TPHCM: Nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình GDPT mới

Ngày 18/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM về nhiều vấn đề trong việc triển khai Chương trình GDPT mới, SGK.

Khó khăn từ nguồn lực đầu tư

Ông Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ban thường vụ Quốc hội cho biết, khi đi giám sát thực hiện chương trình GDPT mới tại huyện Cần Giờ, đoàn thấy rõ sự thiếu thốn của các trường. Cũng chương trình này, trong khi giám sát việc thực hiện tại một trường quốc tế ở TPHCM, tình hình dạy học khá thuận lợi.

TPHCM: Nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình GDPT mới
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ tại buổi làm việc

"Thực tế giám sát khiến Đoàn đặt ra câu hỏi: Phải chăng những khó khăn của chúng ta không nằm ở chương trình, mà nằm ở cơ chế, công tác chuẩn bị? Cơ chế đấu thầu, ngân sách dành cho giáo dục đã phù hợp hay chưa? Rõ ràng khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vẫn chủ yếu nằm ở khối công. Khối tư thục nhờ nguồn lực chủ động và tự chủ, khó khăn gần như là rất ít"- ông Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, không chỉ khối trường phổ thông công lập gặp khó, qua giám sát cho thấy các trung tâm GDTX còn khó khăn gấp bội.

"Khó khăn và thiếu thốn là vô cùng lớn, lãnh đạo các đơn vị kêu rất nhiều. Trong Nghị quyết 51 của Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chuẩn bị điều kiện để thực hiện Chương trình, SGK mới. Chính phủ cũng đã có nghị quyết rồi nhưng khi triển khai chúng ta thiếu hụt đủ thứ, từ đội ngũ cho đến cơ sở vật chất... Đây rõ ràng là điểm thắt chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận để có hướng tháo gỡ"- ông Nghĩa chia sẻ thêm.

TPHCM: Nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình GDPT mới
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM trao đổi thông tin tại buổi làm việc.

Công tác xây mới trường học chững lại

Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong quá trình triển khai nếu có khó khăn thì cần trao đổi, tìm hướng tháo gỡ để việc thực hiện chương trình hoàn thiện hơn.

"Ở các cơ sở giáo dục chúng tôi tới giám sát tại TPHCM, các phòng chức năng, cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình mới đều chưa có và rất thiếu. Với địa phương có điều kiện như TP, trang thiết bị phục vụ học tập vẫn thiếu, vậy các địa phương khó khăn thì thế nào trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư thực hành nghiên cứu?"- ông Sơn băn khoăn.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, khi thực hiện Chương trình GDPT mới, nhu cầu giáo viên sẽ linh hoạt, việc TPHCM chuẩn bị đội ngũ giáo viên trong tương lai ra sao là điều rất quan trọng. Nếu TP không tính toán kỹ sẽ xảy ra tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Vì vậy, theo bà Hoa, vai trò và trách nhiệm của Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT TPHCM rất quan trọng, cần phải tính toán đến các yếu tố này để tránh xảy ra những vướng mắc và thực trạng thiếu/ thừa giáo viên.

"Theo thông tin từ 2 trường sư phạm, số giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý năm 2023 ra trường rất ít. Năm 2023, cả hai trường có khoảng 76 sinh viên tốt nghiệp (chia cho 19 tỉnh, TP) nên việc sử dụng giáo viên thực tế theo phân bổ không thấm vào đâu so với nhu cầu. Chúng tôi xác định đội ngũ này sẽ làm nòng cốt để bồi dưỡng cho số giáo viên hiện nay, nhằm thực hiện việc giảng dạy tốt hơn" - ông Hiếu nói.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cũng nhìn nhận việc triển khai Chương trình GDPT mới tại TP vẫn còn nhiều khó khăn. Quận Gò Vấp hiện có tỉ lệ phòng học trên dân số thấp nhất TP, khi chỉ đạt 205 phòng học/10.000 dân. Hiện nay, TP mới chỉ đạt 294 phòng học/10.000 dân, mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân TP đang phấn đấu đến năm 2025.

"Bình quân một năm TP tăng từ 500-600 phòng học nhưng do 2 năm qua TP dồn lực cho nhiều vấn đề khác như chống dịch Covid-19, phát triển kinh tế xã hội nên ngân sách dành cho công tác xây mới trường học chững lại" - ông Hiếu thông tin.

Chia sẻ về công tác bồi dưỡng giáo viên, ông Hiếu cho biết Sở GD&ĐT đã kết hợp với 2 trường ĐH Sài Gòn và ĐH Sư phạm TPHCM thực hiện bồi dưỡng cho tất cả giáo viên cốt cán. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, số giáo viên cốt cán còn phải tham gia đánh giá, cho điểm giáo viên nên rất vất vả, khiến số ít giáo viên chưa được đánh giá.

Tìm hướng tháo gỡ

Báo cáo của ngành Giáo dục TPHCM cho thấy, học sinh TP được học 2 buổi/ngày có tỉ lệ cao. Tuy vậy, theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, tình trạng thiếu hụt phòng học, tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày nhiều quận vẫn còn rất thấp, như quận 12 chỉ đạt trên 25%. "Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận thực trạng để có hướng tháo gỡ" - bà Hoa nói.

TPHCM: Nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình GDPT mới
Ông Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCMtrao đổi thông tin về các giải pháp dự kiến tháo gỡ.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM cho biết: TP có quy hoạch mạng lưới trường lớp và cập nhật thường xuyên. Toàn TP còn khoảng 10 quận huyện rơi vào tình cảnh khó khăn như quận 12. Quận 12 còn có quỹ đất, còn ở quận Tân Phú, tỉ lệ học 2 buổi/ngày chỉ 20% nhưng không còn khu vực nào để tạo lập quỹ đất cho giáo dục.

"Việc xây dựng trường học đang thực hiện theo quy định chung của Bộ, tại TP có nhiều vị trí đất không đáp ứng được theo quy chuẩn. Vấn đề này cần phải nghiên cứu, tính toán tháo gỡ. Nhiều khu đất buộc phải xây cao tầng nhằm đáp ứng và giải quyết nhu cầu học tập cho con em người dân, còn nếu cứ căn theo các quy định chung thì TPHCM không thể tháo gỡ vấn đề thiếu hụt trường lớp và quá tải sĩ số"- bà Tuyết cho hay.

"Trong quá trình rà soát tổng thể nếu trang thiết bị vượt quá khả năng cân đối của các quận, huyện, Sở Tài chính và Sở GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND TP để bố trí thêm kinh phí. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có không ít đơn vị không chịu thực hiện báo cáo cụ thể về nhu cầu trang thiết bị, khiến công tác phân bổ gặp khó khăn" - bà Hương chia sẻ thêm.

Bà Trần Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM thông tin: Hàng năm Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị của Sở GD&ĐT thống kê để giao kế hoạch và phân bổ ngân sách mua sắm trang thiết bị theo quy định. Sở Tài chính cũng bố trí nguồn ngân sách cho các quận huyện (năm 2023, sở bố trí 10 triệu lớp/năm học).

Ông Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM cho biết: Mặc dù trong thời gian qua TPHCM đầu tư rất nhiều nguồn lực cho ngành Giáo dục, nhưng số lượng học sinh đầu cấp tăng một năm 40.000 em. Mục tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học là sự cố gắng rất lớn nếu năm 2023 TP đạt được.

Chính phủ có Nghị quyết 24, 31, 81 trong đó giao cho TPHCM rất nhiều nhiệm vụ. Đơn cử như TP trong thời gian tới là nơi thu hút nhân tài, trung tâm kinh tế tài chính, văn hóa, giáo dục; TP văn minh và sáng tạo, có vai trò quan trọng trong mạng lưới trong khu vực…

Để đạt được các mục tiêu này phải là con người, giáo dục. TPHCM quyết định 27% tổng thu ngân sách cả nước mà còn thiếu thốn như vậy thì các địa phương khác sẽ thế nào?

Việc thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học là thực tế của TPHCM, nhưng với mức lương như hiện nay thì không thể tuyển nếu không có chính sách thu hút và đãi ngộ xứng đáng. Chúng ta muốn thì rất nhiều nhưng nguồn lực đầu tư lại hạn hẹp nên rất khó để thực hiện.

Chúng tôi đang xây dựng thí điểm nghị quyết cơ chế chính sách vượt trội, rất mong được Quốc hội đồng tình trong tháng 5 tới. Nếu cơ chế chính sách đặc thù của TPHCM được thông qua sẽ giúp TP tháo gỡ nhiều khó khăn nội tại hiện nay” - ông Ngân nhấn mạnh./.

PV

Có thể bạn quan tâm

ĐBQH đề nghị giám sát việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, thành viên Chính phủ

ĐBQH đề nghị giám sát việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, thành viên Chính phủ

ĐBQH đề nghị giám sát lời hứa của các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ vì đây là vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm.
Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương

Gỡ khó cho môn học Giáo dục địa phương

Có thể mở cơ chế thoáng để nhà trường hợp đồng, mời chuyên gia từ Bảo tàng, Sở Văn hóa tỉnh... về thỉnh giảng với chủ đề phù hợp nội dung môn học Giáo dục địa phương sẽ thu hút học sinh hơn.
Đồng Nai: Sẽ giám sát phương án giảm bụi tại sân bay Long Thành

Đồng Nai: Sẽ giám sát phương án giảm bụi tại sân bay Long Thành

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị này sẽ tổ chức giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại dự án sân bay Long Thành.

Các tin khác

Sáng nay, gần 3.500 thí sinh thi lớp 10 THPT chuyên Ngoại ngữ năm học 2023 – 2024

Sáng nay, gần 3.500 thí sinh thi lớp 10 THPT chuyên Ngoại ngữ năm học 2023 – 2024

Trong buổi sáng 3/6, gần 3.500 thí sinh đến từ nhiều địa phương trên cả nước lần lượt làm 3 bài thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) năm học 2023 – 2024.
Những giáo viên đủ điều kiện bổ nhiệm, chuyển xếp lương mới

Những giáo viên đủ điều kiện bổ nhiệm, chuyển xếp lương mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 082023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 1/6, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhận định, giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận. Qua đó, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới.
Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Quảng Ninh: Hơn 15.000 thí sinh chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Sáng hôm nay 1/6, hơn 15.000 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chính thức bước vào Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024.
Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Nhiều trường học thiếu giáo viên và trang thiết bị dạy học

Tình trạng trường học thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị dạy học còn phổ biến, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Một số bộ môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học… còn thiếu thiết bị dạy thực hành nên ảnh hưởng đến tiếp thu của học sinh.
Trường Phan xứ Nghệ: Một năm học gặt hái nhiều thành quả

Trường Phan xứ Nghệ: Một năm học gặt hái nhiều thành quả

Năm học 2022-2023, thầy trò trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã “gặt hái” nhiều thành quả trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Toàn trường có 320 em học sinh Giỏi cấp Tỉnh, 87 em đạt học sinh Giỏi cấp Quốc gia, 11 học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh Giỏi Quốc tế...
Tham vấn hướng nghiệp sớm: giải bài toán "thừa thầy thiếu thợ"

Tham vấn hướng nghiệp sớm: giải bài toán "thừa thầy thiếu thợ"

Tham vấn hướng nghiệp sớm mang lại những giá trị to lớn đối với kinh tế - xã hội như giúp tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn lực, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Công tác này còn góp phần cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động với sức ép cạnh tranh lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay
Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Hà Tĩnh: Tạm giam thầy giáo dạy Toán để điều tra hành vi dâm ô nữ sinh lớp 6

Ngày 29/5, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo của cơ quan Công an về việc tạm giam ông Đậu Bình (47 tuổi, là thầy giáo dạy Toán, Trường THCS Mỹ Duệ, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên) để điều tra hành vi dâm ô với nữ sinh lớp 6.
Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Bộ tiêu chí đại học đạt chuẩn mới: nhiều trường kêu khó

Trường đại học đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo qui định mới gồm sáu tiêu chuẩn và 26 tiêu chí. Tiêu chuẩn tổ chức và quản trị quy định cơ sở đào tạo có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về tinh thần, thể chất của học sinh

Bạo lực học đường có thể gây chấn thương, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, trầm cảm dẫn đến tự sát ở học sinh bị bắt nạt.
Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Cần phải có căn cứ khoa học khi đưa môn Văn vào xét tuyển sinh viên Y khoa

Đại diện Bộ Y tế vừa lên tiếng chính thức về việc một số cơ sở giáo dục có sử dụng tổ hợp môn Văn để xét tuyển vào ngành y khoa.
Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức hội thảo “Trẻ em trong thế giới số - Giải quyết rủi ro và thúc đẩy cơ hội”.
Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Nghệ An: Kháng nghị hủy án sơ thẩm vụ cô giáo bị phạt 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại vụ án cô giáo Lê Thị Dung bị tuyên 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Tập đoàn Lotte Hàn Quốc trao học bổng cho sinh viên Đại học Đà Nẵng

Ngày 24/5, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tổ chức lễ trao học bổng lần thứ 1 năm 2023 cho 17 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế.
Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Đồng Nai: Đình chỉ công tác nữ giáo viên mầm non tát bé trai 31 cái trong bữa ăn

Một cô giáo tại trường mầm non ở TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bị tạm đình chỉ công tác, vì đã có hành vi tát bé trai 31 cái trong bữa ăn.
Xem thêm
Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Cơm tấm và bánh chưng Việt Nam lọt top 3 Taste Atlas những món ăn từ gạo ngon nhất thế giới

Mới đây trang tin ẩm thực Taste Atlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới được làm từ gạo năm 2023.
Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

Xã Hồng Vân, huyện Thường Tín: Rực rỡ “Lễ hội Tình yêu” với nhiều hoạt động đặc sắc

“Lễ hội Tình yêu” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp, nhân văn của truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung” trên mảnh đất Hồng Vân (huyện Thường Tín) ca ngợi tình yêu ngọt ngào, lãng mạn của đôi lứa; tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Trong 03 ngày 19-21/5/2023, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển du lịch xã Hồng Vân đã long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Tình yêu năm 2023.
Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 21/5, quận Tây Hồ, Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 995 Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ và công bố Quyết định ghi danh “Hội thề Trung hiếu” Đền Đồng Cổ, phường Bưởi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2023.
Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2023 diễn ra tại An Giang

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 sẽ diễn ra tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và Liên hoan do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tỉnh An Giang tổ chức.
3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

3 cuốn tiểu thuyết của một nữ sĩ đoạt giải Nobel văn học 2022

Mùa hè 2023, độc giả Việt Nam được thưởng thức ba tác phẩm của nhà văn Annie Ernaux, gồm “Một người phụ nữ”, “Cơn cuồng si” và “Nỗi nhục”. Ba cuốn sách hé lộ những hồi ức sâu thẳm, từ kỷ niệm thơ ấu cho đến những bí mật thầm kín nhất của tác giả, những điều mà có lẽ không phải ai cũng đủ dũng cảm để phơi bày.
Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

Bản dịch "Nhật ký trong tù" bằng tiếng Ba Lan và tâm huyết của cặp vợ chồng nhà văn dịch giả

"Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ được dịch của tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu, phát hiện thêm nhiều bản dịch "Nhật ký trong tù" ở các nước Băc Âu và châu Âu.
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?