệu đồng, Quyết định xử phạt (QĐXP) số 3772/QĐ-XPVPHC ngày 24/11/2021 của UBND TP Đà Nẵng còn buộc Công ty Phú Gia Thịnh phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong vòng 90 ngày, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Đến nay, dù đã quá 90 ngày nhưng không hiểu vì sao cơ quan chức năng vẫn chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ đầu tư này?
Phú Yên: Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Đông sai phạm nhưng yêu cầu cấp dưới kiểm điểm?

Phú Yên: Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Đông sai phạm nhưng yêu cầu cấp dưới kiểm điểm?

Ông Thái An Nam – Chủ tịch UBND xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vi phạm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, tuy nhiên ông này lại yêu cầu cấp dưới của mình nhận lỗi và phải làm kiểm điểm.
Đã nhận hơn 70% nhưng chủ đầu tư Dự án Tam Anh Nam vẫn đòi chấm dứt hợp đồng?

Đã nhận hơn 70% nhưng chủ đầu tư Dự án Tam Anh Nam vẫn đòi chấm dứt hợp đồng?

Liên quan đến hợp đồng mua bán 105 lô đất tại dự án KDC Tam Anh Nam, Công ty TNHH Phú Long (trụ sở tại Tam Kỳ, Quảng Nam) đã nhận hơn 70% giá trị hợp đồng của Công ty D.A.C nhưng không ra sổ đỏ. Ngược lại, chủ đầu tư này vẫn kêu ca bị thiệt hại và khởi kiện yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán.
Đại biểu Quốc hội chất vấn 9 lần về “Kỳ án gỗ trắc" Quảng Trị

Đại biểu Quốc hội chất vấn 9 lần về “Kỳ án gỗ trắc" Quảng Trị

Quyết tâm đeo đuổi vụ án gỗ trắc ở Quảng Trị, các đại biểu Quốc hội địa phương liên tiếp chất vấn Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND
Thái Nguyên: Kỷ luật một loạt cán bộ tỉnh gây hậu quả nghiêm trọng

Thái Nguyên: Kỷ luật một loạt cán bộ tỉnh gây hậu quả nghiêm trọng

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa họp kỳ họp thứ 19 xem xét, kỷ luật một loạt cán bộ nhiều sở, ngành.
Không lắp trạm cân và camera tại mỏ khai thác đất là do điều kiện địa hình?

Không lắp trạm cân và camera tại mỏ khai thác đất là do điều kiện địa hình?

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã thừa nhận các thiếu sót tại khu vực mỏ khai thác đất trên núi Chà Rây, việc không lắp trạm cân và camera là do điều kiện địa hình?
"Người Ai Cập-Quyền lực và Tình yêu" - Món quà ý nghĩa mừng 50 năm quan hệ Việt Nam - Phần Lan

"Người Ai Cập-Quyền lực và Tình yêu" - Món quà ý nghĩa mừng 50 năm quan hệ Việt Nam - Phần Lan

Tháng 2/2023 vừa qua Nhà xuất bản Dân Trí và First News đã cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Người Ai Cập-Quyền lực và Tình yêu" do TS Võ Xuân Quế và TS Bùi Việt Hoa dịch từ nguyên bản tiếng Phần Lan. Đây là Tiểu thuyết của nhà văn Mika Waltari được bình chọn là tác phẩm văn học yêu thích nhất của người Phần Lan trong một thế kỷ qua và là niềm tự hào của người Phần Lan trên văn đàn thế giới.
Ngày Tết và nỗi lòng xa xứ

Ngày Tết và nỗi lòng xa xứ

Ai từng có những mùa xuân nơi đất khách mới thấu được nỗi lòng người xa quê ngày Tết.
Hà Nội:Nhiều hoạt động của kiều bào trong Chương trình "Xuân quê hương 2023"

Hà Nội:Nhiều hoạt động của kiều bào trong Chương trình "Xuân quê hương 2023"

Ngày 14/1 ( tức 23 tháng Chạp âm lịch), tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân quê hương” với chủ đề “Đất nước niềm tin và khát vọng”.