Thủ tướng phát biểu tại lễ phát động “Sóng và máy tính cho em”

Tối 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em.” Tầm Nhìn điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động chương trình này.
thu tuong phat bieu tai le phat dong song va may tinh cho em

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

"Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương,

Thưa các đồng chí có mặt tại các điểm cầu,

Thưa đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam,

Thưa toàn thể các đồng chí đại diện các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các bạn!

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội trên toàn cầu, thay đổi cách nghĩ, cách thích ứng, cách vận hành, cách quản trị xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của chúng ta hiện nay là ứng phó với dịch bệnh COVID-19 với mục tiêu kiểm soát, đẩy lùi và thích ứng an toàn với dịch bệnh do xuất hiện nhiều biến chủng mới.

Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc với quyết tâm rất cao, với sự đồng lòng của Nhân dân để từng bước kiểm soát, đẩy lùi và xây dựng các giải pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Với ý chí, sự quyết tâm và hành động quyết liệt đó, việc kiểm soát dịch bệnh của nước ta đang tiến triển tích cực, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Tại Hà Nội, với việc đẩy mạnh tiêm chủng và xét nghiệm phù hợp, dịch bệnh đã trong vòng kiểm soát. Điều đó đặt ra niềm hy vọng rất gần, rằng cuộc sống của Nhân dân sẽ dần dần từng bước bình thường trở lại. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là nóng vội nới lỏng thực hiện các biện pháp chống dịch.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ hiện nay là sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường theo phương án thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Theo đó, Chính phủ đưa ra các giải pháp để: (1) Tăng cường nguồn lực vaccine, thuốc chữa bệnh COVID-19 (nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc trong nước); tiêm vaccine miễn phí cho Nhân dân; (2) Đẩy mạnh tiến độ tiêm cho những người chưa tiêm và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho những người đã được tiêm; (3) Từng bước mở cửa an toàn trường học; (4) Tăng cường xét nghiệm và vận động Nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch; (5) Cải thiện hệ thống y tế để chăm sóc, điều trị những người bị nhiễm COVID-19 và các bệnh khác và (6) Nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.

Chính phủ rất quan tâm đến việc mở cửa an toàn trường học. An toàn phải được đặt lên trên hết vì sức khỏe của các cháu, thế hệ tương lai của đất nước nhưng vẫn phải học tập. Học tập phải an toàn. Tất cả chúng ta ai cũng ngậm ngùi khi dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa của tuổi thơ của các cháu như chưa được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Nhiều nơi, các cháu phải học trực tuyến suốt gần 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, kiến thức và phát triển toàn diện của các cháu, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, khi cha mẹ các cháu không có người chăm sóc con cái trong khi vẫn phải đi làm hàng ngày theo quy định, theo luật pháp, theo công việc.

thu tuong phat bieu tai le phat dong song va may tinh cho em

Nhiều trường hợp 2 học sinh phải học chung trên một thiết bị.

Thậm chí, nhiều gia đình khó khăn, các cháu còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến, nhiều nơi mạng chập chờn hoặc không có kết nối sóng.

Tôi được biết, để thực hiện được chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học,” nhiều cháu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn mang sách vở, dựng lán trên đỉnh đồi để có sóng học. Nhiều gia đình không có điều kiện mua máy tính cho con nên các cháu cũng không học trực tuyến được, thua thiệt, tủi thân với bạn bè.

Dịch bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hoạt động giáo dục và đào tạo. Hàng triệu học sinh phổ thông đã không thể tới trường học tập một cách bình thường. Việc chuyển sang trạng thái học trực tuyến là việc không thể tránh khỏi, vừa là giải pháp tạm thời, vừa là một phần của công việc chuyển đổi số để phát triển nền giáo dục hiện đại cho hiện tại và tương lai.

Hiện nay cả nước có gần 20 triệu học sinh phổ thông. Trong đó có trên 7.350.000 học sinh, thuộc 26/63 tỉnh thành phố trong cả nước đang triển khai học trực tuyến. Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh tế, do tác động khó lường của dịch bệnh, rất nhiều gia đình ở các địa phương trên cả nước, từ miền Nam cho tới miền Bắc, cả thành thị lẫn nông thôn, đã không thể và không đủ điều kiện mua sắm phương tiện và thiết bị học tập trực tuyến.

Theo thống kê ban đầu, tính tới ngày 12 tháng 9, có khoảng hơn 1,5 triệu học sinh (thuộc 213 quận, huyện) không thể tham gia lớp học cùng các bạn do thiếu thiết bị. Việc tổ chức dạy học trên truyền hình cho lớp 1 và lớp 2, dạy học bổ trợ cho các lớp khác trên truyền hình cũng gặp những khó khăn lớn về thiết bị, sóng và đường truyền.

Con số thống kê trên chưa tính tới các tỉnh, thành phố hiện đang triển khai dạy và học trực tiếp nhưng cũng cần sẵn sàng phải chuyển sang học trực tuyến nếu tình hình dịch bệnh phát sinh phức tạp. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tập trung chống dịch, đã hỗ trợ cho nhiều đối tượng xã hội, đã quan tâm lo lắng cho ngành giáo dục, các địa phương và tự thân ngành giáo dục đã hết sức cố gắng, tuy nhiên những khó khăn mà dịch bệnh gây ra là quá lớn, công cuộc ứng phó với dịch bệnh cần thêm nhiều hơn nữa sự tham gia của toàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.

Đảng và Nhà nước hiểu rất rõ và chia sẻ với các gia đình, các cháu đang đối mặt với những khó khăn để thích ứng với việc học trong điều kiện dịch bệnh.

Trong thời điểm hiện nay, ở nhiều địa phương, việc thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội trong thời gian khá dài, vì thế cuộc sống và tâm lý của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Đảng, Nhà nước đang xây dựng những giải pháp trước mắt và lâu dài để thích ứng an toàn với dịch bệnh; thực hiện mục tiêu mở cửa lại trường học một cách an toàn, an toàn mới mở cửa.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Chưa đầy một năm sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành." Và chúng ta cần có trách nhiệm thực hiện tâm nguyện này của Người trong mọi hoàn cảnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ rõ, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân để đạt mục tiêu mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nền giáo dục, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách…

Chính vì vậy, đối với việc dạy và học trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chúng ta cần đánh giá tác động về nhiều mặt để có phương án giải quyết từng vấn đề căn cơ trước mắt và lâu dài. Một trong những vấn đề nảy sinh khi tổ chức dạy, học trực tuyến tại những địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh là thiếu thiết bị học và thiếu sóng. Điều này có thể dẫn đến hệ quả thiếu công bằng trong tiếp cận giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.

Sóng và máy tính là phương thức học tập mới, mang tính tình thế nhưng phù hợp trong điều kiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội để các cháu, nhất là các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hộ khó khăn có điều kiện học tập, bình đẳng trong tiếp cận kiến thức.

Tuy nhiên, đây là phương thức học tập mới đòi hỏi các nhà giáo dục, cơ sở giáo dục, chuyên gia tâm lý, thầy cô giáo, các em học sinh phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học, nhất là các thầy cô phải điều chỉnh nội dung, giáo trình, thời lượng và khối lượng kiến thức phù hợp để các cháu tiếp thu một cách tốt nhất, đặc biệt đối với các cháu bước vào lớp 1 và cuối các cấp học.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Chính phủ phát động, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tổ chức thực hiện có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

Ngoài việc hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng dịch thiết bị học trực tuyến, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” góp phần để chúng ta tiến tới phủ sóng Internet ở những vùng còn chưa có sóng và nâng cao chất lượng sóng nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng, phát triển khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, số hóa việc học tập, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tiếp cận với máy tính và không gian mạng đối với trẻ em là một trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn, mở ra chân trời mới với nhiều kiến thức rộng lớn, bổ ích và lý thú nhưng cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với các cháu nếu nhà trường, gia đình và xã hội không chủ động có các biện pháp định hướng và đề phòng.

Mục tiêu chương trình nhằm mang đến băng thông Internet giá rẻ, với các nền tảng dạy học từ xa và với hàng chục triệu chiếc máy tính cá nhân hỗ trợ các cháu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao các Bộ ngành, địa phương đã hưởng ứng Kế hoạch thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tôi cũng nhiệt liệt biểu dương các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng với tinh thần “tương thân tương ái” đã sẵn lòng hỗ trợ Chương trình ngay lập tức.

Tôi được biết nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ rất lớn cho Quỹ Vaccine và hôm nay tiếp tục hành trình nhân ái để kết nối tri thức, kết nối yêu thương, kết nối vùng miền, kết nối tinh thần đoàn kết để góp phần thực hiện khát vọng Việt Nam thịnh vượng, phát triển trong kỷ nguyên xã hội số, đặc biệt là đầu tư cho thế hệ trẻ.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Như từ đầu tôi đã nhấn mạnh, một trong những mục tiêu ứng phó với dịch bệnh hiện nay là tiến tới mở cửa an toàn trường học để các cháu không phải học trực tuyến. Chính vì vậy, tôi đề nghị:

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và các địa phương chủ động xây dựng kịch bản trở lại trường học an toàn ở những nơi an toàn, an toàn để học tập.

Việc tiêm vaccine an toàn cho trẻ em cần được tiến hành sớm, đặc biệt với trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Đồng thời, một số nước trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi. Tôi đã nhiều lần chỉ đạo, trao đổi với Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ đang tiến hành đàm phán các hợp đồng vaccine cho trẻ em.

Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp chặt chẽ để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, hiểu một cách đơn giản là “có sóng” cho các cháu, nhất là ở những vùng chưa có sóng hoặc sóng không đạt chất lượng.

Đồng thời, xây dựng tiêu chí, điều kiện hỗ trợ máy cho các cháu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả. Tiếp tục vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện chương trình ý nghĩa này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình học đảm bảo thống nhất về nền tảng dạy và học, các tài liệu học để dùng chung, hoặc đáp ứng được yêu cầu hình thức truyền tải kiến thức thông qua việc kết hợp giữa phương pháp học trực tuyến và sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, các bộ, ngành cần thiết kế chương trình thi, đánh giá kết quả gắn với học trực tuyến để đảm bảo chất lượng và tạo tâm lý yên tâm cho các cháu và phụ huynh.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Hiện nay người ta nhắc nhiều đến cụm từ “thế giới phẳng”, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã làm “phẳng thế giới” bằng sự kết nối toàn cầu qua không gian mạng.

Chúng ta cần có tầm nhìn về xu hướng chung đó để phát triển đất nước mang lại nhiều tiện ích, giá trị, cải thiện và hiện đại hóa đời sống của Nhân dân. Những điều to lớn đó phải bắt nguồn từ sự thay đổi ứng dụng công nghệ mỗi cá nhân trong xã hội.

Chính vì vậy, mỗi máy tính, mỗi khu vực có sóng, mỗi trẻ em được kết nối, được học tập trên không gian mạng trong điều kiện phải giải quyết tình thế góp phần gieo từng hạt mầm để những hạt mầm ấy lớn lên và tiếp tục lan tỏa, tạo thành xã hội số, kinh tế số, tạo thành tình yêu thương trên khắp đất nước, trên mọi miền của đất nước ta.

Hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động “Sóng và máy tính cho em” là hoạt động thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam, nhưng đây cũng chính là một hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho tất cả học sinh.

Hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là hỗ trợ cả một thế hệ, giảm bớt khó khăn và thiệt thòi cho các em hôm nay là chúng ta giảm bớt gánh nặng xã hội cho hàng chục năm về sau. Giúp các em học tập hôm nay là chăm lo cho tốc độ và chất lượng phát triển đất nước trong tương lai.

Đường truyền mạng, sóng và thiết bị máy tính cho các em là sự kết nối vật lý và cơ giới phục vụ học tập, nhưng cũng là sự kết nối bền chặt hơn con người với con người, sự kết nối các vùng miền và kết nối hiện tại với tương lai.

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Cha ông ta đã từng nói “Lửa thử vàng - Gian nan thử sức” hay “Trong cái khó ló cái khôn.” Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội của mọi người dân trên thế giới, trong đó có nước ta. Nhưng đây cũng là thời điểm chúng ta quản lý sự thay đổi, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, mỗi doanh nghiệp và cả đất nước để tăng khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhất là quản lý rủi ro.

Chính phủ đang chỉ đạo đánh giá, sơ kết, nghiên cứu, rút ra các bài học kinh nghiệm để áp dụng, trong đó có bài học về sự ứng dụng công nghệ. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp với tình hình, quản lý sự thay đổi và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi chúng ta.

Tôi tin rằng, chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là làm cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các em học sinh có điều kiện khó khăn được tiếp cận bình đẳng với những gì Đảng và Nhà nước dành cho nhân dân ta.

Hôm nay, chúng ta chính thức phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em,” đề nghị các địa phương cũng phát động phong trào này. Mong các đồng chí, các đại biểu, các bộ, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục tham gia đóng góp để chương trình thành công, thực sự có ý nghĩa, chúng ta cùng chung tay, chung sức đồng lòng vượt qua khó khăn, vượt qua đại dịch.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí và chúc chương trình của chúng ta thành công tốt đẹp!"./.

PV

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Thủ tướng: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1143/QĐ-TTg ngày 3/10/2023 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo tạm đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo túm cổ áo kéo lê học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo tạm đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo túm cổ áo kéo lê học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp cũng như vai trò tư vấn tâm lý học đường đối với cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ Bí thư lớp 12 trường này, mặc cho học sinh vẫn không dừng khóc lóc và xin lỗi cô giáo.
Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Chiều tối 28/9, tại Hà Nội, với những tình cảm thân thương nhất, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.

Các tin khác

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo tạm đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo túm cổ áo kéo lê học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo tạm đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo túm cổ áo kéo lê học sinh

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp cũng như vai trò tư vấn tâm lý học đường đối với cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ Bí thư lớp 12 trường này, mặc cho học sinh vẫn không dừng khóc lóc và xin lỗi cô giáo.
Đắk Lắk: Nữ sinh lớp 10 bị bạn dùng guốc đánh vào đầu phải khâu bốn mũi

Đắk Lắk: Nữ sinh lớp 10 bị bạn dùng guốc đánh vào đầu phải khâu bốn mũi

Trong giờ ra chơi, một nữ sinh lớp 10 ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị bạn học cùng lớp dùng guốc nhọn đánh vào đầu, máu tuôn xối xả, phải khâu 4 mũi.
Hà Nội: Cơ quan chức năng vào cuộc vụ nữ sinh lớp 12 là Bí thư Chi Đoàn bị cô giáo túm cổ kéo lê trên mặt đất

Hà Nội: Cơ quan chức năng vào cuộc vụ nữ sinh lớp 12 là Bí thư Chi Đoàn bị cô giáo túm cổ kéo lê trên mặt đất

Ngày 29/9, mạng xã hội có thông tin phản ánh liên quan đến cô giáo túm cổ áo nữ sinh lớp 12 lôi vào lớp học tại Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin: đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phúc kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm nếu có vi phạm, báo cáo Sở trong ngày 2/10.
Bộ GDĐT lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong điều kiện mưa lũ

Bộ GDĐT lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong điều kiện mưa lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi công điện đến Giám đốc các sở GD&ĐT khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ về ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, yêu cầu lên phương án đảm bảo an toàn dạy và học trong mùa mưa lũ, trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học.
Nhiều Trường học chèn lịch môn liên kết vào môn chính gây bức xúc trong dư luận, Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn

Nhiều Trường học chèn lịch môn liên kết vào môn chính gây bức xúc trong dư luận, Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn

Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT rà soát và báo cáo việc liên kết giảng dạy ngoài giờ chính khóa ở trường học sau nhiều phản ánh của phụ huynh, dư luận xã hội.
TP HCM: Chỉ đạo khẩn sau vụ quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng, với những khoản thu chi gây sốc

TP HCM: Chỉ đạo khẩn sau vụ quỹ phụ huynh hơn 310 triệu đồng, với những khoản thu chi gây sốc

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, vừa qua, một số báo chí phản ánh về các khoản thu - chi đầu năm học 2023 - 2024 tại một vài trường học trên địa bàn, gây dư luận không tốt.
Sau lũ, nhiều học sinh miền Tây xứ Nghệ bị mất hết sách vở

Sau lũ, nhiều học sinh miền Tây xứ Nghệ bị mất hết sách vở

Trận lũ lịch sử trong hai ngày qua đã khiến cho nhiều bản làng ở khu vực miền Tây xứ Nghệ bị nhấn chìm chong biển nước. Cơn lũ đi qua đã khiến cho hàng trăm em học sinh ở vùng quê này bị mất hết tài sản, sách vở, đồ dùng học tập.
Halloween trường Báo chí sẽ trở lại đặc sắc với chủ đề “Symfonía”

Halloween trường Báo chí sẽ trở lại đặc sắc với chủ đề “Symfonía”

Halloween 2023 lần thứ 19 sẽ trở lại từ 4/10 đến 31/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Symfonía mong muốn lan tỏa thông điệp về sự cân bằng trong bản thể mỗi người.
Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 theo hướng đơn giản hóa

Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024 theo hướng đơn giản hóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. Theo đó, Bộ yêu cầu hoàn thiện các phương thức tuyển sinh đại học năm 2024 theo hướng đơn giản hóa.
TPHCM: Phụ huynh sẽ được hoàn trả khoản tiền thu sai trong vụ thu quỹ lớp ở Trường Tiểu học Hồng Hà

TPHCM: Phụ huynh sẽ được hoàn trả khoản tiền thu sai trong vụ thu quỹ lớp ở Trường Tiểu học Hồng Hà

Liên quan đến phản ánh của phụ huynh về việc lớp Một 2 Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM) đã thu - chi quỹ lớp lên đến 313 triệu đồng ngay đầu năm học, ngày 28/9, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh đã chỉ đạo nhà trường phải trả lại các khoản tiền thu sai quy định cho phụ huynh; đồng thời phê bình giáo viên chủ nhiệm lớp Một 2 và Hiệu trưởng nhà trường.
SHB hợp tác chiến lược với Đại học Thái Bình nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực

SHB hợp tác chiến lược với Đại học Thái Bình nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực

Theo thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Trường Đại học Thái Bình (TBU), SHB sẽ phối hợp cùng TBU để xây dựng, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và phát triển nguồn nhân
Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Bốn tỉnh thành đề xuất miễn học phí cho học sinh

Trong khi Bộ GDĐT đang kiến nghị tăng học phí đại học và nhiều tỉnh thành giữ nguyên mức học phí cho các bậc học thì 4 tỉnh thành (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nam) lại miễn học phí 100% cho học sinh trong năm học 2023-2024 với số tiền dự tính hàng trăm tỷ đồng.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Vấn nạn dạy thêm, học thêm: Nhiều địa phương ban hành lệnh cấm dạy thêm

Bước vào đầu năm học, nhiều địa phương yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức.
Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chi từ 3 tỷ đồng cho một nghiên cứu khoa học

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc. Các nhà khoa học được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN từ 3 tỷ đồng trong 3 năm và được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.
Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại

Sáng ngày 23/09/2023, tại Hội trường Thống Nhất, Dinh Độc Lập, 108 Nguyễn Du, Q1, TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu – ra mắt sách Giáo dục hiện đại của GS Hồ Ngọc Đại do Viện CGD, Anbooks và CLB Cafe Số - Hội truyền thông Số Việt Nam tổ chức.
Xem thêm
Di tích Đình - Chùa Hà: Nơi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Di tích Đình - Chùa Hà: Nơi bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nằm giữa một Hà Nội ồn ào, vội vã, nhưng khu di tích Đình - Chùa Hà nằm ẩn mình thanh tịnh trên một con đường tại phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội). Di tích Đình Hà với bao thăng trầm cùng lịch sử đã trở thành nơi lưu giữ, ghi dấu thời khắc hào hùng của mảnh đất kinh kỳ một thời vàng son.
Carnaval Thu Hà Nội: Rạng rỡ sắc Thu

Carnaval Thu Hà Nội: Rạng rỡ sắc Thu

Carnaval Thu Hà Nội được dàn dựng công phu với quy mô gần 2000 người là nghệ sĩ, diễn viên và chính đồng bào các dân tộc và người dân đến từ các quận, huyện, thị xã thành phố biểu diễn.
Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I-2022 và công bố giai đoạn II-2023 đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”.
Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm biên kịch phim hoạt hình tại Sconnect Academy

Giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm biên kịch phim hoạt hình tại Sconnect Academy

Tối 26/9, Sconnect Academy đã tổ chức buổi chiếu phim cùng Keynote “Watch - Talk Khai phá tư duy biên kịch hoạt hình đỉnh cao” nhằm mang tới cho các bạn trẻ đam mê nghệ thuật cơ hội giao lưu cùng các Nhà biên kịch kỳ cựu trong ngành.
Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Nghệ sĩ Violon Trịnh Minh Hiền: Đến Trường Sa để thấy yêu hơn Tổ quốc!

Giữa trùng dương sóng vỗ, tiếng đàn violon của nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền đã ngân vang đầy hào hứng như sức mạnh của tuổi trẻ vượt muôn trùng sóng gió để đến với những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nghệ sĩ violon Trịnh Minh Hiền luôn có cách rất riêng để thể hiện trọn vẹn tình yêu với đất nước của mình. MV “Sóng Trường Sa" là một minh chứng tiếp nối cho tình yêu ấy.
“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

“Mắt bão”- Những thước phim Tài liệu đoạt Giải Cánh Diều Vàng về một dân tộc hồi sinh từ cơn bão đại dịch COVID (Bài 2)

Đại dịch COVID-19 tàn khốc trên khắp thế giới. Sức mạnh của nó vượt qua mọi hiểu biết thông thường. Nó hủy diệt và làm thay đổi mọi quy luật sống. Hơn 23.000 người đã ra đi trong cơn bão COVID-19 tại Sài Gòn - TP HCM năm 2021. Cả nước mất đi hơn 45.000 người trong đại dịch, gần bằng 1/2 số người Việt Nam mất đi trong cuộc chiến tranh 20 năm chống Mỹ xâm lược. Nhưng trong "Mắt bão", đại dịch lại làm nảy sinh nhân tố mới: TÌNH YÊU THƯƠNG !
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?