Tuyển sinh năm 2022: Đảm bảo minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống

Công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tuyển sinh đại học.

Năm 2022 là năm hoạt động tuyển sinh có nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật để hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh. Với những điều chỉnh mới, cũng có không ít những khó khăn đặt ra. Trước thời điểm đóng hệ thống xác nhận nhập học, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có những chia sẻ nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2022.

Nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật

Tuyển sinh năm 2022: Đảm bảo minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học

Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết: Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh, có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là sự đột phá về chuyển đổi số, đặc biệt là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt - đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ngoài ra, xét tuyển chung là khâu kỹ thuật để giúp các trường tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, mất cơ hội của những thí sinh khác. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống. Điều này cho thấy năm nay, tỉ lệ thí sinh ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước trong xét tuyển đợt 1.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành. Bộ GDĐT có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, hạn chế.

Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ như: Có trường tổ chức xét tuyển sớm theo học bạ dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều; có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.

Việc xét tuyển sớm ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.

Đã có trên 80% thí sinh xác nhận nhập học; các năm trước tối đa là 63%

Trong khi hệ thống lọc ảo chung của Bộ GDĐT được nhiều trường đánh giá là ưu việt, thì vẫn có ý kiến cho rằng, hệ thống này gây bức xúc khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GDĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức.

Thống kê của Bộ GDĐT, tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho các cơ sở đào tạo giảm thiểu được số lượng thí sinh ảo giữa các phương thức xét tuyển và giữa các cơ sở đào tạo; thí sinh được lựa chọn nguyện vọng đúng ngành và trường mong muốn mà không phải chịu sức ép phải xác nhận nhập học sớm.

Việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.

Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022 Bộ GDĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Bộ GDĐT cũng khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường.

Có ý kiến cho rằng, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Đây là nhận định không chính xác. Điểm sàn do các trường quy định nhằm hạn chế hồ sơ đăng ký không đáp ứng yêu cầu đầu vào; các trường xác định điểm trúng tuyển theo nguyên tắc xét từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu, chứ không thể ấn định “điểm chuẩn” trúng tuyển ngay từ đầu.

Hầu hết sai sót đã được khắc phục

Hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, cũng là một trong những phản ánh về tuyển sinh năm nay.

Cũng theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo; chỉ cần hơn kém 0,01 điểm hoặc tiêu chí phụ là đã có thể đỗ hoặc trượt, có thể trúng tuyển/không trúng tuyển ở trường này hay trường khác.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 được triển khai đồng bộ và triệt để. Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dân tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.

Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GDĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.

Cho đến thời điểm này, ngoài một số khó khăn trong thanh toán phí xét tuyển trực tuyến (do nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia và một vài kênh thanh toán trực tuyến) và lỗi hiển thị thông tin trúng tuyển trong sáng ngày đầu tiên thí sinh xác nhận nhập học (ngày 18/9), hệ thống đăng ký thi và xét tuyển của Bộ GDĐT không có bất kỳ lỗi nào gây ‘thiệt thòi’ cho thí sinh.

Có câu hỏi đặt ra, phải chăng do hệ thống công nghệ xét tuyển đại học chưa hề được kiểm nghiệm trong thực tế đã sử dụng trong tuyển sinh năm nay? Phải chăng trước khi triển khai những thay đổi về kỹ thuật, Bộ GDĐT chưa đánh giá tác động, chưa lường hết được vấn đề nên đã gây ra nhiều hệ luỵ, khó khăn cho thí sinh? Trả lời vấn đề này Bà nguyễn Thu Thủy nói “Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung năm 2022 không phải được xây mới hoàn toàn mà được kế thừa từ hệ thống đã được triển khai thực hiện thành công từ các năm trước đây. Năm 2021 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trực tuyến và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyển trên Hệ thống. Năm 2022, Hệ thống chỉ nâng cấp để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng trên hệ thống và nộp lệ phí cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Hệ thống đã được thử nghiệm, tập huấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng cho tất cả các đối tượng tham gia. Từ ngày 15/7 đến ngày 18/7/2022, Hệ thống đã được mở để tất cả thí sinh tham gia thử nghiệm đăng ký xét tuyển trước khi thí sinh đăng ký nguyện vọng chính thức. Bộ GDĐT đã chỉ đạo các sở GDĐT, các cơ sở đào tạo tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh trong việc đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí trực tuyến.

Với một Hệ thống lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, Bộ GDĐT đã triển khai nhiều giải pháp với quy trình chặt chẽ, trong đó có việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường truyền thông để các đối tượng tham gia biết và thực hiện. Bộ đồng thời cũng đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra để kịp thời giải quyết. Mặc dù vậy, đa phần thí sinh tham gia Hệ thống lần đầu, hầu hết lại chưa có tài khoản và chưa từng giao dịch không sử dụng tiền mặt, vì vậy khó khăn là không thể tránh khỏi.

Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.". Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.

Hiện nay Hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GDĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022, có thể khẳng định áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GDĐT đã có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn.

VHĐ

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Chiều 23/3, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát về việc phối hợp tổng kết công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học lý luận chính trị vào phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Hà Nội: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ giải quyết công việc thường xuyên của Sở.
Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Thách thức khi chuyển đổi số nhanh hơn, thông minh và xanh hơn

Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá, chuyển đổi số được ví như chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “chuyển đổi kép”, tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, đã được nhiều quốc gia đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai.

Các tin khác

Hà Nội: Bảo đảm đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hà Nội: Bảo đảm đầu tư giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, kết quả bước đầu tương đối tốt khi Hà Nội luôn đứng đầu về học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, tăng 7 bậc xếp loại chung về giáo dục đào tạo toàn quốc.
Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, đặc biệt là đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Một giáo viên trường Tiểu học, THCS và THPT Victory (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã bị cho thôi việc vì đánh học sinh nhiều lần dù đã được chấn chỉnh.
Triển lãm Nghệ thuật SEN VIỆT 2023: Vẻ đẹp thuần khiết

Triển lãm Nghệ thuật SEN VIỆT 2023: Vẻ đẹp thuần khiết

Ngày 25 tháng 3 năm 2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật SEN VIỆT 2023 – VẺ ĐẸP THUẦN KHIẾT” tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội), trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Họa sĩ Phật tử Kim Đức, tôn vinh hình tượng Hoa Sen – biểu tượng của sự tinh khiết, quyền lực và trí tuệ.
Loạn tư vấn tuyển sinh trên mạng, phụ huynh và học sinh hoang mang

Loạn tư vấn tuyển sinh trên mạng, phụ huynh và học sinh hoang mang

Nhiều phụ huynh, thí sinh hoang mang khi một số TikToker đăng tải clip tư vấn hướng nghiệp cho rằng, các ngành học như: Marketing, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh… là “vô dụng nhất”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhận định trên không có cơ sở.
Đắk Lắk: 31 học sinh bị ngộ độc do nhận bóng bay từ nhóm người lạ trước cổng trường

Đắk Lắk: 31 học sinh bị ngộ độc do nhận bóng bay từ nhóm người lạ trước cổng trường

Sáng 23/3, theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana (Đắk Lắk), đây là 31 học sinh của trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thị trấn Buôn Trấp). Trong số 31 học sinh bị ngộ độc, 17 em phải nhập viện tại trung tâm y tế huyện, 14 trường hợp nhẹ hơn được cho về nhà theo dõi.
Quảng Ninh: Hành động đẹp của 2 học sinh tại TP Uông Bí

Quảng Ninh: Hành động đẹp của 2 học sinh tại TP Uông Bí

Trên đường đi học về 2 em học sinh tại TP Uông Bí nhặt được chiếc ví của người bị rơi, liên hệ tới công an Phường Quang Trung, TP Uông Bí để bàn giao tài sản cho chủ nhân.
Nghệ An: Cảnh báo hiện tượng người lạ dụ dỗ,

Nghệ An: Cảnh báo hiện tượng người lạ dụ dỗ, 'bắt cóc' học sinh

Phòng GD&ĐT TP Vinh vừa có văn bản báo cáo Sở GD&ĐT về việc xuất hiện các thông tin trên mạng xã hội về tình trạng mất an ninh, an toàn trường học, cụ thể là hiện tượng người lạ dụ dỗ, “bắt cóc” học sinh trên địa bàn TP Vinh.
Hà Tĩnh: Cô học trò nghèo nỗ lực vươn lên đạt giải Nhất Quốc gia môn Địa lí

Hà Tĩnh: Cô học trò nghèo nỗ lực vươn lên đạt giải Nhất Quốc gia môn Địa lí

Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng cô học trò ngèo Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn luôn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho một tương lai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, em đã tự tin vươn lên là học sinh trường huyện duy nhất đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia.
Hà Nội tổ chức khảo sát toàn thành phố đối với học sinh lớp 12 vào đầu tháng 4

Hà Nội tổ chức khảo sát toàn thành phố đối với học sinh lớp 12 vào đầu tháng 4

Ngày 20/3, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, để giúp học sinh lớp 12 tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, Sở đã có lịch tổ chức đợt khảo sát toàn thành phố. Thời gian khảo sát trong hai ngày 7 và 8-4.
Bộ Công an: Cần chấn chỉnh nhiều vi phạm "từ quá khứ" trong việc ra đề thi tốt nghiệp THPT

Bộ Công an: Cần chấn chỉnh nhiều vi phạm "từ quá khứ" trong việc ra đề thi tốt nghiệp THPT

Bộ Công an phát hiện việc phần mềm sử dụng trong việc ra đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2019 đến năm 2021 bị chỉnh sửa
Tuyển sinh đại học 2023: Những lỗi sai dễ khiến thí sinh trượt oan

Tuyển sinh đại học 2023: Những lỗi sai dễ khiến thí sinh trượt oan

Thông tin sai về đối tượng ưu tiên, không đăng ký lên hệ thống sau khi trúng tuyển sớm, đăng ký quá ít nguyện vọng là những lỗi đã có nhiều thí sinh gặp phải trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022 khiến có em bị “trượt oan”.
Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Chiều 19.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL tổ chức đã chính thức bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi.
Ballet

Ballet 'Đông Hồ: Dựng tranh dân gian Việt Nam bằng vũ điệu kinh điển

"Đông Hồ" là vở diễn mới do Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dàn dựng và biểu diễn. Với thời lượng hơn 1 giờ trên sân khấu Nhà hát Lớn (Hà Nội), lần đầu tiên một tác phẩm múa bellet tái hiện lại 11 bức tranh Đông Hồ nổi tiếng như "Hứng dừa", "Đám cưới chuột", "Đánh ghen", "Vinh quy bái tổ", "Lý ngư vọng nguyệt"… Ở đó, nghệ thuật dân gian Việt Nam sẽ được sánh đôi với nghệ thuật cổ điển thế giới.
Ngày hội tuyển sinh hướng nghiệp 2023: cơ hội và đồng hành cùng các học sinh

Ngày hội tuyển sinh hướng nghiệp 2023: cơ hội và đồng hành cùng các học sinh

Ngày hội tuyển sinh hướng nghiệp 2023 nằm trong khuôn khổ chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2023 do Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), báo Tuổi Trẻ và Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức.
Xem thêm
Triển lãm Nghệ thuật SEN VIỆT 2023: Vẻ đẹp thuần khiết

Triển lãm Nghệ thuật SEN VIỆT 2023: Vẻ đẹp thuần khiết

Ngày 25 tháng 3 năm 2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật SEN VIỆT 2023 – VẺ ĐẸP THUẦN KHIẾT” tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội), trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Họa sĩ Phật tử Kim Đức, tôn vinh hình tượng Hoa Sen – biểu tượng của sự tinh khiết, quyền lực và trí tuệ.
Ballet

Ballet 'Đông Hồ: Dựng tranh dân gian Việt Nam bằng vũ điệu kinh điển

"Đông Hồ" là vở diễn mới do Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dàn dựng và biểu diễn. Với thời lượng hơn 1 giờ trên sân khấu Nhà hát Lớn (Hà Nội), lần đầu tiên một tác phẩm múa bellet tái hiện lại 11 bức tranh Đông Hồ nổi tiếng như "Hứng dừa", "Đám cưới chuột", "Đánh ghen", "Vinh quy bái tổ", "Lý ngư vọng nguyệt"… Ở đó, nghệ thuật dân gian Việt Nam sẽ được sánh đôi với nghệ thuật cổ điển thế giới.
Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận 2 cá thể voi nhà từ huyện Buôn Đôn và huyện Lắk

Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận 2 cá thể voi nhà từ huyện Buôn Đôn và huyện Lắk

Ngày 18/3/2023, Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận 2 cá thể voi nhà từ Huyện Buôn Đôn và Huyện Lắk, tên là Ta Nuon và Y Khun tham gia vào Mô hình du lịch thân thiện không cưỡi voi tại Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk.
Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Hội Báo toàn quốc năm 2023 Bế mạc sau nhiều hoạt động sôi nổi

Chiều 19.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Báo toàn quốc năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL tổ chức đã chính thức bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi.
Dàn nhạc Giao hưởng đến từ Romania tham gia lễ hội âm nhạc quốc tế tại TP Đà Lạt

Dàn nhạc Giao hưởng đến từ Romania tham gia lễ hội âm nhạc quốc tế tại TP Đà Lạt

Sáng ngày 18/3/2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra buổi Lễ Công bố và ký kết các sự kiện văn hoá và âm nhạc 2023 cùng chương trình Lễ hội âm nhạc quốc tế “Hoa Sen FoundFest 2023”. Hứa hẹn đây sẽ là chuỗi sự kiện giải trí đáng mong chờ nhất trong năm 2023 này.
“Đi tìm một vì sao”: Sức hấp dẫn của chân thực

“Đi tìm một vì sao”: Sức hấp dẫn của chân thực

Tôi mải miết đọc cuốn sách “Đi tìm một vì sao” (tác giả Phạm Quang Nghị), từ trang đầu đến trang cuối. Một sức cuốn hút lạ kỳ, ít gặp ở loại sách hồi ký và tự truyện. Đây là một cuốn sách đẹp, cả nội dung và hình thức, càng đọc càng thấy thấm. Gần gũi, thấu cảm, lay động. Bao điều chiêm nghiệm thú vị và bổ ích khi gấp lại cuốn sách...
Dã quỳ- Hoa báo đông...

Dã quỳ- Hoa báo đông...

Hoa dã quỳ, hay còn gọi là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Hướng dương dại. Là loại cây sinh trưởng vào dịp cuối thu, đầu đông. Bông hoa với những cánh hoa tỏa tròn to, vàng rực và căng tràn sức sống đã đi vào không biết bao nhiêu bài thơ, câu chuyện như một minh chứng cho sự kiêu hãnh, của tình yêu bền lâu...
Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" bị thu hồi giải thưởng “ Tác giả Trẻ năm 2022

Sáng 30/3, Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ năm 2021 đối với tác phẩm "Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật" của tác giả Vũ Thị Trang vì bị tố đạo văn.
Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Những phim Việt dự thi giải Oscar bị khán giả và giới phê bình “ném đá”

Khi làm một bộ phim, epkip làm phim nào cũng mong muốn bộ phim của mình có giải thưởng, nhất là phim đó đầu tư công phu về thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Một trong nhưng giải thưởng danh giá đối với giới điện ảnh, đó là giải Oscar. Phim Việt cũng vậy, với bao tâm huyết của mình, họ cũng muốn tham dự giải Oscar, tuy nhiên, khi gửi tham dự, họ đã nhận không ít phản đối, bị "ném đá" của giới phê bình và khán giả. Lý do vì sao vậy?
Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Đắk Lắk: Cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đặc biệt chú trọng trọng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, đặc biệt là đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Đắk Lắk: Một giáo viên bị cho thôi việc do có hành vi đánh học sinh

Một giáo viên trường Tiểu học, THCS và THPT Victory (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã bị cho thôi việc vì đánh học sinh nhiều lần dù đã được chấn chỉnh.
Loạn tư vấn tuyển sinh trên mạng, phụ huynh và học sinh hoang mang

Loạn tư vấn tuyển sinh trên mạng, phụ huynh và học sinh hoang mang

Nhiều phụ huynh, thí sinh hoang mang khi một số TikToker đăng tải clip tư vấn hướng nghiệp cho rằng, các ngành học như: Marketing, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh… là “vô dụng nhất”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhận định trên không có cơ sở.