Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; văn bản số 1931/CĐSQG-CSS ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Bộ TTTT về việc tổ chức chương trình “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia", Hội Truyền thông số Việt Nam giao Trung tâm Thông tin Truyền thông số phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục, trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc Gia, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực số, theo đó, nâng cao nhận thức đúng - đủ về chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh AI cho lãnh đạo giáo dục, quản lý nhà trường, giáo viên nòng cốt.
![]() |
Ông Lê Đức Sảo, PCT Hội Truyền thông số Việt Nam, Trưởng BTC, phát biểu khai mạc |
Trung tâm thông tin truyền thông số (6TS) - Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với các đơn vị: Wemaster Network, CTO Vietnam Network triển khai Diễn đàn Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục với chủ đề: Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động: Khảo sát, đánh giá, kiến tạo giải pháp và tôn vinh các đơn vị điển hình trong thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số hướng đến kỷ niệm ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10/2023.
![]() |
Ông Trần Ngọc Thạch, PGĐ Sở Thông tin và Truyền Thông TP.Đà Nẵng |
Diễn đàn sẽ diễn ra tại Sky -Line Hill Hội An (Khu đô thị Hà My Đông A, Điện Bàn, Quảng Nam), dự kiến có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục; Hội Truyền thông số Việt Nam; cùng với sự tham gia chia sẻ từ các nhà nghiên cứu, các diễn giả khách mời là các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo nhà trường, các chuyên gia giáo dục, chuyên gia giải pháp công nghệ trong giáo dục, các đơn vị giải pháp công nghệ giáo dục, báo chí giáo dục, giáo viên và phụ huynh.
Diễn đàn bao gồm phần chia sẻ tham luận từ các diễn giả với các chủ đề: Chủ trương, định hướng của chính phủ về Trí tuệ Nhân tạo (AI) tại Việt Nam; Tổng quan về AI trong giáo dục – Xu hướng và thành tựu thế giới; Tâm thế và năng lực của nhà giáo trong kỷ nguyên AI; Hệ thống học thích ứng sử dụng Trí Tuệ Nhân tạo (AI) tiên tiến giúp cá nhân hóa và nâng cao hiệu quả của việc dạy học; Cơ hội chuyển đổi giáo dục từ việc ứng dụng kịp thời và hiệu quả AI; Những thách thức phải đối mặt khi ứng dụng AI liên quan đến bình đẳng, quyền riêng tư và các vấn đề pháp lý khác; Cần chuẩn bị gì để lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh có thể sử dụng AI hiệu quả và an toàn; Các khuôn khổ và ứng dụng AI có thể cân nhắc tham khảo sử dụng tại Việt Nam; Lợi ích khi sử dụng AI vào việc dạy và học, điển hình tại các môn Toán – Tiếng Anh; Tiện ích khi sử dụng AI trong làm việc và hợp tác – kiến tạo không gian số trong cơ sở giáo dục...
![]() |
Bà Ngô Phương Thảo, PGĐ Trung tâm thông tin truyền thông số (6TS) Việt Nam, Chủ tịch Hệ sinh thái giáo dục Wemaster trình bày tham luận |
Phần thảo luận bàn tròn: “Áp dụng hiệu quả AI trong dạy và học – Nâng cao năng lực thích nghi của giáo viên và học sinh Việt Nam: cơ hội – thách thức và lộ trình gợi ý” sẽ có sự tham gia của các nhóm liên quan: Nhà chính sách; Nhà quản lý; Nhà nghiên cứu giáo dục; Nhà sáng tạo giải pháp giáo dục số trên nền tảng AI;
Diễn đàn có sự tham gia đồng hành của các đơn vị: CLB Các Nhà quản lý Thông tin Truyền thông Vietnam (CMIC); Hệ thống Giáo dục Sky-Line, VTV Cab; Vietsuccess; Kyons; Faslink; Vietnam Innovation Hub và các đơn vị khác.
Một số nội dung đề dẫn:
1/Tại sao bàn về Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục lại bàn về AI? Trong 2 trụ cột lớn của Chuyển đổi số giáo dục, bao gồm chuyển đổi phương thức quản trị vận hành cơ sở giáo dục, và chuyển đổi phương thức dạy – học của giáo viên và học sinh; nhận thức đầy đủ về tình hình thế giới trong bối cảnh AI và tìm kiếm những cơ hội chuyển đổi có tính chiến lược, vững chắc trong điều kiện nguồn lực có giới hạn như Việt Nam.
2/Về cơ hội hay thách thức từ AI mang lại cho giáo dục: 3 trụ cột quan trọng: Chính sách đảm bảo an toàn, công bằng và khai thác được lợi thế?; Tâm thế của người thầy – người dẫn dắt toàn bộ tiến trình chuyển đổi; Nhà cung cấp giải pháp AI cho giáo dục.
3/Diễn đàn dành thời lượng lớn để bàn về tâm thế của người thầy: Ai sẽ là người thầy đó? Làm sao để trở thành người thầy đó? Lộ trình nào cho một người thầy “analog” – người thầy truyền thống để trở thành một người thầy “digital” – người thầy của hiện tại và tương lai?
Chương trình “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia” được hình thành nhằm mục tiêu giúp nhận thức đúng đắn về tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ và tìm giải pháp cho những vấn đề và thách thức đang được đặt ra cho tiến trình chuyển đổi số, kiến tạo các giải pháp hợp lý để chuyển đổi các tổ chức, không chỉ dừng lại ở mức ứng dụng công nghệ thông tin; Kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái chuyển đổi số - Góp phần hình thành hệ sinh thái chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi hiệu quả hơn, góp phần tháo gỡ những khó khăn mà các tổ chức – doanh nghiệp đang gặp phải. Chương trình bao gồm các hoạt động: 3 Diễn đàn Quốc gia về “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia” đến 2025 và tầm nhìn 2030”; 8 Chuyên đề - Hội thảo toàn quốc về các lĩnh vực trọng điểm; Khảo sát, đánh giá, kiến tạo giải pháp và tôn vinh các đơn vị trên toàn quốc; Xuất bản bộ Kỷ yếu về TOP 500 đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu tham gia “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia - Lần thứ nhất”; Diện kiến Lãnh đạo Nhà nước/ Chính phủ/ Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia: Báo cáo về “Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia”; Truyền hình trực tiếp “Lễ Công bố & Tôn vinh đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu về “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đối số Quốc gia - Lần thứ nhất”; Xây dựng hệ sinh thái về Kiến tạo giải pháp, đào tạo nâng cao năng lực & Giải pháp Công nghệ ứng dụng các nền tảng để thực hiện Chuyển đối số thành công. |