Liên quan đến vụ một số Doanh nghiệp trong nước tố cáo Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam chủ đầu tư Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (thuộc khu bến cảng Lạch Huyện) có dấu hiệu làm khó nhà thầu trong nước nhằm “hướng đến” nhà thầu nước ngoài trong việc đấu thầu tham gia thực hiện gói thầu TB01.
Báo Tri Thức và Cuộc sống đã phỏng vấn ông Lê Thanh Vân - Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15, Ủy viên thường trực Ủy ban tài chính, Ngân sách của Quốc hội về một số nội dung sau:
![]() |
Ông Lê Thanh Vân Đại biểu Quốc hội khóa 14, 15, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hộ |
-Thưa Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Mặc dù có sự kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục của các cơ quan chức năng từ TW đến địa phương, nhưng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu vẫn diễn ra và có phần tinh vi hơn? Đối với gói thầu TB01 việc chủ đầu tư Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, Cty Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam cho gộp thầu có phải đã vi phạm luật? Việc gộp 2 gói thầu khiến giá trị gói thầu tăng cao có phải dấu hiệu chủ đầu tư dùng “biện pháp kỹ thuật” để hạn chế nhà thầu trong nước hay không?
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Trong hơn 2 năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống Chính tri, cùng sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, dịch bệnh đã được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo. Những thành tựu đó đã được cả Thế giới công nhận, tạo đà cho Việt Nam trở thành điểm đến an toàn thu hút các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì những đại án vừa bị các cơ quan chức năng khởi tố hàng loạt trong thời gian vừa qua cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm còn nhiều bất cập, vi phạm; rất nhiều vụ án nghiêm trọng trong công tác đấu thầu đã bị phanh phui trong thời gian qua từ Trung ương đến địa phương.
Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, những vi phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi vụ chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ tại các Bộ ngành, các tập đoàn… và một số cơ quan địa phương, gây thất thoát lãng phí, kinh phí tài sản công, gây bức xúc trong nhân dân.
Ủy viên thường trực Ủy ban tài chính, Ngân sách của Quốc hội phân tích:
Pháp luật về đấu thầu không cấm việc gộp các hoạt động phi tư vấn thành một gói thầu. Tuy nhiên, việc gộp các hạng mục thành một gói thầu phải đảm bảo qui mô gói thầu hợp lý, phù hợp với năng lực cung ứng của các nhà thầu trên thị trường và không làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Việc chủ đầu tư còn gộp 2 loại thiết bị cẩu RTG và cẩu STS theo tôi thấy đã nâng cao giá trị gói thầu trong hồ sơ mời thầu (HSMT) trong nước và quốc tế có thể sẽ dẫn đến hạn chế nhà thầu tham dự, việc này có dấu hiệu làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu; trong bối cảnh kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid 19 có thể sẽ gây khó cho nhà thầu trong nước.
Và, Hồ sơ mời thầu cho thấy, với việc chỉ có xuất xứ ưu tiên cho G7, thì việc ưu tiên này đã tạo điều kiện duy nhất cho 1 nhà của Nhật Bản đáp ứng yêu cầu của hồ sơ (có xuất xứ G7), Đại biểu Thanh Vân nhấn mạnh.
Trong Hồ sơ mời thầu của gói thầu trên có thể sẽ tạo ra nghi vấn cạnh tranh không bình đẳng, vì nó cho thấy hướng tới gần như chỉ định một nhà thầu đáp ứng duy nhất là hãng cẩu Mitsui của Nhật Bản, ông Vân phân tích thêm.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, việc kinh doanh là theo định hướng của thị trường và mang lại lợi ích tốt nhất cho Doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo tính cộng bằng và phù hợp với tình hình chính trị xã hội.
Đất nước chúng ta vừa trải qua đại dịch, các Doanh nghiệp trong nước hoạt động hết sức khó khăn; Chính phủ, các Bộ, ngành đồng loạt vào cuộc tháo gỡ, hỗ trợ. Với những gói thầu như trên, cần ưu tiên Nhà thầu trong nước (tất nhiên là những nhà thầu này phải đủ năng lực).
Việc sử dụng các “rào cản” có chủ đích nhằm hạn chế nhà thầu trong nước hướng đến nhà thầu nước ngoài là không thể chấp nhận được. Đối với gói thầu trên của Cty cổ phần Cảng Hải Phòng cần xem xét một cách toàn diện, nếu có dấu hiệu vi phạm Pháp Luật kiến nghị cơ quan chức vào cuộc. Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 5 hãng sản xuất cả 2 loại cẩu RTG và cẩu STS có sức nâng cho phép dưới khung chụp đôi là 65 tấn, tầm với làm việc phía trước tính từ tâm ray phía nước 65m, gồm các hãng: Mitsui (Nhật Bản); Konecranes (Phần Lan – EU); Cargotec (Phần Lan – EU); Doosan (Hàn Quốc); ZPMC (Trung Quốc). Trong khi thị trường thế giới ghi nhận các nhà sản xuất nêu ở trên đều có chất lượng, thị phần đứng đầu thế giới, nhưng chủ đầu tư đã khóa hệ số K của HSMT, dẫn đến HSMT không có sự bình đẳng cho các nhà sản xuất có uy tín và tiêu chuẩn quốc tế, nên họ sẽ không thể tham gia được. |